IV. Kết luận và kiến nghị
f. Trin vng khí hydrat Vit Nam
Việt Nam thuộc vùng có khí hậu nóng, có thể hy vọng tìm thấy GH trên vùng sườn dốc thềm lục địa có độ sâu nước thích hợp cho việc hình thành GH như bể Phú Khánh, bể Nam Côn Sơn, bể Tư Chính - Vũng Mây, cụm bể Hoàng Sa - Trường Sa. Trên các vùng này hiện tại đã có các dự án thăm dò địa chấn 2D thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các công ty dầu khí nước ngoài với mục tiêu là tìm kiếm thăm dò các tích tụ dầu khí thường ở độ sâu khá lớn (3.000-6.000 m). Trong xử lý dữ liệu địa chấn phản xạ cho tìm kiếm thăm dò dầu khí, thường sử dụng các biện pháp lọc và dập nhiễu để ưu tiên các tín hiệu từ các đối tượng ở độ sâu lớn và do vậy hình ảnh của các đối tượng ở phần trên của lát cắt địa chấn (vùng có khả năng có chứa hydrat) thường bị mờ, không rõ ràng. Mặc dù vậy, qua khảo sát một số mặt cắt địa chấn cũng có thể nhận biết một vài ranh giới phản xạ có vẻ giống như BSR, những vùng blanking bên trên BSR, những bright spot có thể phản ánh sự tồn tại của GH.
Bởi vậy, để tìm kiếm thăm dò GH trong giai đoạn hiện nay thực tế nhất có thể là cần tiến hành công tác tái xử lý (ưu tiên tín hiệu từ phần trên của lát cắt) một số tuyến địa chấn 2D ở những vùng có triển vọng tồn tại GH (sườn dốc thềm), qua đó xác định các dị thường BSR, phân tích AVO nhằm phát hiện các đối tượng triển vọng GH để làm cơ sở, định hướng cho các tìm kiếm thăm dò GH chi tiết khác như thăm dò địa chấn phản xạ độ phân dải cao và các phương pháp địa vật lý - địa chất khác, nhằm góp phần vào việc tìm kiếm thăm dò và đánh
Hình 5.Ví dụ về dị thường AVO của hệ số phản xạ BSR, tăng biên độ phản xạ và chuyển pha ở góc nghiêng lớn (khoảng cách thiết bị xa)
giá tiềm năng GH trên vùng biển và thềm lục địa nước ta.
Tài liệu tham khảo
1. Clift, P., Lee, W.H, Duc, N.A…, 2008.
Seismic reflection evidence for Dengeruos Grounds mini plate. Tectonic, Vol. 27, TC3008, p. 1-16.
2. Gwang H.L. and Joel S. Watkin, 1998.
Seismic stratigraphy and hydrocarbon potential of the Phu Khanh basin, offshore central Vietnam, Sounth China Sea. AAPG bulletin Vol. 82, No.9, p. 1711-1735.
3. Geresi, Erika J., Hutchinson, Deborah R.,
Hart, Patrick E., and MCGEE, Thomas M. Multi-fre-
quency seismic study of gas hydrate-bearing sedi-
ments in Lake Baikal, Siberia. USING MULTIPLE
Elimination to image geologic structures beneath the gas hydrate stability zone in the Northern gulf of Mexico. Internet Source.
4. Geological significance of methane hydrate existences around Japanese islands and their impli- cations concerning to environments and resources, Okuda, Yoshihisa, Geol Survey Japan, Internet Source.
5. Hutchinson, Deborah R., HART, Patrick E.,
Dugan, Brandon, Geresi, Erika, Sliter, Ray2 and
Newman, Kori. Subsurface gas hydrates in the
Northern gulf of Mexico.Internet Source.
6. New Energy Resources in the CCOP
Region-Gas hydrate and Coalbed Methane,
Daejeon, Korea, 11/2006: Internet Source.
7. Nguyễn Như Trung. Đánh giá tiềm năng gas
hydrate trên biển Việt Nam, Tạp chí Dầu khí, Số 9/2008.
8. Nguyễn Như Trung. Xác định chiều dày tầng
hình thành và ổn định gas hydrate (GHSZ) trên biển
Đông. Tạp chí Dầu khí, Số 3/2009.
9. Makagou Y. F., Holditch S. A., Makgol T. Y.,
2005. Basics and development of gas hydrate
deposits.5thInternational Gas Hydrate Conference. 10. Tanya L. Inks, Timothy S. Collett, David J. Taylor, Warren F. Agena, Myung W. Lee.
Prospecting for gas hydrate accumulations using 2D AND 3D seismic data,milne point, North Slope Alaska.
11. Tucholke, B.E., G.M. Byan, and J.I.Ewing,
1997: Gas hydrate hrizons detcted in seismic pro-
files data from the Western Northern Atlantic. AAPG bull., 61, p. 698-707.
12. W. Steven Holbrook (U. Wyoming), Ingo A.
Pecher (UTIG). Three-Dimensional Structure and
Physical Properties of a Methane Hydrate Deposit and Methane Gas Reservoir, Blake Ridge, Internet Source.
(bqhFpmqn:qo@bqboYGpmqbofbqboTkn^0pqlo+pq\+lq`eqnoTpmq[Iqok]pq_Kk n^0pqlo+pq\+lq`eqnoTpmq[Iqok]pq_Kk _AqVJZqhUpmqo]qlo>nqocKnq_0pmqL& gnq nTkq Yjq X8q hFpmq n^cpmq LGgq b nMpmqlYpmqnojqo7kqhdj
CN. Văn Thanh Khuê, ThS. Lê Kim Hùng ThS. Lê Thị Như Ý, CN. Phạm Duy Khanh
CN. Nguyễn Bảo Lâm, PGS.TS. Nguyễn Phương Tùng
Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng
Tóm tắt
Trên cơ sở thử nghiệm sơ bộ những chất hoạt động bề mặt (HĐBM) có tính bền nhiệt và tương hợp với nước biển tốt, sức căng bề mặt liên diện (SCBMLD) thấp, quá trình phối trộn chọn lọc được tiến hành để tìm ra hệ có các thành phần tối ưu trong hỗn hợp bằng cách sử dụng phần mềm có nhiều đặc tính ưu việt Statistica 7. Các kết qủa thử nghiệm cho thấy, hỗn hợp chất HĐBM tối ưu có tính bền nhiệt và độ tương hợp cao trong nước biển Đông Nam Rồng (ĐNR) có chứa tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) và độ cứng cao. Hỗn hợp chất HĐBM này tại nồng độ 0,1% trọng lượng, có thể giảm SCBMLD giữa dầu và nước xuống tới giá trị rất thấp (khoảng 0,2mN/m). Giá trị SCBMLD này thay đổi không đáng kể trong suốt quá trình ủ nhiệt ở 910C trong 31 ngày, như điều kiện để ứng dụng trong vỉa ĐNR.
Những thử nghiệm về tính hấp phụ của hệ chất HĐBM này cũng được tiến hành tại nhiệt độ tương tự và sử dụng phương pháp phân tích UV để xác định hàm lượng chất HĐBM hấp phụ trên bề mặt đá vỉa ĐNR. Từ việc thêm một lượng nhỏ Ethylene Glycol Monobutyl Ether (EGBE) như một tác nhân thay thế, tính ổn định của giá trị SCBMLD và sự giảm hấp phụ của chất HĐBM được cải thiện đáng kể trong suốt thời gian ủ nhiệt. Những kết quả thu được cho thấy, hỗn hợp chất HĐBM này là ứng viên đầy hứa hẹn để sử dụng cho quá trình tăng cường thu hồi dầu trong những mỏ dầu ngoài biển có nhiệt độ cao và độ cứng cao.