Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội (Trang 64)

2.4.3.1. Hạn chế, tồn tại:

Bên cạnh một số chuyển biến, kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

a, Tính hình thức trong chuyển đổi HTX theo Luật hợp tác xã chưa được khắc phục căn bản:

- Về xã viên HTX: Đa số xã viên của các HTX chuyển đổi khi tham gia HTX không có đơn và vốn góp mới. Việc lập chung một danh sách xã viên cũ để lấy ý kiến gia nhập của họ vào HTX mơi cũng như việc phân bổ chung tài sản của HTX cũ cho các xã viên này để thành vốn góp của họ trong HTX mới đã không đáp ứng yêu cầu căn bản là muốn gia nhập HTX thì xã viên phải tự nguyện và phải góp vốn.

- Về tài sản HTX: Tình trạng không rõ ràng về quyền sở hữu tài sản của HTX còn khá phổ biến, nhất là các tài sản gắn với đất đai. Ngoài ra, việc UBND xã thay mặt cộng đồng giao cho HTX DVNN quản lý hệ thống kênh mương, một số dịch vụ công cộng chưa được tổ chức thực hiện tốt nên xã viên ít quan tâm đến quản lý và đầu tư xây dựng. Điều này còn gây nên sự can thiệp của chính quyền địa phương vào các hoạt động của các HTX DVNN làm ảnh hưởng đến tính tự chủ của HTX và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình hình thức trong chuyển đổi của các HTX DVNN chưa thể khắc phục triệt để.

59

b, Nhiều HTX DVNN có quy mô nhỏ, thiếu vốn, tài sản ít, khả năng cạnh tranh thấp, chậm đổi mới, năng lực nội tại của các HTX còn yếu:

Các hoạt động dịch vụ của HTX còn nhỏ lẻ, đơn điệu. Khoảng 70% số HTX DVNN chỉ thực hiện 3 khâu dịch vụ truyền thống là thủy nông, bảo vệ thực vật, cung ứng giống cây trồng. Chỉ có 25% có thể kinh doanh từ 4 khâu dịch vụ trở lên. Hoạt động dịch vụ nghiêng nhiều về cung ứng các loại vật tư “đầu vào”, ít HTX có dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngay ở những dịch vụ chủ yếu thì chất lượng đáp ứng của HTX vẫn ở mức thấp. Đối với dịch vụ thủy nông, chất lượng phục vụ ở nhiều HTX ngày càng kém do hệ thống thủy lợi xuống cấp nhưng không được tu sửa, cải tạo kịp thời. Hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ở nhiều HTX chỉ mang tính hình thức. Việc cung ứng vật tư nông nghiệp của các HTX khó cạnh tranh với tư nhân do nguồn vốn hạn hẹp.

Song song với một số ít HTX làm ăn hiệu quả và có lãi thì vẫn còn không ít HTX làm ăn kém hiệu quả, lợi ích mang lại cho xã viên không nhiều lại chưa thiết thực còn nhiều HTX vẫn chưa thể hiện được sự năng động đổi mới trong sản xuất kinh doanh để thích ứng với cơ chế thị trường. Một số HTX hoạt động đã có lãi, song số lãi không cao, chỉ đủ trang trải cho các khoản chi phí hoặc thậm chí cũng không đủ để trích các quỹ và tích lũy để mở rộng sản xuất.

c, Đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế về trình độ, năng lực, không ổn định làm việc lâu dài trong HTX:

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ HTX có tâm huyết và làm việc vì lợi ích của HTX và cộng đồng. Nhiều cán bộ đã là nhân tố quan trọng đóng góp cho thành công của một số HTX trong cơ chế mới. Tuy vậy, một trong những khó khăn lớn nhất của các HTX hiện nay là chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý HTX. Đa số chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, cán bộ chủ

60

chốt HTX không ổn định, thay đổi thường xuyên, nhiều cán bộ không nhiệt tình. Số cán bộ có năng lực muốn chuyển sang làm công việc khác ổn định hơn, như chuyển sang làm cán bộ UBND xã,...

Hiện nay có tới 28% chủ nhiệm HTX có trình độ văn hóa cấp I, 37% cấp II. Đa số cán bộ quản lý HTX chưa qua tập huấn nghiệp vụ chuyên môn trước khi đảm nhiệm các vị trí chủ chốt trong HTX. Việc tập huấn còn chắp vá, ngoài ra tình trạng cán bộ chủ chốt HTX chuyển sang làm công tác chính quyền để được hưởng các chế độ của Nhà nước diễn ra khá phổ biến.

Số các HTX DVNN hoạt động yếu kém (trừ yếu tố rủi ro) thường do chủ nhiệm vấp phải sự lúng túng, khó khăn trong điều hành giải quyết công việc, thiếu thông tin để đánh giá thị trường và lập kế hoạch kinh doanh, có chủ nhiệm thiếu hiểu biết về các chính sách pháp luật, chưa làm quen với tin học và máy tính trong quản lý,...Đa số cán bộ quản lý HTX DVNN còn xa lạ với các thuật ngữ cơ bản của kinh tế thị trường hiện đại như: marketing, thị trường chứng khoán,...Thực trạng này chỉ hạn chế dần khi bộ máy cán bộ quản lý các HTX DVNN được đào tạo bài bản,đúng đắn và chuyên nghiệp.

2.4.3.2. Nguyên nhân:

Tình trạng nhiều HTX hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí là phải tiến hành các thủ tục giải thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan như:

- Thứ nhất, sau khi có Luật HTX năm 1996 (sau đó được thay thế bằng Luật HTX năm 2003), các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ cơ chế bao cấp, tập trung sang kinh doanh dịch vụ theo cơ chế thị trường. Do việc chuyển đổi chưa đúng luật nên ảnh hưởng xấu tới hoạt động của HTX. Cụ thể, khi thành lập các HTX kiểu mới, nhiều xã viên không có đơn tự nguyện xin gia nhập mà cán bộ HTX chỉ lấy danh sách xã viên cũ chuyển sang hoặc chỉ lập danh sách để xã viên ký

61

tên. Xã viên hầu như không góp vốn khi gia nhập HTX mới, chỉ có phần tài sản chung của HTX cũ chuyển sang. Nhận thức của nhiều cán bộ, người dân về mô hình HTX kiểu mới chưa đúng. Không ít cán bộ HTX không do xã viên tự nguyện lựa chọn mà cấp ủy, chính quyền địa phương phân công công tác. Việc chính quyền địa phương can thiệp sâu vào công tác tổ chức, hoạt động HTX xuất phát từ khâu bàn giao tài sản cũ để lại chưa rõ ràng. Các tài sản của HTX cũ để lại (nhà kho, sân phơi, hệ thống thủy lợi, công cụ lao động...) thuộc về tài sản chung của toàn xã, đáng lẽ phải bán cho HTX mới (hoặc giao cho HTX mới thì HTX phải trả chi phí) để HTX sử dụng kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, các tài sản cũ này lại được chính quyền địa phương giao cho các HTX sử dụng mà không có phương án xử lý rõ ràng. Một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX là tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã bị xâm phạm. Theo quy định, HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, tức là chức năng hoạt động dịch vụ để thu lợi nhuận có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên chức năng dịch vụ của HTX chưa được coi trọng. Nhiều HTX phải thực hiện cả việc điều hành, tổ chức sản xuất nông nghiệp trong khi việc này cấp uỷ, chính quyền địa phương phải làm. Tình trạng chính quyền địa phương phó mặc công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất nông nghiệp cho HTX diễn ra phổ biến làm hạn chế hoạt động dịch vụ.

- Thứ hai, công tác quản lý Nhà nước đối với HTX còn nhiều hạn chế. Ở nhiều địa phương, chính quyền buông lỏng, chưa quan tâm đến HTX. Hàng năm, công tác quản lý Nhà nước về HTX chỉ dừng lại ở một số hoạt động như: tập huấn cho cán bộ HTX, điều tra đánh giá hiện trạng HTX, thực hiện một số báo cáo về HTX. Hiện nay, công tác quản lý nhà nước đối với HTX vừa yếu vừa thiếu. Nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa được thực hiện, hoặc chưa đi vào cuộc sống. Chẳng hạn, theo Nghị quyết Trung ương 5

62

(khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thì Nhà nước giao đất không thu tiền và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX nông nghiệp làm trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, tới nay, hầu như các HTX chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên nhiều trụ sở làm việc của HTX vẫn phải ở chung với hệ thống chính quyền hoặc không có trụ sở làm việc. Các HTX chưa được tham gia tích cực vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhà nước vẫn thiếu cơ chế, chính sách có tính chất đột phá để phát triển HTX.

- Thứ ba, quá trình đô thị hoá nhanh ở các quận và ở các huyện như: Từ Liêm. Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hà Đông, Hoài Đức… dẫn đến các HTX DVNN bị thu hẹp diện tích đất canh tác, lao động dư thừa ngày càng lớn. Sự thay đổi nhanh của môi trường hoạt động làm cho một số HTX lúng túng trong chuyển đổi hình thức hoạt động cho phù hợp.

- Thứ tư, năng lực nội tại HTX yếu nên tổ chức sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất của HTX vừa yếu, vừa thiếu, ngày càng xuống cấp, khó đáp ứng yêu cầu thực tế. Đa số HTX chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc. Việc huy động vốn để sản xuất, kinh doanh không đáng kể do đóng góp của xã viên rất ít và việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn. Công tác thu hồi công nợ chưa dứt điểm trong khi nợ mới tiếp tục nảy sinh. Lợi nhuận kinh doanh thấp, việc tái đầu tư sản xuất, kinh doanh khó thực hiện. Định hướng kinh doanh, hoạt động của nhiều HTX chưa thích ứng với cơ chế thị trường. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý HTX còn hạn chế. Số lượng cán bộ HTX trẻ tuổi còn ít. Không những thế, đội ngũ cán bộ thường xuyên phải luân chuyển công tác. Do lợi nhuận thấp nên nhiều cán bộ HTX có xu hướng chuyển sang công tác ở cấp uỷ, chính quyền địa phương.

63

Về nguyên nhân này, tác giả đặc biệt chú trọng đến năng lực, trình độ của cán bộ quản lý HTX: Mặc dù trong đội ngũ cán bộ chủ chốt HTX DVNN tại Hà Nội hiện nay có những người hoạt động có bài bản, có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Nhưng cũng không ít chủ nhiệm HTX kinh doanh theo kinh nghiệm, thực dụng, tầm nhìn còn hạn chế, đã vội vàng lao vào làm ăn nên thất bại, những tiêu cực phát sinh trong thời gian qua tại một số HTX DVNN đã giải thể là hậu quả tất yếu của tình trạng bước vào hoạt động kinh doanh mà không được đào tạo bài bản, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Với nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay, để trở thành một đơn vị làm ăn phát đạt thì HTX không chỉ cần vốn là cần phải chú trọng đến đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý một cách bài bản, chuyên nghiệp, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong các HTX DVNN yếu kém như hiện nay.

64

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA HTX DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 3.1. Bối cảnh kinh phát triển của HTX dịch vụ nông nghiệp trong thời gian tới:

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đưa đến các mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương của Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng với tốc độ nhanh chóng và mạnh mẽ. Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển mới đồng thời phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức mới khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam tiếp tục mở cửa và cải cách nền kinh tế để hoàn tất các cam kết theo Nghị định thư gia nhập WTO.

Việt Nam đang khởi động quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển mạnh sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Phát triển HTX DNNN trên nền tảng sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân, người lao động đã, đang và sẽ trực tiếp tạo động lực phát triển sản xuất hàng hóa đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Bối cảnh mới cũng đòi hỏi và cho phép đẩy nhanh việc đổi mới các hoạt động dịch vụ của HTX (dịch vụ chế biến, tiêu thụ nông sản, giống và các tiến bộ kỹ thuật, tín dụng. HTX DVNN không thể chỉ “dừng” mãi ở dịch vụ bơm nước, làm đất, cung ứng vật tư... mà phải hướng mạnh đến việc bảo quản, chế biến sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Các HTX đã đang và sẽ phải gánh chịu những sức ép và thách thức lớn hơn nhiều so với khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước. Rủi ro

65

chắc chắn sẽ gia tăng và một bộ phận không nhỏ trong thành phần kinh tế này đã rơi vào tình trạng khó khăn do tác động của cạnh tranh kinh tế gây ra.

Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh mới đòi hỏi phải xây dựng HTX nông nghiệp kiểu mới, nhằm tăng năng suất lao động của người nông dân, ổn định thu nhập và việc làm, đảm bảo cho người nông dân chuyển đổi công việc trong quá trình đô thị hóa. HTX kiểu mới hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, không giới hạn quy mô, địa giới hành chính trên cơ sở gia nhập tự nguyện của xã viên.

Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội cũng đặt ra yêu cầu phải phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, khắc phục tình trạng manh mún, khép kín, tự cấp tự túc của kinh tế hộ nhằm tạo nhu cầu và động lực tham gia HTX nông nghiệp của kinh tế hộ. Trên cơ sở tích tụ, tập trung ruộng đất cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà phân công lao động xã hội, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ theo phương châm “Ai giỏi nghề gì làm nghề đó”. Vì vậy, chính quyền Thành phố cần phối hợp với các cơ quan trung ương và chủ động trong khuôn khổ phân cấp quản lý xây dựng chính sách tài chính – tín dụng, chính sách khoa học – công nghệ và khuyến nông, chính sách đầu tư, chính sách thị trường, chính sách lao động… để hỗ trợ cho các HTX DVNN và kinh tế hộ nông dân dần chuyển sang sản xuất hàng hóa bền vững và có hiệu quả.

3.2. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội đến năm 2020:

3.2.1 Phương hướng tăng cường hoạt động HTX nói chung:

Trong điều kiện phát triển và cơ cấu lại kinh tế của Thành phố Hà Nội và có sự biến động của địa giới hành chính, trong đó diện tích đất nông nghiệp dự báo có xu hướng giảm mạnh, vì vậy phương hướng phát triển của các HTX đến năm 2020 theo các nội dung chủ yếu sau:

66

- Phát triển HTX phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Tiếp tục tăng cường củng cố các loại hình HTX hiện có theo hướng mở rộng quy mô, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, làm ăn có lãi và phát triển bền vững; chú trọng đa dạng hoá phát triển một số mô hình HTX phù hợp với điều kiện hiện nay.

- Phát triển HTX trên cơ sở đảm bảo một cách hài hoà , ngày một tốt hơn lợi ích của các xã viên và lợi ích tập thể , đồng thời coi trọng lợi ích xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng quê hương, làm giàu cho các xã viên và phát triển cộng đồng bền vững.

- Tiến hành hoạch định và quy hoạch cụ thể với quy mô , bước đi phù hợp cho các loại hình HTX , đặc biệt là HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp , các HTX dịch vụ du lịch theo hướng quy mô xã, liên xã nhằm phát triển nông

Một phần của tài liệu Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)