IV. Kết luận và kiến nghị
b. Quét nh đáy bin (side scan sonar)
scan sonar)
Phương pháp này sử dụng các xung sóng đơn tần hoặc lưỡng tần (khác với phương pháp địa chấn thông thường là sử dụng một phổ rộng tần số) với tần số rất lớn để thu được hình ảnh bề mặt đáy biển với độ chính xác cao. Sonar quét sườn thường được sử dụng cùng với đo độ sâu đáy biển (depth sonic) trong các khảo sát bề mặt đáy biển nhằm phục vụ cho các chuyên ngành trầm tích, địa mạo, đo vẽ bản đồ đáy biển, xây dựng công trình biển, tìm kiếm các vật
thể bị chìm đắm... Thiết bị được sử dụng trong Sonar quét sườn bao gồm hai thành phần chính bao gồm “cá” là bộ phận được thả dưới nước và kéo sau tàu, có thể điều chỉnh độ sâu chìm nổi thông qua chiều dài cáp kéo. Bộ phận này có chức năng thu và phát tín hiệu. Bộ phận chính thứ hai là hệ thống máy tính điều chỉnh quá trình thu phát và lưu trữ số liệu được đặt trên tàu. Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống Sonar quét sườn:
- Tần số phát: Từ hơn 100khz đến 700khz, có thể phát đơn tần hoặc lưỡng tần.
- Chu kỳ phát xung: 2-5 xung/ giây.
- Dải quét sang hai bên: Từ 50m đến 750m
- Chiều cao của “cá” so với đáy biển: Tùy thuộc vào yêu cầu về độ phân giải, chiều cao của cá thay đổi từ dưới 20m đến dưới 100m.
- Chiều cao này được điều chỉnh thông qua độ dài của cáp kéo.
- Cũng như đối với
phương pháp địa chấn phân giải cao, phương pháp Sonar quét sườn cũng yêu cầu số liệu định vị đồng bộ và lưu trực tiếp cùng với số liệu Sonar.