Kết quả phân tích từ các dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa các công cụ thanh toán điện tử tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay (Trang 39)

d. Xu hướng ứng dụng các công cụ TTĐT của các doanh nghiệp

3.3.2.Kết quả phân tích từ các dữ liệu thứ cấp

3.3.2.1. Đánh giá chung về thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường TTĐT, các công cụ TTĐT trong thời gian tới

Kể từ năm 1999 đến nay, các NHTM trong nước đã liên tục triển khai, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới để chuẩn bị cho việc cạnh tranh dịch vụ khi Việt Nam chấp nhận mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo các cam kết quốc tế. Trong giai đoạn đầu, các NHTM cung ứng sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện đại chủ yếu để khách hàng làm quen, nên sự phát triển còn manh mún và ở dưới mức tiềm năng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các NHTM nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong những năm qua việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới cho công chúng đã đạt được một số thành công nhất định.

Các phương tiện và dịch vụ thanh toán đi kèm với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đang có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian qua. Trước hết là lĩnh vực thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng hiện đã trở thành một phương tiện thanh toán ngày càng được ưa chuộng và có tốc độ tăng trưởng cao. Các kênh giao dịch trực tuyến khác như: thanh toán qua Internet, Mobile, SMS,… cũng được các NHTM đầu tư phát triển để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

Thời gian qua nhiều ngân hàng đã đưa ra các dịch vụ Internet Banking, ATM, ngân hàng qua điện thoại cố định và mobile phone. Tất cả các dịch vụ đó là nền tảng cho chính NH trong việc hỗ trợ TMĐT. Nó góp phần quan trọng thay đổi nhận thức của khách hàng về các kênh TTĐT. Về phía NH, mức độ sẵn sàng cho TTTT

đã ở mức cao: ví dụ thanh toán qua thẻ, tài khoản... Và trên thực tế, đã có khá nhiều ngân hàng cũng đã vào cuộc xây dựng các hình thức TTTT.

i. Dịch vụ thanh toán thẻ

Tính đến cuối tháng 04/2009, lượng thẻ phát hành đạt mức trên 16 triệu thẻ, với 41 tổ chức phát hành và khoảng 175 thương hiệu thẻ, trong đó hầu hết là thẻ ghi nợ chiếm 98,16%, thẻ tín dụng chiếm 1,8%, trên 8.000 ATM và hơn 27.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS (nguồn: bản báo cáo TMĐT và TTĐT tại Việt Nam của Dương

Hoàng Minh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương). Cùng với việc phát hành thẻ đa tiện ích và đầu tư thêm POS tại các đơn vị

chấp nhận thanh toán thẻ, các NHTM cũng bắt đầu quan tâm đến độ an toàn, bảo mật đối với thẻ thanh toán. Một số NHTM đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật, an toàn cao như thẻ chíp chuẩn EMV có khả năng tích hợp đa tiện ích, mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch.

Hệ thống thanh toán thẻ của Banknetvn và Smartlink đã kết nối liên thông với 42 Ngân hàng thành viên. Và hệ thống thanh toán thẻ của VNBC và ANZ đang tiến hành kết nối vào hệ thống Banknetvn-Smartlink thành một hệ thống thanh toán thẻ thống nhất.

ii. Ứng dụng thanh toán trực tuyến trong các doanh nghiệp

Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTĐT ngày càng tăng (Vnpay, Vinapay, Onepay, VietUnion, Ngân lượng,…)

Nhiều Website TMĐT đã sử dụng phương thức TTTT trong giao dịch với khách hàng như hàng không, du lịch, cửa hàng trực tuyến. Sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và thẻ tín dụng nội địa trong thanh toán.

iii. Thực trạng thanh toán điện tử của người tiêu dùng Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam vần còn chưa quen với việc sử dụng thẻ thanh toán. Thẻ ATM chủ yếu được người chủ thẻ sử dụng để rút tiền mặt, dùng để thanh toán các khoản chi phí còn thấp. Thẻ tín dụng chủ yếu được người nước ngoài, cán bộ, công chức hoặc lãnh đạo của doanh nghiệp sử dụng. Tỷ lệ người dân bình thường sử dụng còn rất thấp.

Số lượng các điểm chấp nhận thanh toán thẻ còn thấp. Thanh toán thẻ chỉ được chấp nhận tại các trung tâm mua sắm lớn, khách sạn lớn, nhà hàng lớn tại các thành phố lớn. Phần lớn các hộ bán thẻ, các cơ sở dịch vụ chưa chấp nhận thanh toán thẻ.

3.3.2.2. Nhận định của chuyên gia về thực trạng và xu hướng phát triển của TTĐT.

Theo ông Lê Huy Tường - Giám đốc Công ty OnePay cho biết: thanh toán trực tuyến ở VN mới xuất hiện tại VN từ những năm 2000 song mới mang tính tự phát. Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và Internet, phương thức thanh toán này mới thực sự được nhìn nhận. Để có thể áp dụng TTTT, các nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ phải xây dựng website đúng tiêu chuẩn, kết nối với cổng thanh toán để khách hàng có thể thanh toán trực tuyến. Hiện nay đã có khoảng 100 website kết nối với cổng thanh toán OnePAY, tiêu biểu như hãng hàng không giá rẻ Jetstar, hay Chợ điện tử mới đây hợp tác với Ebay cho ra đời trang web đấu giá lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, OnePay còn có những đối tác khác như Saigontourist, FPT online, FPT telecom, Nhà sách trí tuệ .v.v. OnePAY cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ thương hiệu quốc tế như Visa, Master, American Express, JCB, Dinner Club.

Từ đầu năm 2009, OnePAY chấp nhận thanh toán đối với thẻ ghi nợ Vietcombank Connect 24, loại thẻ có thị phần lớn nhất trên thị trường thẻ của Việt Nam. Thời gian tới, cổng thanh toán OnePAY sẽ chấp nhận thẻ của các ngân hàng lớn như Đông Á, BIDV, Vietinbank, Agribank.

Hiện nay, với các cổng thanh toán trực tuyến: Cổng thanh toán Onepay, cổng thanh toán Đông Á, PayNet, VNPay,…cùng sự bắt tay hợp tác của các ngân hàng hàng đầu và các nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ hàng đầu, chắc chắn trong những năm tới TTTT sẽ là công cụ thanh toán được ưu tiên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa các công cụ thanh toán điện tử tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay (Trang 39)