- Chi phí thu
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Là một công ty được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, trong cơ chế thị trường công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế đã đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách.
Tuy nhiên với sự quản lý của ban lãnh đạo công ty cùng với sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo của cán bộ nhân viên công ty và sự ủng hộ của chính quyền địa phương, công ty đã từng bước vượt qua những khó khăn thử thách và từng bước khẳng định thương hiệu của mình trên thương trường. Qua quá trình phân tích và đánh giá hoạt động tạo nguồn mua hàng của công ty ta có thể nhận thấy rằng:
- Công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc.
- Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty khá hợp lý.
- Công ty đã duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nên luôn có được nguồn hàng ổn định, chất lượng đảm bảo.
- Công ty luôn tạo được uy tín, niềm tin đối với khách hàng nên doanh số bán hàng của công ty luôn tăng mặc dù có công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Công ty luôn chủ động trong việc tiếp nhận hàng hóa nên hàng hóa luôn được chuyển cho khách hàng đúng thời gian.
- Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, hệ thống các cửa hàng trực thuộc công ty luôn được củng cố và phát triển.
- Công ty đã sáng suốt trong việc chuyên chở hàng hóa kết hợp và chở hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng nên đã tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn.
- Tuy nhiên phương tiện vận tải của công ty vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa, chưa có xe chuyên dụng để chở xi măng dạng rời.
Hệ thống thông tin liên lạc của công ty chưa hoàn hảo cả đầu vào lẫn đầu ra. Vì vậy, để quá trình hoạt động kinh doanh cuả công ty ngày thêm phát triển hơn phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo và sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân, các kế hoạch, chiến lược của công ty.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà nước
Nhà nước và chính quyền địa phương cần tạo điều kiện hơn nữa để mở rộng và tăng nhanh khẳ năng sản xuất hàng hóa trong nước.
Trong thời gian qua giá xăng dầu có nhiều biến động, giá tăng rất nhiều làm cho các mặt hàng đồng loạt tăng giá ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Vì vậy nhà nước nên có chính sách bình ổn giá cả kịp thời để quá trính sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân chủ động hơn.
Nhà nước cần tạo ra môi trương kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh và hành lang pháp lý an toàn để doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động xâm nhập thị trường.
Nhà nước nên hạn chế nhập khẩu vật liệu xây dựng để nâng cao cạnh tranh các mặt hàng trong nước.
Khuyến khích các công ty sản xuất các sản phẩm mới, thay thế chất lượng để đa dạng hóa sản phẩm trong nước.
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động.
2.2. Đối với công ty
Công ty nên nắm bắt biến động của thị trường nguồn hàng và thị trường tiêu thụ để có kế hoạch, chiến lượt phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Có chính sách khuyến mãi cho khách hàng để tăng doanh số bán hàng. Tìm hiểu nhà cung ứng và khách hàng để có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Tăng cường các biện pháp quản lý để tăng hiệu quả kinh doanh và tiết kiện được chi phí, từng bước điều chỉnh giá bán để tăng sản lượng tiêu thụ.
Công ty cần đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên để nâng cao trình độ, phù hợp với từng chuyên môn, lĩnh vực riêng.
Có chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý để tạo ra động lực làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác của người lao động.
Hy vọng rằng với những kiến nghị trên và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế sẽ khắc phục được những khó khăn, thử thách, tận dụng được sức mạnh nội lực của mình để đưa hoạt động tạo nguồn mua hàng nói riêng và quá trình kinh doanh của công ty ngày một thành công hơn.