- Chi phí thu
2.8.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty
Bảng 15: Các chỉ số tài chính của công ty
Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1.10 0.88 0.90
Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.89 0.75 0.68
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 30.95 46.26 45.80
Vòng quay tiền Vòng 4.39 2.91 2.86
Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 48.31 59.16 58.97
Lợi nhuận gộp biên % 5.59 4.05 4.22
Lợi nhuận ròng biên % 1.70 2.54 1.58
Thu nhập trên tài sản % 7.47 7.38 4.53
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 đã cho chúng ta thấy mức dự trữ năm 2009 cao hơn năm 2008 do hàng hóa không bán được. Đến năm 2010 tỷ số này có tăng nhưng vẫn ở mức thấp so với mức trung bình của ngành là 2.5. Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, do vậy công ty sẽ gặp khó khăn trong tài chính.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của năm 2009 và năm 2010 thấp hơn so với năm 2008 và thấp hơn so với mức trung bình của ngành ( tỷ số trung bình của ngành là 1). Nguyên nhân là do mức dự trữ của doanh nghiệp tăng lên đáng kể nhưng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng các khoản nợ ngắn hạn. Trong khi đó tiền hầu như không thay đổi, các khoản phải thu gia tăng phần nào. Những thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của công ty trở nên yếu kém. Công ty không thể thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn đến hạn nếu không sử dụng đến một phần dự trữ.
Kỳ thu tiền bình quân năm 2009 là 46.26 ngày cao hơn năm 2008 và cao hơn nhiều mức bình quân chung của ngành (mức trung bình của ngành là 32), tỷ số này cao hơn gấp 1.45 lần mức trung bình của ngành. Đến năm 2010 ty số này là 45.8, mặc dừ có giảm so với năm 2009 nhưng không đáng kể, vẫn cao hơn mức trung bình của ngành rất nhiều. Đây là một vấn đề đáng chú ý vì vốn đã bị ứ đọng lớn trong khâu thanh toán trong khi đó thị trường tiêu thụ tiến triển không đáng kể.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2008 là 48.31%, tỷ số này cho biết có 48.31% tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay, năm 2009 công ty vay 59.16% và năm 2010 vay 58.97% trên tổng tài sản của công ty. Tỷ số này năm 2009 tăng so với năm 2008, đến năm 2010 có giảm nhưng không đáng kể. Qua đó ta thấy thực lực tài chính của
công ty chưa cao, một nữa vốn kinh doanh của công ty là đi vay. Điều này hàm ý là mức độ rủi ro của công ty là khá lớn
Lợi nhuận gộp biên năm 2008 là 5.59 %, năm 2009 là 4.05% giảm so với năm 2008, đến năm 2010 tỷ số này lại tăng lên với mức 4.22%. Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Qua phân tích ta thấy năm 2009 công ty có lãi thấp hơn và quá trình kiểm soát chi phí kém hiệu quả hơn so với năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2010 thì công ty đã dần dần khắc phục được.
Tỉ suất lợi nhuận ròng phản ánh con số lợi nhuận sau cùng có được từ doanh thu dưới dạng tỉ lệ phần trăm. Năm 2008 tỷ số này là 1.7%, năm 2009 là 2.54% tăng so với năm 2008, điều này cho ta thấy năm 2009 công ty tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn với cùng một quy mô doanh thu so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 thì lại giảm so với năm 2009. Như vậy, việc theo dõi lợi nhuận ròng biên theo thời gian sẽ giúp công ty chủ động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ thị trường.
Chỉ tiêu thu nhập trên tài sản được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Năm 2008 tỷ số này là 7.47%, năm 2009 là 7.38%, năm 2010 là 4.53%. Chỉ tiêu này giảm qua các năm, năm 2010 giảm rất nhiều so với mức trung bình của ngành là 8.8%. Qua đó ta thấy việc biến đầu tư thành lợi nhuận của công ty trong 3 năm vừa qua đạt hiệu quả không cao.
Tóm lại hầu hết các tỷ số tài chính của công ty năm 2009 đều thấp hơn năm 2008 và thấp hơn mức trung bình ngành. Điều này phản ánh sự xuống giảm sút của công ty. Vì vật công ty nên có chính sách để quản lý tài chính của mình để quá trình kinh doanh của công ty hiệu quả hơn trong tương lai.