M ts kin ngh hoàn thi nc ch điu hành giá xăng d;u hin nay
Trang tin quốc tế
năm 2007. Ông Fatih Birol, chánh kinh tế IEA cho biết IEA đã nghiên cứu hiện trạng của 800 mỏ dầu lớn trên thế giới và thấy rằng sản lượng khai thác dầu trên thế giới có thể đạt đỉnh sau 10 năm nữa, chứ không phải 20 năm do vì mức suy giảm trữ lượng hiện nay đang là 6,7% mỗi năm, thay vì 3,7% mỗi năm như đánh giá năm 2007 của IEA. (UN 8/7 và 3/8)
pmq hFpmq lQpmq pmo]q gCkq `&ocfq\)pmq[okq=q,ini^ ocfq\)pmq[okq=q,ini^
Công ty Air Products thông báo đã lắp đặt
thành công hệ thống công nghệ hóa lỏng khí mới AP-X cho dây chuyền 4 của tổ hợp khí lỏng LNG Qatargas-2, tại Ras Laffan. Công nghệ AP-X cho phép tăng 50% công suất hóa lỏng LNG cho một dây chuyền đơn, tức lên 7,8 tr.tấn/năm. Dây chuyền 4 của Qatargas-2 là ứng dụng đầu tiên của công nghệ này và là dấu mốc quan trọng không những đối với Air Products mà còn đối với toàn ngành công nghiệp LNG thế giới như lời một quan chức Qatar. Sau dây chuyền 4, các dây chuyền 5,6,7 của tổ hợp LNG ở Ras Laffan cũng sẽ sử dụng hệ thống công nghệ AP-X. (UN 8/7)
NoJjq(q6@kqpojEpqloSLkSpqhdjqmkRgqgKpo LkSpqhdjqmkRgqgKpo
Các nhà máy chế biến dầu châu Á sẽ tiếp
tục duy trì mức hoạt động thấp từ nay đến cuối năm do lợi nhuận thấp và do dư thừa các các sản phẩm phân đoạn trung. Theo đánh giá của RIM Intelligence (Mỹ), trong quý 2/2009, các nhà máy ở Nhật chỉ hoạt động 72% công suất; các nhà máy định hướng xuất khẩu ở Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan chỉ hoạt động lần lượt 77,8%, 85,9% và 88,5% công suất.
Lợi nhuận chế biến dầu trong mấy tuần qua của hầu hết các công ty chế biến dầu Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều dưới 1 USD mỗi thùng, trong khi cùng kỳ này năm ngoái họ có lợi nhuận từ 8-15 USD mỗi thùng. Singapore Petroleum Co. cho biết lợi nhuận quý 2/09 của họ chỉ đạt 3 USD/th, giảm 77% so với 13 USD/th quý 2/2008. SK Energy của Hàn Quốc có lợi nhuận âm -3,5 USD/th trong qúy 2/2009, so với 0,62 USD/th cùng kỳ năm ngoái. Giá dầu thô cao, nhất là dầu thô nặng Trung Đông (do OPEC cắt giảm cung ứng) và dư thừa công suất được cho là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận chế biến. (PIW 3/8)
Mai Trang
Hiện nay, tại Việt Nam, do nền kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu tăng lên nhanh chóng. Trong tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu thì dầu diesel là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất, bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ LPG cũng khá cao. Tuy nhiên, sản lượng của LPG, diesel sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu làm nhiên liệu trong sinh hoạt và sản xuất. Do đó, cần phải có kế hoạch nâng cao sản lượng LPG và diesel hoặc tìm nguồn nhiên liệu mới thay thế. Bên cạnh đó, xu hướng của thế giới hiện nay là tìm các nguồn nhiên liệu sạch thay thế để tránh gây ô nhiễm môi trường. Di-Methyl-Ether (DME) là nhiên liệu thay thế sạch và kinh tế, có thể sử dụng làm nhiên liệu thay thế hoàn toàn hoặc một phần LPG, diesel. Ngoài ra, nguyên liệu để sản xuất DME cũng phong phú, có thể đi từ khí thiên nhiên, than đá, hoặc biomass. Công nghệ sản xuất DME từ khí đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Quá trình sản xuất DME từ khí nhằm khai thác hết được tiềm năng dầu khí của Việt Nam, góp phần nâng cao giá trị tài nguyên khí cũng như mở rộng, đa dạng hóa thị trường khí và đáp ứng nhu cầu sản phẩm dầu khí
trong tương lai. Xuất phát từ những lý do trên, ngày 07/08/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký hợp đồng số 5672/HĐ-DKVN với Viện Dầu khí Việt Nam/Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro) để thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sản xuất và sử dụng DME từ khí”.
Đề tài do KS. Trần Vĩnh Lộc làm chủ biên và một số cán bộ VDKVN/TT.NC&PTCBDK thực hiện và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cộng tác viên từ Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas), Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng sản xuất và sử dụng DME từ khí thiên nhiên tại Việt Nam.
Nhóm tác giả đã bám sát mục tiêu và hoàn thành các nội dung theo yêu cầu công việc của Tập đoàn với các hạng mục công việc sau:
- Thu thập số liệu về sản lượng, tính chất, cân đối cung cầu của các nguồn khí tại Việt Nam và trong khu vực;
- Thu thập số liệu về cân đối cung cầu sản phẩm LPG, diesel tại Việt Nam;
- Đưa ra các đánh giá chi tiết về khả năng thay thế của DME cho các nguồn nguyên liệu LPG và Diesel về các mặt kỹ thuật, môi trường, kinh tế;
- Đưa ra định hướng để lựa chọn công nghệ sản xuất DME cũng như quy mô công suất của các nhà máy sản xuất DME tại Việt Nam.
Đề tài đã hoàn thành và báo cáo tổng kết gồm 3 chương:
- Chương I trình bày về thị trường khí tại Việt Nam, trong khu vực và tổng quan về công nghệ DME;
- Chương II trình bày khả năng sử dụng và sản xuất DME từ khí thiên nhiên tại Việt Nam;
- Chương III trình bày kết luận và kiến nghị.
Kết quả đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tư vấn hoặc hỗ trợ cho Tập đoàn và các đơn vị khác trong việc đánh giá nhu cầu sử dụng và định hướng để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất DME tại Việt Nam.
Báo cáo tổng kết đề tài đã được Hội đồng xét duyệt nghiệm thu cấp Viện đánh giá đạt loại xuất sắc theo biên bản số 1467/BB-HDXDNT ngày 7/8/2009.