Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN III (Trang 60)

2.4.1. Bệnh án nghiên cứu và ghi nhận dữ liệu

Bệnh nhân và/hoặc thân nhân tham gia nghiên cứu sẽ đƣợc bác sĩ điều trị trao đổi và giải thích về tình trạng bệnh lý, tiên lƣợng, giải pháp điều trị và tác dụng phụ trƣớc khi tiến hành điều trị và bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

Các dữ liệu lâm sàng đƣợc ghi nhận trong bệnh án tiền cứu, bao gồm các thông tin chi tiết về tên bệnh nhân, tuổi, giới, tiền sử cá nhân và gia đình, các thói quen xã hội nhƣ hút thuốc, uống rƣợu, các triệu chứng lâm sàng lúc khám, chỉ số hoạt động cơ thể cơ thể, tình trạng sụt cân trong 3 tháng gần nhất. Bệnh án cũng ghi nhận các chi tiết các phác đồ điều trị, kết quả các xét nghiệm và hình ảnh học, quá trình theo dõi các độc tính liên quan điều trị và kết cuộc tái phát, tiến triển và sống còn của bệnh nhân đến khi bệnh nhân tử vong (Phụ lục 5).

2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng

Để ghi nhận tỷ lệ đáp ứng, bệnh nhân đƣợc chụp CT scan ở thời điểm 8 tuần sau khi kết thúc điều trị. Kết quả này đƣợc so sánh với CT scan trƣớc điều trị và phân loại đáp ứng theo tiêu chuẩn đánh giá RECIST.

Việc đánh giá các tổn thƣơng đích đƣợc thực hiện dựa trên việc ghi nhận tổng đƣờng kính lớn nhất của tất cả các tổn thƣơng đo đạc đƣợc trên hình ảnh chụp cắt lớp điện toán. Số đo tổng đƣờng kính này đƣợc so sánh với số đo trƣớc khi điều trị và qua đó đánh giá đáp ứng khách quan của bệnh.

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng bƣớu đặc (RECIST phiên bản 1.0)

Định nghĩa Diễn giải

Đáp ứng hoàn toàn Biến mất tất cả sang thƣơng đo đƣợc trong thời gian tối thiểu 4 tuần mà không xuất hiện sang thƣơng mới.

Đáp ứng một phần

Giảm hơn ít nhất 30% tổng đƣờng kính lớn nhất của các sang thƣơng đo đƣợc trong thời gian tối thiểu 4 tuần mà không xuất hiện sang thƣơng mới so với tổng đƣờng kính ban đầu.

Bệnh tiến triển Tăng hơn 20% tổng đƣờng kính lớn nhất hoặc xuất hiện một hay nhiều sang thƣơng mới.

Bệnh ổn định Giảm kích thƣớc tổn thƣơng không đủ tiêu chuẩn đáp ứng một phần hoặc tăng đƣờng kính không đủ tiêu chuẩn bệnh tiến triển.

2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá độc tính điều trị

Tất cả bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu đƣợc đánh giá độc tính trong quá trình điều trị. Tiêu chuẩn độc tính phổ biến của Viện Ung thƣ quốc gia Hoa Kỳ (NCI-CTC) phiên bản 2.0 đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá tất cả tác dụng phụ và độc tính liên quan điều trị (Phụ lục 3).

Công thức máu, men transaminases, chức năng thận (BUN và creatinine huyết thanh) đƣợc xét nghiệm hàng tuần trƣớc mỗi đợt hóa trị. Các thông số huyết học bao gồm số lƣợng bạch cầu, đa nhân trung tính, số lƣợng tiểu cầu và hemoglobin. Các thông số sinh hóa máu bao gồm các men gan (SGOT, SGPT) và creatinine huyết thanh. Đối với các độc tính huyết học và sinh hóa, phân độ độc tính sẽ dựa trên kết quả các xét nghiệm ở thời điểm ban đầu trƣớc điều trị.

Các độc tính ngoài huyết học nhƣ buồn nôn/nôn, rụng tóc, viêm da, mệt mỏi/chán ăn, sụt cân, nuốt đau/khó nuốt và ho/khó thở sẽ đƣợc đánh giá hàng tuần qua hỏi bệnh nhân và khám lâm sàng. Đơn cử nhƣ một độc tính hay gặp và có liên quan HXTĐT là viêm thực quản do xạ. Độc tính này sẽ đƣợc phân loại theo thang

độ độc tính của NCI-CTC và đƣợc ghi nhận theo từng chu kỳ hóa trị và theo từng bệnh nhân riêng biệt và chúng tôi sẽ báo cáo độc tính mức độ cao nhất trong suốt quá trình điều trị (Bảng 2.1).

Bảng 2.2. Phân độ viêm thực quản theo NCI-CTC phiên bản 2.0

Độc tính Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Nuốt khó, nuốt đau, viêm thực quản Không có Khó nuốt nhẹ, có thể ăn nhƣ thƣờng lệ Khó nuốt, chế độ ăn lỏng, thức ăn phải mềm hoặc xay Khó nuốt, cần bù nƣớc đƣờng tĩnh mạch Nghẹn hoàn toàn (không nuốt đƣợc nƣớc bọt), cần nuôi ăn đƣờng ruột/ tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày

2.4.4. Theo dõi sống còn sau điều trị

Theo dõi sau điều trị bao gồm khám lâm sàng, hình ảnh CT scan và các xét nghiệm máu cơ bản. Tiếp sau đó, bệnh nhân đƣợc tái khám định kỳ mỗi 2 tháng trong năm đầu, mỗi 3 tháng trong 3 năm tiếp theo và sau đó mỗi 6 tháng. Trong quá trình theo dõi sau điều trị, CT scan đƣợc thực hiện mỗi 4 tháng trong năm đầu tiên và mỗi 6 tháng trong các năm tiếp theo hoặc khi nghi ngờ khả năng tái phát trên lâm sàng. Bệnh nhân đƣợc rút khỏi nghiên cứu nếu bệnh tiến triển, độc tính không chấp nhận đƣợc, bệnh tái phát, bệnh lý nội khoa khác hoặc do yêu cầu bệnh nhân.

Một số định nghĩa về thời gian được áp dụng trong nghiên cứu:

- Thời gian theo dõi: đƣợc tính từ ngày kết thúc điều trị cho đến ngày có tin tức cuối về bệnh nhân.

- Thời gian sống còn toàn bộ: đƣợc tính từ thời điểm bắt đầu điều trị cho đến ngày bệnh nhân tử vong, hoặc ngày tổng kết số liệu (các trƣờng hợp còn sống).

- Thời gian sống còn không bệnh tiến triển: đƣợc tính từ thời điểm bắt đầu

điều trị đến khi bệnh tiến triển (tái phát hoặc di căn), bệnh nhân tử vong hoặc

ngày tổng kết số liệu.

2.4.5. Đánh giá kết cuộc của nghiên cứu

Thời điểm tổng kết số liệu: ngày 1/6/2013

Kết cuộc chính: trung vị thời gian sống còn toàn bộ trong nhóm bệnh nhân UTPKTBN đƣợc hóa-xạ trị đồng thời.

Kết cuộc phụ gồm có:

thời gian sống còn không bệnh tiến triển, thời gian sống còn toàn bộ,

tỉ lệ đáp ứng khách quan,

Phân tích đơn biến theo mô hình tỉ số nguy cơ của hồi quy Cox đối vói thời gian đến khi bệnh tiến triển và thời gian đến khi bệnh nhân tử vong/ có tin tức cuối đƣợc thực hiện để đánh giá các yếu tố tiên lƣợng sau:

Giai đoạn bệnh (IIIA/ IIIB),

Loại mô bệnh học (Carcinôm tuyến/ Carcinôm tế bào vẩy/ Carcinôm tiểu phế quản - phế nang),

Tuổi bệnh nhân (< 60/ 60 – 69/ > 69 tuổi),

Tình trạng sụt cân trong 3 tháng trƣớc điều trị (< 5%/ 5-10%), ỉ số hoạt động cơ thể trƣớc điều trị (KPS 100/ KPS 90/ KPS 80).

Một phần của tài liệu HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN III (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)