Các chủ trương, chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội (Trang 48)

Hơn hai mươi năm qua, các chủ trương, đường lối và chính sách phát triển hợp tác xã của Đảng và Nhà nước ta luôn thống nhất. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử là từng bước đổi mới HTX theo hướng phù hợp với điều

43

kiện khách quan. HTX được phát triển theo các nấc thang, trình độ khác nhau có thăng, trầm trong thời kỳ chuyển đổi.

Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở những chủ trương, đường lối lớn của Đảng, đã khẳng định: kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các HTX hoạt động có hiệu quả. Điều đó là kết quả của một thời gian dài vận động thực tiễn và tổng kết lý luận của Đảng và Nhà nước ta về HTX. Sự khẳng định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo đà cho sự đổi mới không ngừng về cơ chế quản lý phát triển HTX của Nhà nước.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, ngày 20/3/1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 9, Luật HTX được thông qua, mở ra một trang sử mới cho công tác tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế tập thể nói chung, HTX nói riêng. Luật HTX 1996 ban hành là cơ sở pháp lý bước đầu cho việc chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới. Theo đó Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản dưới luật như: (1) Nghị định 15/CP ngày 21/1/1997 quy định chính sách khuyến khích phát triển HTX; (2) Nghị định 16CP ngày 21/2/1997 về xử lý công nợ của HTX cũ chuyển đổi sang hoạt động theo luật; và (3) Thông tư số 14 BKH ngày 29/3/1997 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký gia đình HTX. Dưới sự điều chỉnh của hệ thống các luật và văn bản dưới luật trên, quá trình phát triển HTX ở nước ta diễn ra theo hai hình thức sau: chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới và thành lập mới các HTX với chức năng chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho hộ xã viên cho cộng đồng và tạo việc làm cho những người lao động dễ bị tổn thương trong cơ chế kinh tế thị trường.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm

44

2004. Luật đã có nhiều thay đổi tích cực so với Luật của năm 1996, tạo ra nhiều thuận lợi và thông thoáng hơn cho các HTX phát triển. Theo đó, Luật đã tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các HTX tiếp tục phát triển trong điều kiện mới. Luật HTX sửa đổi đã làm rõ hơn các nguyên tắc tổ chức và quản lý HTX, đồng thời xác định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có nghĩa là các HTX được tổ chức theo những quy định đặc thù của loại hình kinh tế tuy mang tính dân chủ và tập thể rất cao, nhưng hoạt động phải tuân thủ các quy luật thị trường, chấp nhận cạnh tranh như các doanh nghiệp khác để không ngừng vươn lên nâng cao hiệu quả về mọi mặt.

Bên cạnh đó, Thủ tướng và Chính phủ còn ban hành một số nghị định, quyết định nhằm hỗ trợ phát triển cho các HTX như: Nghị định 88/2005/NĐ- CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã. Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Hay, Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 18/9/2007 về việc hỗ trợ từ ngân sách trung cho ngân sách địa phương để thực hiện xóa nợ đọng của các hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)