IV. Kết luận và kiến nghị
2. Thực nghiệm
2.1. Hóa chất
- LAS: Ankylbenzene sulfonate mạch thẳng, C12-13
(Tico, Việt Nam);
- AOS: Alpha Olefin Sulfonate, C14-16(Stepan, Mỹ);
- XSA-1416D: Axit Diarylalkyl xylene sulfonic, C14-16 (OCT, Mỹ);
- Nước biển vùng mỏ Đông Nam Rồng; - Dầu thô ĐNR.
Hình 1.Sự phụ thuộc giữa HSTHD và số mao dẫn
Bảng 1.Thành phần nước biển mỏ ĐNR
2.2. Thiết bị
•Thiết bị đo SCBMLD theo phương pháp giọt
quay, model 500, (Temco, USA);
• Các bình thuỷ tinh chịu nhiệt và chịu áp (ACE Glass, Mỹ)
• Tủ điều nhiệt (Shellox, Mỹ).
• Máy quang phổ UV/VIS (Jasco, Japan);
2.3. Đo SCBMLD
Ở đây, SCBMLD của dung dịch chất HĐBM và dầu được đo bởi phương pháp giọt quay (Spinning drop) sử dụng máy đo sức căng bề mặt Temco model 500. Thiết bị này có phạm vi đo SCBMLD
rộng từ 101- 10-5mN/m. Mẫu đo được thực hiện ở
600C ± 10C.
Kỹ thuật này dựa trên cơ sở là gia tốc trọng trường có ảnh hưởng nhỏ tới độ sắc nét của giọt chất lưu phân tán trong môi trường lỏng khi cả giọt chất lưu và môi trường lỏng đều được chứa trong ống nằm ngang quay quanh trục hoành của chúng.
Với vận tốc (w) quay thấp giọt chất lưu sẽ có hình
elip nhưng khi wđủ lớn, nó sẽ có hình trụ. Ở điều
kiện này, bán kính (r) của giọt hình trụ được xác
định bởi SCBMLD, sự khác biệt về tỷ trọng của giọt chất lưu và môi trường xung quanh và tốc độ quay của giọt. Do đó, SCBMLD được tính toán theo công thức sau:
Phương pháp giọt quay rất hữu hiệu khi đo
SCBMLD cực thấp, đến 10-5 mN/m và là phương
pháp phù hợp nhất để khảo sát các chất HĐBM sử dụng cho bơm ép tăng cường thu hồi dầu [8].
2.4. Sử dụng chương trình Statistica 7 tối ưu hóa hỗn hợp chất HĐBM
Chương trình phần mềm Statistica là chương trình chuyên phân tích tổng hợp dữ liệu, quản lý cơ sở dữ liệu và ứng dụng phát triển những cấu tử trong phạm vi chọn lựa ban đầu, hoàn thiện qui trình phân tích trong ứng dụng khoa học công nghệ [9]. Hỗn hợp chất HĐBM liên quan đến SCBMLD, thực hiện những thí nghiệm phối trộn từ 3 loại chất HĐBM khác nhau, AOS, LAS, và XSA- 1416D với các nồng độ của từng cấu tử khác nhau. Đo các giá trị SCBMLD của mỗi hỗn hợp từ Spinning Drop Tensiometer.
2.5. Thử nghiệm độ bền nhiệt và tính tương hợp với nước biển của hệ chất HĐBM
Những thử nghiệm về độ bền nhiệt và tính tương hợp được thực hiện dựa trên sự quan sát ngoại quan và giá trị SCBMLD của dung dịch hỗn
hợp chất HĐBM. Các dung dịch với các nồng độ khác nhau của ba chất HĐBM trong hỗn hợp chất
HĐBM và nước biển được ủ tại nhiệt độ vỉa 910C
trong 31 ngày, sau đó quan sát ngoại quan và đo sự thay đổi SCBMLD.
2.6. Xác định độ thủy phân và độ hấp phụ của chất HĐBM
Trong những thí nghiệm hấp phụ, từ vị trí hấp thu UV tại bước sóng 235nm, xây dựng đường chuẩn để xác định nồng độ chất HĐBM.
Tất cả các mẫu được pha với tổng nồng độ chất HĐBM là 500ppm. Đá móng Đông Nam Rồng được nghiền nát, rửa sạch bằng nước cất vài lần cho đến pH~7, sau đó sấy khô và nghiền trên máy nghiền bi nhiều lần để đạt được độ mịn mong muốn và cho qua rây 80µm. Trước khi sử dụng, đá đã nghiền và làm sạch được nung ở nhiệt độ
4000C trong thời gian 4 giờ. Cho bột đá đã chuẩn
bị vào các ampul thủy tinh chịu nhiệt có nút vặn kín với tỉ lệ đá: Chất HTBM là 1:20, lắc đều trong
vòng 20 phút và ủ ở nhiệt độ 910C trong thời gian
48 giờ. Dung dịch sau khi ủ được ly tâm và tách lấy dung dịch khỏi phần đá. Xác định nồng độ hỗn hợp chất HĐBM còn lại trong dung dịch dựa trên cơ sở hấp thụ tử ngoại UV [10,11]. Nồng độ chất HĐBM bị hấp phụ được tính dựa trên đường chuẩn đã lập.
Độ thủy phân và hấp phụ của hỗn hợp chất HĐBM trên bề mặt đá diorite được tính toán bởi phương trình sau:
Độ thủy phân = Độ hấp phụ =
Trong đó: - C0là nồng độ ban đầu của mẫu, ppm;
- C1là nồng độ của mẫu sau khi ủ
không đá ĐNR, ppm;
- C2 là nồng độ của mẫu sau khi ủ với
đá ĐNR, ppm;