Phương hướng tăng cường hoạt động HTXDVNN nói riêng

Một phần của tài liệu Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội (Trang 73)

- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ cho các hộ nông dân có yêu cầu. Phát triển các HTX nông nghiệp theo hướng đa ngành và tổng hợp, vừa làm dịch vụ phục sản xuất nông nghiệp, vừa phát triển chế biến, sản xuất, tổ chức tín dụng nội bộ, cung ứng vật tư, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm , dịch vụ đời sống ... Đồng thời khuyến khích phát triển các HTX chuyên (chuyên rau sạch, cây ăn quả, chăn nuôi…) để hình thành các tiểu vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu hàng hóa cung cấp cho thị trường Thành phố.

Tập trung những cây, con mũi nhọn có lợi thế sau:

Phát triển sản xuất rau xanh, hoa, cây ăn quả: tập trung vào các loại chất lượng cao, đảm bảo phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn sản xuất sạch. Do vậy phải ứng dụng các tiến bộ mới vào sản xuất: các chế phẩm phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh; công nghệ nhà lưới, nhà che phủ màng mỏng, thuỷ canh, trồng cây không đất; công nghệ tưới phun và giọt dịch vào trong sản xuất. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung và tăng đầu tư kết cấu hạ tầng: ngân sách giải quyết xây dựng hệ thống đường, điện, kênh mương... nhà lưới; hệ thống tưới phun; tưới nhỏ giọt; thuốc trừ sâu và phân bón vi sinh, thảo mộc; giống mới chất lượng cao cho vùng sản xuất rau an toàn tập trung ở các huyện, xã.

Phát triển mạnh chăn nuôi lợn, bò, gia súc, gia cầm và thuỷ sản ở những vùng xa đô thị, ít chịu ảnh hưởng của đô thị hoá với những vật nuôi chính là lợn nạc, bò sữa, bò thịt, gia cầm hướng trứng giá trị cao. Tiếp tục phát triển thuỷ sản, chuyển mạnh những ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản với các loại cá rô phi, tôm càng xanh, cá chim trắng, cá chép, cá tra... cho thu nhập lớn.

68

Phát triển mạnh các dịch vụ trong nông nghiệp và tưu tiên choc ac HTXDVNN đảm nhận cung ứng chúng theo nguyên tắc thị trường

- Xây dựng, mở rộng mô hình HTX đầu tư khoa học kỹ thuật để thâm canh và phát triển theo chiều sâu, như: HTX rau sạch, HTX trái cây, HTX chăn nuôi gia súc, gia cầm, HTX chuyên canh, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng công nghệ, có giá trị kinh tế cao...

- Hợp nhất các HTX nông nghiệp quy mô nhỏ thành các HTX quy mô lớn (quy mô xã, liên xã, và vùng) trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện để có năng lực triển khai các hoạt động kinh tế, đa dạng hoá các dịch vụ và hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế quy mô . Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường tài sản, vốn quỹ và các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất của HTX.

- Hình thành các Liên hiệp HTX quy mô huyện , tỉnh và khu vực nhằm liên kết hỗ trợ các HTX thành viên trong quy hoạch sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đầu tư chế biến, dự trữ, cung ứng vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm.

- Giải thể những HTX hoạt động hình thức , hiệu quả kém không khắc phục được , chuyển đổi theo hình thức tổ hợp tác hoặc giải thể để tổ chức lại theo HTX kiểu mới theo luật HTX năm 2003.

3.3. Các giải pháp tăng cƣờng hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội đến năm 2020:

3.3.1. Kiện toàn HTX DVNN:

Kiện toàn phát triển những HTX kinh doanh dịch vụ tốt để nhân rộng mô hình. Xem xét lại các HTX làm ăn kém hiệu quả để có biện pháp xử lý:

- Để phát triển các mô hình HTX DVNN mạnh, làm nền tảng thúc đẩy các mô hình hoạt động trung bình và yếu kém từng bước vươn lên, Liên minh HTX Hà Nội cần chủ động tham gia vào quá trình khảo sát, tổng kết kinh tế

69

tập thể và chuẩn bị các nội dung hướng dẫn xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến, xem đây là cái nền để xây dựng HTX DVNN mạnh. Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo các cấp và chọn điểm chỉ đạo nhân rộng một số mô hình HTX DVNN tiêu biểu.

Liên minh HTX Hà Nội phải trực tiếp khảo sát HTX để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động, những mặt tốt, và những mặt chưa làm được. Từ đó tư vấn cho HTX về công tác quản lý, điều hành, bổ sung điều lệ hoạt động (nếu cần), phương án kinh doanh, công tác kế toán thống kê, kiểm tra giám sát, hoạt động tín dụng nội bộ…Hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức họp mặt giữa Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố với Chủ nhiệm các HTX nhằm phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh và kiến nghị tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động của các HTX. Đề xuất các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho các HTX phù hợp theo tình hình thực tế của địa phương. Đầu tư kinh phí xây dựng mô hình nhân rộng ở các huyện tiêu biểu về HTX hoạt động tốt. Tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh đã có mô hình HTX sản xuất kinh doanh mạnh. Định kỳ khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động nhằm kịp thời giúp đỡ khi HTX khó khăn.

Để có được hiệu quả cao trong công việc này, trước hết đòi hỏi cần thống nhất nhận thức xây dựng và nhân rộng HTX DVNN mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Nhất là trong điều kiện nhận thức về vai trò vị trí của kinh tế tập thể còn những biểu hiện lệch lạc, chưa đúng, chưa sâu. Liên minh HTX Thành phố phải là cơ quan chủ quản, chủ động phối hợp với các ngành, các cấp tuyên truyền giới thiệu HTX DVNN mạnh để các HTX trung bình, yếu kém rút kinh nghiệm trong quản lý, điều hành HTX hoạt động có hiệu quả không trông chờ, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước mà phải tự lực

70

vươn lên. Liên minh HTX Thành phố phải thường xuyên khảo sát, phát hiện kịp thời những khó khăn vướng mắc của HTX, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành trong việc xây dựng nhân rộng mô hình HTX DVNN mạnh. Đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố có chính sách ưu đãi và hỗ trợ kịp thời cho các HTX DVNN. Tư vấn, hướng dẫn các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và khả năng của mình. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể phù hợp theo từng đối tượng, từng ngành nghề. Bản thân cán bộ của Liên minh HTX ngoài việc phải có năng lực, cần phải có sự nhiệt tình tâm quyết vì sự nghiệp phát triển HTX, phải thường xuyên nghiên cứu, thông hiểu Luật pháp, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với việc đổi mới phát triển kinh tế tập thể, phải sâu sát, am hiểu tình hình thực tế của từng thành viên, hiểu khó khăn, vướng mắc của thành viên để có sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Các hoạt động tư vấn hỗ trợ phải đem lại hiệu quả cho thành viên, các kiến nghị của HTX phải được giải quyết thấu tình đạt lý, đúng Pháp luật và kịp thời tạo được lòng tin của thành viên và các cấp lãnh đạo đối với Liên minh trong phong trào HTX và nhân rộng mô hình HTX DVNN mạnh.

- Hoạt động của các HTX DVNN mạnh phải đảm bảo nguyên tắc HTX và các quy định của Pháp luật nói chung, Luật HTX nói riêng, phát huy mạnh mẽ tính công khai, dân chủ, minh bạch về tài chính. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập, có tâm huyết, có trình độ, có kinh nghiệm, nhạy bén với cơ chế thị trường.

- Nên định hướng phát triển các mô hình HTX DVNN mạnh theo các dịch vụ như sau: dịch vụ điện, dịch vụ cung ứng giống cây trồng, dịch vụ làm đất, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng nội bộ. Đặc biệt, phải tập trung xây dựng các

71

mô hình HTX mạnh trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm vì hiện nay, tỷ lệ các HTX hoạt động trong lĩnh vực này còn ít, và hầu hết chưa thành công.

Để thực hiện tốt nội dung định hướng trên, Hà Nội phải xây dựng mô hình HTX DVNN tiêu biểu trong từng lĩnh vực. Từ đó đúc kết kinh nghiệm, rồi nhân rộng ra các HTX khác nhất là kinh nghiệm trong quản lý, điều hành. Đồng thời, cũng để tạo niềm tin trong nhân dân đối với HTX “kiểu mới” theo Luật HTX năm 2003. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc củng cố, phát triển và nâng lên HTX mạnh xem đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Thực hiện tốt các Chính sách hỗ trợ HTX trong quá trình hình thành và phát triển, phát huy vai trò của Liên minh HTX Thành phố trong việc tuyên truyền vận động xây dựng và phát triển HTX mạnh, tranh thủ tham gia lồng ghép các Chương trình, Dự án trong và ngoài nước, nhất là những nước có phong trào HTX phát triển mạnh nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của các HTX. Hàng năm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chuyên đề và định kỳ 3 năm, 5 năm tổ chức sơ, tổng kết. Tổ chức cho các HTX mạnh báo cáo kết quả hoạt động và kinh nghiệm xây dựng HTX mạnh tại các lớp tập huấn bồi dưỡng, tuyên truyền về HTX ở các trường, các địa phương. Phát động phong trào thi đua, đăng ký xây dựng mô hình HTX DVNN điển hình tiên tiến thành phong trào thi đua sôi nổi trong ngành.

3.3.2. Giải pháp về đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc thù và là nguồn lực quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, đất đai không chỉ liên quan đến kinh tế thuần tuý mà có quan hệ chặt chẽ đến các vấn đề chính trị - xã hội. Do đó đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Mục tiêu cần đạt được là giải phóng triệt để đất đai; sử dụng đất đai có hiệu quả cả phương diện kinh tế - xã hội; thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất hàng

72

hoá; đảm bảo công bằng xã hội, sự đoàn kết giữa các tầng lớp dân cư, các khu vực và ổn định chính trị xã hội nông thôn.

Một số quy định về đất đai hiện nay chưa thật sự thông thoáng, chưa khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá và đảm bảo công bằng trong nhân dân, cần được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp, cụ thể:

Thứ nhất, bằng nhiều biện pháp khuyến khích và thúc đẩy nhanh quá trình nông dân chuyển đổi ruộng đất, tiến hành “dồn điền, đổi thửa” để hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: tuyên truyền thuyết phục, đơn giản các thủ tục chuyển đổi, mở mang ngành nghề, phát triển dịch vụ thu hút lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

Thứ hai, tạo điều kiện giao cho HTX nông nghiệp những diện tích đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong các khu dân cư hoặc các vùng quy hoạch để HTX thực hiện các hoạt động kinh tế nhằm phát triển kinh tế HTX và phục vụ tốt hơn cho kinh tế xã viên. Những diện tích này không phù hợp nếu để xây dựng những công trình lớn nhưng lại rất phù hợp để HTX phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Thực tế nhiều xã trên địa bàn Hà Nội đã tạo điều kiện cho các HTX tạm thời khai thác, sử dụng những diện tích này (HTX Tân Triều, Thanh Trì ; HTX Thống Nhất, Từ Liêm…). Vấn đề ở đây là cần biến thành chủ trương của Thành phố để có thể triển khai rộng khắp tới tất cả các HTX cũng như đảm bảo thực hiện tốt Luật đất đai, chống lấn chiếm.

Đối với đất HTX dùng vào làm trụ sở, xây dựng kho bãi, Nhà nước cần thiết có chính sách giao đất hoặc cho thuê ưu đãi đối với HTX, để tạo điều

3.3.3. Giải pháp về lao động:

Cần tập trung vào nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở và cán bộ HTX, cụ thể:

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, như là một giải pháp quan trọng nâng cao nguồn lực lâu dài cho HTX, tăng cường hoạt động kinh

73

doanh có hiệu quả và mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế khác.

- Hàng năm Thành phố dành một khoản ngân sách để làm học bổng cho cán bộ đi tập huấn, đào tạo ở trong nước và nước ngoài nhằm tạo ra những cán bộ “đầu đàn” cho lĩnh vực chọn lọc giống rau, hoa, quả, chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến.

- Ngoài việc thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ hiện có, phải có các lớp dạy nghề và bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày, nghiệp vụ xây dựng và quản lý dự án, những vấn đề quản lý Nhà nước đối với khu nông nghiệp công nghệ cao, nghiệp vụ kiểm tra chất lượng hàng nông sản.... Kinh phí cho những hoạt động này, có một phần là từ ngân sách, nhưng phần lớn là nằm trong kinh phí dự án, hoặc lấy thu bù chi do các cá nhân hoặc tổ chức chủ trì đứng ra thực hiện.

- Thành phố cần đề ra các chính sách đào tạo chi tiết, cụ thể. Việc đào tạo phải tiến hành theo phương châm vừa phát triển chiều rộng nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng đồng thời cũng vừa phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, các cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để chuẩn bị cho nền nông nghiệp trong tương lai. Việc quý trọng và bồi dưỡng nhân tài không chỉ thể hiện trong công tác đào tạo cán bộ nguồn mà còn phải chú ý đến chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương cũng như việc quản lý, sử dụng cán bộ, đào tạo trong quá trình thực tế công tác, thi tuyển trong bố trí việc làm. Đã đến lúc cần phải cải cách chế độ tiền lương sao cho gắn chặt với năng suất lao động và chất lượng lao động nhằm khuyến khích lao động có kỹ thuật, có trình độ chuyên môn cao. Nếu Nhà nước chậm thực hiện thì chất xám sẽ chuyển dần sang khu vực kinh tế nước ngoài và tư nhân. Chính sách tiền lương tuy đã được cải tiến nhưng vẫn lấy thời gian công tác làm thước đo

74

chủ yếu nên còn mang nặng tính chất bình quân, không bồi dưỡng và khuyến khích được nhân tài

3.3.4. Giải pháp về đầu tư :

Muốn tăng trưởng kinh tế phải có đầu tư, đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế và là cơ sở để phát triển xã hội. Bởi vì đầu tư là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, mà chính vốn sản xuất là yếu tố cơ bản của sự tăng trưởng. Mục tiêu của chính sách đầu tư và tín dụng nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn và các nguồn lực khác tạo ra sự chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và xã hội được tăng cường, giảm dần sự cách biệt lớn giữa nội và ngoại thành, thực hiện công bằng xã hội.

Quan điểm chung là cần phải đầu tư một cách toàn diện. Tuy nhiên, do nguồn vốn hiện nay đang có hạn, nên cần lựa chọn lĩnh vực ưu tiên đầu tư hợp lý sẽ tạo ra động lực thúc đẩy lĩnh vực khác và toàn bộ nền nông nghiệp nông thôn phát triển.

Trước mắt, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

- Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư: chuyển diện tích lúa sang trồng hoa, cây ăn quả; đất trũng sang phát

Một phần của tài liệu Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội (Trang 73)