b. Sự tác động của các nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp
2.3 Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Thăng Long – Talimex.
Thăng Long – Talimex.
2.3.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua phân tích từ dữ liệu sơ cấp.
Thông qua phỏng vấn và phương pháp điều tra trực tiếp:
1.Xin cô (chú) cho biết những thuận lợi, khó khăn của công ty trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VKD?
Trả lời:
Cô Trần Thị Thúy Nga – Giám đốc công ty cho biết những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Thăng Long - Talimex:
Thuận lợi: Giám đốc cho rằng yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng để góp phần trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, thì ở đây công ty có lợi thế với một đội ngũ nhân viên tràn đầy nhiệt huyết, toàn tâm toàn lực vào sự nghiệp phát triển chung của Công ty. Ngoài mức lương trung bình hàng tháng, công ty còn có các chính sách khuyến khích nhân viên để động viên nhân viên thực sự gắn bó với công ty.
Khó khăn: Thứ nhất, tình hình thu hồi công nợ cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hợp đồng đã hoàn thành chuyển giao nhưng chỉ thanh toán 30 – 60% khối lượng.
Thứ hai, cạnh tranh trên thị trường đối với ngành nghề của đơn vị ngày càng gay gắt.
Thứ ba, công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý do đặc điểm của ngành kinh doanh trải rộng. Các chi phí phát sinh nhiều. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng nhưng còn khó khăn trong công tác huy động VKD.
2.Đối với công ty chuyên về lĩnh vực cung cấp các sản phẩm dệt may, dịch vụ như công ty mình thì theo cô (chú) cơ cấu kinh doanh của Công ty mình hiện nay đã hợp lý chưa khi mà Nợ phải trả chiếm trên 60% trong 3 năm qua?
Trả lời:
Cô Trần Thị Thúy Hồng - trưởng phòng Tài chính Kế toán nói: Mặc dù tỷ trọng Nợ phải trả cao hơn VCSH là cơ cấu chung của ngành nhưng do loại hình kinh doanh của Công ty là cung cấp các sản phẩm dịch vụ, sản phẩm may xuất khẩu, vì vậy Công ty phải tận dụng các khoản chiếm dụng khách hàng như người mua trả trước để mở rộng kinh doanh, giảm bớt khoản vay ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Song theo tôi cơ cấu như vậy chưa hợp lý, nguồn VCSH cần tăng lên, để tránh rủi ro trong việc thanh toán cho khách hàng do việc chiếm dụng chỉ có thể tiến hành trong thời gian ngắn.
3.Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng VKD của Công ty mình hiện nay?
Trả lời:
Chị Nguyễn Minh Điệp - kế toán viên nói: Công ty chưa xây dựng kế hoạch về nhu cầu vốn hàng năm, việc lập kế hoạch cho các nguyên vật liệu cung cấp cho khách hàng và việc quản lý các khoản phải thu.
Phó giám đốc phụ trách tài chính và các vấn đề nội bộ: Trần Việt Dũng bổ sung: Công ty chưa xử lý kịp thời những nguyên vật liệu kém phẩm chất để giải thoát cho một số vốn bị ứ đọng đồng thời có biện pháp quản lý nguyên vật liệu nhập kho.
4.Để thời gian tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tốt hơn, thì cô (chú) có đề xuất, kiến nghị gì?
Chú Trần Việt Dũng – Phó giám đốc Công ty nói: Đề nghị phía Nhà nước ban hành chính sách tài chính hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả góp phần thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước tốt hơn. Điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với biến động thị trường, tạo điều kiện cho công ty mở rộng quy mô kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Chú Trần Việt Hùng - phó giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh bổ sung: Bộ Tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn cho các khoản phải thu của Doanh nghiệp. Ngân hàng cần thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng kiểm soát, giảm lãi suất để kích thích đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong việc thanh toán các đơn hàng ngoại dịch bằng ngoại tệ.
Qua phỏng vấn ban lãnh đạo Công ty cho thấy được phần nào tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua, khả năng tự chủ của Công ty còn yếu, phần lớn là dựa vào nguồn vốn chiếm dụng khách hàng để hoạt động kinh doanh, song bên cạnh đó lượng hàng tồn kho ngày càng tăng, ứ đọng một số mặt hàng kém phẩm chất chưa tiêu thụ được, nhiều khi phải tái chế lại số lượng hàng lớn trong khi đó công tác thu hồi nợ lại gặp khó khăn. Điều đó cho thấy thời gian gần đây Công ty đã chưa thật chú trọng việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của mình.
2.3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua phân tích từ dữ liệu thứ cấp
Bảng 2.4 Bảng cân đối kết toán rút gọn của công ty cổ phần Thăng Long (TALIMEX )
(Đơn vị: tỷ đồng)
CHỈ TIÊU
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2014-2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 49,09 2 63,41 62,161 66,06 78,332 66,24 13,069 26,62 16,172 26,02 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 7,080 9,14 10,456 11,11 19,453 16.53 3,376 47,69 9,087 86,91 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,154 0,2 0,286 0,3 0,579 0,49 0,132 85,19 0,293 102,42 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 17,14
0 22,14 21,983 23,36 24,902 21,06 4,844 28,26 2,919 13,28
4.Hàng tồn kho 11,40
8 14,73 13,781 14,65 12,209 10,32 2,373 20,8 -1.572 -11,45.Tài sản ngắn hạn khác 13,31 5.Tài sản ngắn hạn khác 13,31
0 17,19 15,654 16,64 21,099 17,84 2,344 17,61 5,445 34,78
II. Tài sản dài hạn 28,33
3 36,59 31,937 33,94 40,022 33,76 3,604 12,72 7,986 25,01
1.Phải thu dài hạn 0,006 0,01 0,008 0,01 0,011 0,01 0,002 34,2 0,003 33,84
2.Tài sản cố định 11,36
8 14,68 12,839 13,64 15,289 12,93 1,471 12,94 2,450 19,083. Bất động sản đầu tư 14,78 3. Bất động sản đầu tư 14,78
7 19,1 16,028 17,03 19,020 16,08 1,241 8,39 2,992 18,67
4. Đầu tư tài chính dài hạn 0,729 0,94 0,824 0,88 0,921 0,78 0,095 13,02 0,097 11.77
5. Tài sản dài hạn khác 1,442 1,86 2,238 2,38 4,682 3,96 0,796 55,19 2,444 109,25