Dự báo triển vọng kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ phòng tại Khách sạn Melia Hanoi (Trang 25)

Ngày nay, du lịch là ngành công nghiệp không khói mang lại nhiều lợi nhuận cho các quốc gia. Không nằm ngoài xu thế đó, thủ đô Hà Nội – Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc phát triển ngành du lịch này. Với bề dày lịch sử của mình, thủ đô Hà Nội có nhiều công trình văn hóa nổi tiếng thu hút du khách gần xa tới thăm quan và thưởng thức như Hồ Gươm, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long,… Ngày 16/07/1999 thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hòa bình làm cho lượng khách đến ngày càng tăng lên. Lượng khách du lịch ngày một đông là điều kiện khiến cho ngành kinh doanh khách sạn ở Hà Nội không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Để đổi mới và phát triển thủ đô, ngoài những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, Sở Du lịch Hà Nội chủ trương tổ chức lại lực lượng kinh doanh du lịch, đấy mạnh hoạt động lữ hành, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng sản phẩm khách sạn. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 260 cơ sở lưu trú với hơn 19.000 phòng, trong đó có 192 khách sạn đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với khoảng 9.000 phòng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khách sạn phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nói chung cũng như phục vụ phòng nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Khách du lịch vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau: đi du lịch, khách công vụ, thương gia,… và tất cả các đối tượng khách này đều có nhu cầu ăn nghỉ, các nhu cầu khác. Để đáp ứng các nhu cầu đó, các khách sạn đã ra đời với quy mô chất lượng khác nhau.

Mặt khác, nhờ chính sách mở cửa của Nhà nước, nhiều đối tác nước ngoài đã đến đầu tư một số khách sạn và số khách sạn này phát triển tương đối mạnh, thu hút được nhiều khách nước ngoài có khả năng thanh toán cao. Được như vậy là do sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Những khách sạn tư nhân và quốc doanh để tồn tại trong thị trường cạnh tranh gay gắt với các khách sạn liên doanh này đã và đang quan tâm đến cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng phục vụ để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

Mặc dù vậy, ngành kinh doanh khách sạn đang gặp phải những khó khăn. Số lượng khách sạn mọc lên ngày càng nhiều dẫn đến cung lớn hơn cầu thị trường. Do vậy, các khách sạn có sự cạnh tranh gay gắt, chưa đoàn kết lại để có biện pháp thu hút khách hàng, cạnh tranh giữa các vùng.

Mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng theo thống kê của Tổng cục Du lịch năm 2012 lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam đạt 6,847 triệu lượt khách quốc tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. Du lịch Việt Nam tổ chức hiệu quả nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá tại các thị trường khách quốc tế trọng điểm, như WTM (Anh), ITB (Đức), MITT (Nga), JATA (Nhật Bản), EXPO (Hàn Quốc)… góp phần tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2012. Dự kiến trong tương lai khách du lịch đến với Việt Nam tiếp tục tăng. Dựa trên các đặc điểm đó, Khách sạn Melia Hanoi cần tận dụng tốt cơ hội để khai thác tốt các thị trương khách bằng cách chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ của mình đặc biệt là chất lượng phục vụ phòng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ phòng tại Khách sạn Melia Hanoi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w