0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Yếu tố về chiến lược của công ty.

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HÓA CÁC CÔNG CỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN ONEPAY (Trang 30 -30 )

Trong bản giới thiệu về công ty, công ty đã khẳng định tầm nhìn sẽ là đơn vị tiên phong và luôn dẫn đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực TTĐT với những tiêu chuẩn bảo mật quốc tế và độ an toàn cao.

Công ty đưa ra xứ mệnh rằng: “ Onepay sinh ra để cung cấp các dịch vụ TTTT và mở rộng là các giải pháp thanh toán đa dạng. Dịch vụ của Onepay chuyên nghiệp và đảm bảo các yêu cầu công nghệ khắt khe của nền công nghiệp thanh toán trên thế giới để đảm bảo tối đa lợi ích khách hàng. Với kinh nghiệm và lợi thế của mình, Onepay cam kết sát cánh cùng khách hàng của mình để cùng thành công trong thương mại điện tử”.

OnePay cũng đã đưa ra từng giai đoạn phát triển cho mình như sau:

Giai đoạn 1: OnePay đi tiên phong trong lĩnh vực TTTT tại Việt Nam và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường.

Giai đoạn 2: OnePay trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong việc cung cấp các giải pháp dịch vụ TTĐT trong TMĐT Việt Nam như thanh toán ATM, POS, SMS, khấu trừ tài khoản tự động.

Giai đoạn 3: OnePay trở thành nhà cung cấp toàn diện các dịch vụ và giải pháp hỗ trợ cho thị trường TMĐT Việt Nam.

3.2.4.2. Các nhân tố bên ngoài.

a. Môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước

Trong nước: năm 2007 là năm bước đầu đánh dấu sự phát triển của TTĐT và

đến năm 2008 được xem là năm TTĐT khởi sắc và thực sự đi vào cuộc sống. Dịch vụ thanh toán thẻ đã có một năm phát triển tích cực. Đến hết năm 2008 các tổ chức ngân hàng trong nước đa phát hành 13,4 triệu thẻ tăng 46 % so với năm 2007. Sang đến năm 2009 đã có 17 triệu thẻ thanh toán, tăng 26% so với năm 2008. Đặc biệt số lượng website chấp nhận TTĐT đã tăng vọt, nếu năm 2007 chỉ có một vài website thì sang năm 2008 đã só trên 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như

ngân hàng, hàng không, du lịch, siêu thị, doanh nghiệp TMĐT…triển khai thành công dịch vụ TTĐT cho khách hàng. Và đến cuối năm 2009 số lượng website TMĐT sử dụng phương thức TTTT trong giao dịch với khách hàng đã tăng vọt so với năm 2008. Điều này được xem là một tín hiệu tốt, một cơ hội phát triển lớn cho Onepay.

Có thể nói hiện nay trên 80% các doanh nghiệp triển khai hệ thống TTTT hiện đang là khách hàng và đối tác của Onepay. Onepay đang là công ty cung cấp dịch vụ TTĐT hàng đầu tại thị trường nội địa, là công ty có các số liệu chính xác nhất về thị trường TTĐT tại Việt Nam. Việc dẫn đầu về thị trường TTĐT trong nước là điều tất yếu với Onepay. Tuy nhiên các lợi thế cạnh tranh của Onepay cũng đang mất dần đi bởi sự phát triển nhanh chóng của thị trường TTĐT. Sự có mặt ngày càng nhiều của các công ty trong ngành TTĐT đang đẩy thị trường bước vào cuộc đua gay gắt về thị phần. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng dẫn đầu thị trường trong thời gian tới đòi hỏi Onepay không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà cần phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.

Dưới đây là các thống kê về các ngân hàng và công ty tham gia thị trường TTĐT tại Việt Nam:

Nhiều ngân hàng đã triển khai dịch vụ Internet Banking thành công như Ngân hàng ACB, NHTM cổ phần Đông Á được xem là ngân hàng tiên phong trong áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến và nhanh nhất. Đông Á cũng là NH triển khai thành công Internet Banking với rất nhiều dịch vụ da dạng cho khách hàng của mình. Bên cạnh đó các Ngân hàng Vietcombank, Techcombank, SHB và BIDV... cũng đã triển khai Internet Banking.

STT Tên công ty Dịch vụ

1 Công ty CP TM & DV trực tuyến Onepay

Giải pháp TTTT, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng.

2 Công ty CP DV thẻ Smarlink

Cổng TTĐT Smarlink, thẻ trả trước, chuyển mạch ATM & POS

3 Công ty CP mạng thanh toán Vinapaynet

Thanh toán ePOS, POS, mPay, cổng TTĐT NetCash, thẻ trả trước.

4 Công ty VASC Payment TTTT cho các chủ tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương và Kỹ thương.

5 Công ty CP DV TMĐT Vietpay

Dịch vụ TTTT Vgold 6 Công ty CP phát triển công

nghệ PayViet

Ví điện tử

7 Công ty TNHH Là Tôi Cổng TTĐT Toipay 8 Công ty DV sử lý dữ liệu Tiến Thành Cổng TTĐT 68 pay 9 Công ty CP DV GTGT/ mạng Việt Phú-Mobivi Cổng TTĐT Mobivi 10 Công ty TNHH điện thoại

di động Hoàng Thông

Cổng TTĐT HTPay 11 Công ty TNHH Phi Bo Cổng TTĐT Fibo 12 Công ty CP giải pháp TT

Việt Nam VNpay

Ví điện tử VnMart 13 Công ty CP DVTT cộng

đồng Việt

Ví điện tử Payoo 14 Công ty CP viễn thông Sài

Gòn - saigontel

Ví điện tử 15 Tổng công ty truyền thông

đa phương tiện VTC

Cổng TTTT VTC PayGate

Bảng 3.1: Danh sách các công ty cung cấp dịch vụ TTĐT. Nguồn: báo cáo TMĐT. Năm 2007

Quốc tế: hiện nay TTĐT đã rất phát triển trên thế giới với nhiều sản phẩm dịch

vụ đa dạng. Bên cạnh TTĐT bằng thẻ thanh toán còn có các hình thức thanh toán khác như thẻ thanh toán ảo, thanh toán qua mail, ví điện tử…chính vì vậy cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng phát hành thẻ, các tổ chức thẻ trên thế giới rất căng thẳng. Tính riêng ở Mỹ (năm 2008) thị phần thẻ thanh toán của Visa là 44%, MasterCard chiếm 31%, Amex là 20% và Discover là 5%.

Trong khi đó Trung Quốc đang nổi lên là một nước có mức tăng trưởng TTĐT lớn nhất thế giới. Trong năm 2008 quy mô TTĐT của Trung Quốc đạt 274,3 tỷ nhân dân tệ, tăng trưởng 181% liên tục trong 4 năm (www.chinadaily.com.vn). Hiện nay trên thị trường TTĐT của Trung Quốc Alipay là tổ chức cung cấp dịch vụ TTĐT

lớn mạnh nhất với mức thị phần là gần 70% tiếp theo là Chinapay và Unionpay. Trung bình mức tăng trưởng hàng năm của Alipay là 112%. Năm 2008, Alipay có thêm 57 triệu thành viên mới đăng ký và tổng số thành viên đã vượt quá 100 triệu người. Các tổ chức thẻ quốc tế đánh giá thị trường Trung Quốc còn rất nhiều tiềm năng và là môi trường cạnh tranh cho nhiều nhà cung cấp dịch vụ TTĐT cả trong và ngoài nước.

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tăng trưởng khối lượng giao dịch TTĐT của Trung Quốc

Nguồn:http://english.iresearch.com.cn/views/E_Commerce/DetailNews.asp? id=9051 cập nhật ngày 08/05/2010

b. Các yếu tố liên quan đến hạ tầng pháp lý

Hệ thống pháp luật hỗ trợ TMĐT là hành lang pháp lý nhằm đưa TMĐT nói chung và TTTT nói riêng hoạt động theo khuôn khổ định hướng phát triển của Chính Phủ. Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho TMĐT là một trong các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy TMĐT của Việt Nam và thực hiện đề án thúc đẩy kinh tế không dùng tiền mặt.

Ngày ban hành Tên văn bản

15/09/05 Quyết định số 222/2005/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010

29/11/2005 Luật giao dịch điện tử

24/05/06 Quyết định số 112/2006QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

29/12/06 Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.

15/02/2007 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số

23/02/2007 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Bảng 3.2: Một số văn bản pháp lý liên quan đến TTĐT

Đây là những văn bản pháp luật quy định hành lang pháp lý cho các giao dịch trực tuyến trong hoạt động TMĐT, góp phần thúc đẩy TMĐT và TTĐT phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, tốc độ ban hành các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật và các thông tư hướng dẫn vẫn còn chậm, thủ tục rườm rà gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Đồng thời sự nhất quán trong nhiều văn bản pháp luật còn hạn chế gây những trở ngại cho doanh nghiệp khi áp dụng triển khai.

c. Các yếu tố liên quan đến hạ tầng công nghệ và truyền thông

Trong 4 năm kể từ năm 2005 khi TMĐT bắt đầu phát triển ở Việt Nam cùng với tốc độ gia tăng người dùng Internet, các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ và tạo ra một cuộc cạnh tranh về chất lượng ở Việt Nam. Điều này đối với người dùng là rất có lợi khi mà giá thành hạ, chất lượng đường truyền không ngừng tăng lên, băng thông liên tục được mở rộng. Nó khiến cho các giao dịch trở lên nhanh chóng và dễ dàng. Đây là những thuận lợi đối với TMĐT nói chung và TTĐT nói riêng. Dưới đây là sơ bộ tình hình phát triển Internet tại việt Nam tính đến hết tháng 3/2010

Stt Tình hình phát triển Internet

1 Tỉ lệ số dân sử dụng Internet 27,51 %

2 Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế đến Việt Nam 108820 Mbps 3 Tổng băng thông kênh kết nối trong nước 135197 Mbps

Bảng 3.3: Tình hình phát triển Internet tại Việt Nam tính đến hết tháng 3/2010

Nguồn:http://vdc.com.vn/detail/news/2/4/98/98/742/index.htm cập nhật ngày 25/5/2010

d. Các yếu tố đến từ khách hàng

Đặc điểm chung của các doanh nghiệp tại Việt Nam là mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn đầu tư ít. Vì thế mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ có thể xác định

những chiến lược kinh doanh trong thời gian ngắn. Nếu xây dựng hệ thống TTĐT thì nguồn vốn không đủ, năng lực chưa có. Trong khi giải pháp thuê ngoài được xem như tối ưu nhất thì giá thành còn cao, nhiều công ty chưa thích ứng được.

Về mặt chiến lược kinh doanh nhiều công ty còn tồn tại thói quen thụ động trong kinh doanh, không chủ động tạo các kênh tiếp xúc với khách hàng. Trong thời kỳ hội nhập các doanh nghiệp cần mạnh dạn hơn trong việc tạo các kênh quảng bá, tiếp xúc với khách hàng như TMĐT. Việc tạo các kênh quảng bá, tiếp xúc với khách hàng như TMĐT, mạng xã hội…Các doanh nghiệp cần đồng bộ hệ thống TTĐT nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty trong thời kỳ hội nhập.

e. Về vấn đề văn hóa-xã hội

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu sống ở khu vực nông thôn (trên 60%) nên vẫn còn chưa quen với việc sử dụng thẻ thanh toán. Thẻ ATM chủ yếu được người chủ thẻ sử dụng để rút tiền mặt, dùng để thanh toán các khoản chi phí thấp. Thẻ tín dụng chủ yếu được người nước ngoài, cán bộ, công chức hoặc lãnh đạo của doanh nghiệp sử dụng. Tỷ lệ người dân bình thường sử dụng còn thấp. Số lượng các điểm chấp nhận thanh toán thẻ còn thấp. Thanh toán thẻ chỉ được chấp nhận tại các trung tâm mua sắm lớn, khách sạn lớn, nhà hàng tại các thành phố lớn. Phần lớn các hộ bán lẻ, các cơ sở dịch vụ chưa chấp nhận thanh toán thẻ.

3.3. Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu.

3.3.1. Kết quả phân tích từ các dữ liệu sơ cấp.

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HÓA CÁC CÔNG CỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN ONEPAY (Trang 30 -30 )

×