THỰC TRẠNG VỀ PHÁPLUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Trang 73)

Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, do vậy ở mỗi một quốc gia nhất là các nước phát triển luật môi trường xuất hiện sớm. Ở Việt Nam, luật môi trường xuất hiện chậm hơn . Có thể nói trong pháp luật hiện hành của Việt Nam luật môi trường là lĩnh vực mới nhất. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của luật môi trường không chứa đụng những sự phân kỳ phức tạp, những giai đoạn thăng trầm như một số lĩnh luật khác . Quá trình phát triển của luật môi trường có thể được chia hành 2 giai đoạn chính sau :

Giai đoạn trước năm 1986 :

Giai đoạn này luật môi trường với tư cách là lĩnh vực riêng chưa xuất hiện. Trong giai đoạn này chúng ta khó có thể tìm thấy văn bản pháp luật riêng nào về bảo vệ môi trường. Trong thời kỳ này mặc dù Nhà nước đã có những ý tưởng về bảo vệ môi trường song việc thể chế hoá các ý tưởng này chưa được

142/SL do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có thể coi là văn bản pháp luật sớm nhất đề cập vấn đề môi trường. Một số văn bản khác của Chính phủ tuy không chính thức điều chỉnh các vấn đề môi trường song cũng có thể coi là có liện quan đến các vấn đề môi trường. Đó là Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất; Chỉ thị số 127/CP ngày 24/05/1971 của Hội đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/01/1964 về thu tiền khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị quyết 183/CP ngày 25/09/1966 về công tác trồng cây gây rừng và đặc biệt là pháp lệnh về bảo vệ rừng ban hành ngày 11/09/1972. Đặc biệt, trong thời kỳ này vấn đề bảo vệ môi trường đã được quy định trong đao luật cao nhất của Nhà nước ta - Hiến pháp 1980. Điều 36 Hiến pháp 1980 quy định Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo và tái sinh các nguồn tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống “. Quy định này đã đặt cơ

sở pháp lý quan trọng và cơ bản nhất cho sự điều chỉnh của pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và những yếu tố bao quanh nó. Đặc biệt Bộ luật Hình sự 1985 lần đầu tiên các quy định về tội phạm môi trường được ghi nhận khá tổng quát. Tại chương VII và chương VIII đã ghi nhận một số tội phạm cụ thể về môi trường như : tội vi phạm về các quy định quản lý và bảo vệ đất đai (điều 180); Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng (điều 181); Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng (điều 195); Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng(điều 216). Tuy nhiên các quy định về tôi phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1985 chưa đánh giá phù hợp về tính chất và mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi

xâm hại đến môi trường. Sở dĩ pháp luật về môi trường trong giai đoạn này chưa phát triển và còn ít được quan tâm, đó là do :

+ Hoàn cảnh lịch sử của đất nước không cho phép chúng ta chú ý nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường. Tất cả những cố gắng trong thời kỳ đó là đều tập trung cho việc chiến thắng đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc. Sau khi giải phóng đất nước thì Nhà nước ta lại quan tâm đến việc hàn gắn vết thương sau chiến tranh, phát triển kinh tế và thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội .

+ Trước giai đoạn năm1986, các biến động của thiên nhiên do sự huỷ hoại về môi trường chưa thể hiện ở mức cao. Sự ô nhiễm các đô thị và vùng nông thôn chưa đến mức báo động do số lượng ô tô, xe máy, các thiết bị có thải chất dôxin chưa được sử dụng nhiều. Phân bón thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cũng được sử dụng ở mức hạn chế . Những lý do đó dẫn tới tình trạng môi trường chưa bị ô nhiễm nặng nề nên ít người quan tâm đến bảo vệ môi trường.

+ Hệ thống pháp luật của nước ta trước năm 1986 chưa phải là hệ thống pháp luật hoàn thiện. Cơ chế bao cấp với sự ngự trị của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hoá các quan hệ kinh tế, xã hội đã hạn chế sự phát triển của pháp luật nói chung và pháp luật môi trường nói riêng.

+ Nội dung các quy định của pháp luật ở giai đoạn này chưa phản ánh và đáp ứng được đòi hỏi khách quan của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường. Sự tương hợp của các quy định pháp luật mà Nhà nước ta đã ban hành với các công ước quốc tế còn hạn chế.

Do những lý do trên mà pháp luật môi trường trong giai đoạn này có các đặc điểm sau :

+ Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ môi trường xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước. Các quy định này chưa

+ Các quy định về môi trường hoặc liên quan đến môi trường nằm rải rác trong các văn bàn pháp luật đơn hành được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau, với mực tiêu là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, khía cạnh môi trường chỉ là phần thứ yếu, phát sinh trong các văn bản đó. Chính vì thế các quy phạm về bảo vệ môi trường chưa thể hiện đậm nét trong các văn bản pháp luật này .

+ Các quy định pháp luật về môi trường trong thời kỳ này được ban hành chủ yếu bằng hình thức dưới luật. Ngoại trừ điều 36 Hiến pháp 1980, còn các quy định còn lại đều được ban hành trong các Nghị định, Nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Chính phủ.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay :

Do khủng hoảng kinh tế xã hội cuối những năm 70 đầu những năm 80 đã dẫn đến những cuộc cải cách kinh tế sâu sắc bằng việc xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng, việc chuyển đổi nền kinh tế này đã mang lại cho đất nước ta nhiều thành tựu kinh tế, xã hội tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó nền kinh tế thị trường cũng là những nguyên nhân của nhiều hiện tượng kinh tế, xẫ hội tiêu cực, trong số đó có sự suy thoái môi trường. Vì chạy theo lợi nhuận, làm giầu bằng mọi giá nên các nguồn tài nguyên của đất nước bị khai thác bừa bãi. Nạn dân chúng đua nhau đi đào vàng, khai thác trầm, gỗ quý, đá quý diễn ra ở quy mô lớn đã làm cho môi trường bị suy thoá nghiêm trọng, đồng thời qúa trình đô thị hoá dưới tác động của nền kinh tế thị trường diễn ra khá nhanh chóng cũng đã làm gia tăng sức ép môi trường ở các thành phố, thi xã, nhất là các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Số lượng máy móc thiết bị, ô tô xe máy tăng gấp nhiều lần sơ với 10 năm trước. Lượng khí thải từ các máy móc thiết bị này đã làm cho môi trường, nhất là môi trường đô thị bị ô nhiễm .

Sức ép của vấn đề ô nhiễm môi trường tăng lên cùng với việc sử dụng rộng rãi các hoá chất trừ sâu bệnh, các chất kích thích tăng trọng dẫn đến ngộ độc thức ăn đây chính là biểu hiện rõ nét nhất của sự ô nhiễm môi trường.

Những hậu quả mà chiến tranh và sự phá hoại của con người đối với môi trường rừng dẫn đến hiện tượng lũ quét diễn ra liên tục ở những nơi bị phá trụi, những vùng đất bị ô trọc hoá ngày càng có xu hướng lan rộng.

Vấn đề môi trường toàn cầu cũng là một thách thức mới . Tầng ôzôn bị thủng làm niệt độ quả đất nóng dần lên là nguyên nhân của nhiều biến đối bất thường của khí hậu trên toàn trái đất.

Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho vấn đề bảo vệ môi trường trở thành thách thức lớn của xã hội. Bảo vệ môi trường không chỉ còn là đòi hỏi mang tính cục bộ. Nhu cầu đảm bảo cho đất nước sự phát triển bền vững đã đẩy bảo vệ môi trường thành một trong những ưu tiên chiến lược của Việt nam. Kể từ năm 1986, đặc biệt là những năm đầu của thập kỷ 90, bảo vệ môi trường đã trở thành nguyên tắc Hiến định. Luật môi trường được coi là lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Những sự kiện chính trong quá trình phát triển luật môi trường Việt Nam ở giai đoạn này bao gồm :

+ Hiến pháp năm 1992 đã đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ cùng các lĩnh vực cụ thể khác của đời sống kinh tế.

Trên cơ sở đó Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành đã đưa việc bảo vệ môi trường thành điều khoản riêng biệt. Đây là văn bản luật đầu tiên có đề cập cụ thể đến vấn đề bảo vệ môi trường . Tiếp đó, các văn bản luật khác như Bộ luật Hàng hải 1990, Luật đất đai 1993, Luật dầu khí 1993... đều đưa vệc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác các yếu tố môi trường mà trong đó cá nhân, tổ chức đó hoạt động. Bước phát triển nổi bật nhất của luật môi trường chính là việc ra đời

về môi trường, Nhà nước ta đã khẳng định một lần nữa sự quan tâm của mình đối với công tác bảo vệ môi trường. Tiếp đó do sự đòi hỏi của các điều kiện khách quan Bộ luật dân sự 1995 đã có những quy định về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (tại điều 268...). Bên cạnh đó Bộ Luật hình sự năm 1999 đã dành hẳn chương XVII quy định các tội phạm về môi trường. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản thiết thực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Nghị 121/NĐ - CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ quy đinh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ( Nghị định này thay thế Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường); Nghị quyết 64/2003/QĐ- TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; Nghị định số 67/2003/NĐ - CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ; Quyết định số 782/2003/QĐ-BTNMT ngày 23/6/2003 của Bộ tài nguyên và Môi trường về ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam.

+ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt nam lầ thứ VII xác định bảo vệ môi trường là bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2000. Đặc biệt ngày 15/11/2004 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 41- NQ/ TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá vị trí của bảo vệ môi trường phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc khác nó cũng tạo điều kiện cho quá trình thể chế hoá việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội cụ thể, cũng như trong việc ban hành các văn bản pháp luật.

+ Thực tế xu hướng quốc tế hoá về bảo vệ môi trường ngày càng mở rộng. Những điều đó đã tác động tích cực đến sự ra đời phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam . Việc Việt Nam tham gia các công ước quốc tế về môi trường, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã tạo điều kiện cho cho hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường phát triển .

Với các điều kiện trên, pháp luật bảo vệ môi trường Việt nam giai đoạn từ năm1986 đến nay đã có bước phát triển vượt bậc về cả chất và lượng. Có thể nói hiện tại hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt nam đã tương dối đầy đủ các quy định về những vấn đề, những yếu tố khác nhau của môi trường. Dưới những tác động kể trên thì sự phát triển của pháp luật môi trường ở nước ta đã có biến đổi sâu sắc về nội dung, cũng như hình thức, đồng thời có những đặc điểm sau :

+ Các quy định pháp luật về môi trường đã có nội dung cụ thể và trực tiếp hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. Nhiều quy định pháp luật, kể cả các quy định của Hiến pháp 1992 đã xác định cụ thể và chi tiết quyền và nghĩa vụ các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Các chính sách phát triển kinh tế, xã hội đều được gắn với các vấn đề môi trường để tạo ra sự phát triển bền vững .

+ Nội dung pháp luật về môi trường trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay dã mang tính toàn diện và hệ thống hơn. Các quy định pháp luật về môi trường đã đề cập hầu hết các yếu tố, các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đến quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố khác nhau của môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường cũng đã được ban hành để làm cơ sở pháp lý cho việc xác

định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường.

+ Các quy định pháp luật về môi trường đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Tính tương đồng giữa các quy phạm pháp luật môi trường của Việt Nam với các quy định trong công ước quốc tế về môi trường được nâng cao. Hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam đã khẳng định tính ưu tiên của các quy định trong công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết trước các quy định của pháp luật nội địa trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hiệu lực của các quy định pháp luật môi trường được nâng cao do việc Nhà nước sử dụng nhiều các văn bản luật. Đây là điều kiện tiền đề rất thuận lợi cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ lĩnh vực môi trường. Chính vì lý do này nên các quy định của pháp luật môi trường đã phát huy được tác dụng trong thực tế .

3.1.2.Thực trạng chấp hành pháp luật bảo vệ môi trƣờng

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quan điểm, tư tưởng chỉ đậo về công tác bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước, một số Bộ, Ngành đã ban hành quy chế bảo vệ môi trường ngành, nhiều địa phương cũng đã có quy định về bảo vệ môi trường, nhiều cơ sở sản xuất đã có sự chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường và chú trọng công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho công tác bảo vệ môi trường. Ở nhiều đại phương đã có nhiều phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường như : phong trào xây dựng thói quen, nếp sống sạch sẽ, vệ sinh; phong trào xanh - sạch - đẹp ; tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường ; bảo vệ đa dạng sinh học; chiến dịch làm sạch thế giới...

Nhìn chung nhiều năm qua, nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đã chú trọng đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường; đã ra nhiều nghị quyết và

quyết định quan trọng về bảo vệ môi trường nói chung và việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh,

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Trang 73)