TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ MÔI TRƢỜNG Ở MỘT SỐ NƢỚC

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Trang 89)

Pháp luật môi trường của nhiều nước đều quy định chủ thể vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường phải chịu trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên quy định của thể củẩ các nước không giống nhau.

Đối với Singapo : Trong Luật Kiểm soát môi ô nhiễm môi trường (có hiệu lực từ ngày 01/07/2002) quy định rõ nguyên tắc : chủ thể gây thiệt hại cho môi trường phải chịu trách nhiệm pháp lý và các hình thức trách nhiệm pháp lý được quy định ngay trong điều luật kể cả trách nhiệm hình sự. Đối với hành vi gây hại cho không khí thì hình thức trách nhiệm chủ yếu là phạt tiền và không phải chịu trách nhiệm hình sự như Việt Nam, nhưng mức phạt tiền rất cao và có sự phân biệt giữa vi phạm lần đầu với tái phạm đủ để khắc phục hậu quả suy thoái môi trường ( Khoản 1, Điều 11 Luật Kiểm soạt môi trường Singapo). Đối với hành vi gây ô nhiễm nước có mức phạt cao hơn rất nhiều so

không những bị phạt tiền mà còn có thể bị phạt tù (Điều 17 Luật Kiểm soạt môi trường Singapo). Hình phạt này đảm bảo thi hành trên thực tế rất cao vì nếu bất kỳ chủ thể nào không thi hành bản án thì sẽ bị phạt tiền đến 100.000 $ hoặc bị phạt tù 3 tháng hoặc phải chịu cả 2 hình thức này; nếu có quyết định buộc và chấm dứt hoạt động thương mại vô thời hạn hoặc bị buộc tạm ngừng trong một thời gian mà không chấp hành thì sẽ bị phạt 2.000 $ cho mỗi ngày vi phạm.

Có thể thấy rằng trong Luật Kiểm soát ô nhiễm môi trường của Singapo thì người vi phạm có thể bị áp dụng một trong 2 hình phạt là phạt tiền hoặc phạt tù hoặc bị áp dụng cả 2 hình phạt này. Tuy nhiên hình phạt tiền vẫn được coi là hình phạt chính. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng hình phạt tiền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc trừng phạt chủ thể vi phạm, nhất là đối với chủ thể là tổ chức, và cũng còn do hình thức phạt tiền có độ chính xác cao, dễ thay đổi nên càng trở nên có hiệu quả. Ngoài 2 hình phạt này thì chủ thể vi phạm còn phải có nghĩa vụ phục hồi thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra Singapo còn áp dụng biện pháp buộc lao động công ích để làm sạch môi trường. Biện pháp này có tác dụng giao dục ý thức bảo vệ môi trường và ý thức chấp hành pháp luật môi trường

Như vậy có thể thấy rằng các quy định về hành vi gây ô nhiễm môi trường trong Luật Kiểm soát môi trường của Singapo thuận lợi cho người áp dụng vì người có thẩm quyền không phải xác định hậu quả của hành vi vi phạm (điểm này khác với các quy định tại chương các tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự Việt Nam). Điều này xuất phát từ quan điểm coi trọng hoạt động bảo vệ môi trường và đề cao việc bảo vệ lợi ích công cộng nên theo quan điểm của các nhà làm luật Singapo chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể

hiện tính chất nguy hiểm của tội phạm chứ không cần phải xác định hậu quả của hành vi đó khi định mức hình phạt.

Đối với Thái Lan : Luật chất lượng môi trường thiên nhiên năm 1992 có thể coi là văn bản khung trong đó chứa đựng những quy phạm tién bộ dẩy mạnh việc bảo vệ môi trường. Luật này quy định về quyền cá nhân được thông tin, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm môi trường của mà người khác gây ra, và nghĩa vụ của cá nhân hỗ trợ, hợp tác với với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt Luật cho phép thành lập Uỷ ban liên ngành kiểm soát ô nhiễm theo dõi giám sát việc tuân theo pháp luật về môi trường. Uỷ ban này có quyền ban hành các văn bản quy phạm về tiêu chuẩn môi trường. Một điểm nổi bật trong hệ thống pháp luật môi trường Thái Lan là trách nhiệm hình sự, hành chính, dân sự đều được quy định cụ thể trong luật giúp cho việc xử lý môi trường hiệu quả hơn.

Đối với Canađa: Điểm nổi bật trong pháp luật về bảo vệ môi trường của Canađa là phân biệt rõ giữa trách nhiệm cá nhân và pháp nhân.

Theo quy định của Luật chất lượng môi trường Canađa, cùng một hành vi vi phạm thì hình phạt tù không áp dụng với pháp nhân mà chỉ áp dụng với cá nhân (giống quy định của phát luật Việt Nam).Tuy nhiên, mức phạt tiền áp dụng đỗi với pháp nhân cao hơn nhiều so với cá nhân. Ví dụ: theo quy định của Luật Chất lượng môi trường của Canađa thì hành vi thải lượng chất thải lớn hơn mức cho phép thì với cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2.000$ đến 20.000$ khi vi phạm lần đầu, hoặc phạt tiền từ 4.000$ đến 40.000$ khi bị kết án từ lần thứ hai trở đi hoặc bị phạt tù đến một năm hoặc vừa bị phạt tù vừa bị phạt tiền. Nhưng cũng cùng hành vi trên thì pháp nhân sẽ bị phạt tiền gấp từ 3 lần đến 25 lần so với cá nhân.

tuy nhiên, trong quy định của pháp luật môi trường Việt Nam lại chưa có sự phân biệt mức phạt tiền giữa cá nhân và pháp nhân.

Ở Canađa, ngoài hành vi xâm hại trực tiếp đến môi trường, thì với chủ thể có hành vi có khả năng gây tác động đến môi trường thì trước khi thực hiện hành vi này phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu vi phạm quy định này chủ thể vi phạm sẽ bị phạt từ 300$ đễn 5.000$.

Để đảm bảo cho hình phạt tiền được tiến hành có hiệu quả, đạt được mục đích hình phạt thì trong Luật chất lượng môi trường Canađa còn có quy định cho phép áp dụng các quy định của pháp luật thế nợ bằng bất động sản. Theo đó những chủ thể bị phạt tiền nếu không chấp hành hình phạt thì tài sản thuộc sở hữu của người đó có thể bị cưỡng chế để đảm bảo cho hình phạt tiền được thi hành.

Chủ thể vi phạm bên cạnh việc phải chịu hình phạt tù hoặc chịu cả 2 hình phạt trên, còn có nghĩa vụ khắc phục hậu quả. Việc quyết định buộc chủ thể vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục là thuộc thẩm quyền quyết định của Toà án. Toà án căn cứ vào mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế để buộc chủ thể vi phạm phải bỏ chi phí để thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm khôi phục lại trạng thái của sự vật trước khi bị vi phạm. Quy định cũng tương tự như quy định tại diều 7 Luật Bảo vệ môi trường của Việt nam khi xác định nguyên tắc : chủ thể gây tổn hại cho môi trường do hoạt động của mình phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc này bảo đảm rằng những thiệt hại của môi trường luôn được khắc phục.

Ngoài ra theo Luật chất lượng môi trường của Canađa thì không chỉ chủ thể trực tiếp vi phạm phải chịu trách nhiệm mà cả những chủ thể liên quan cũng phải chịu trách nhiệm. Cụ thể, những người thực hiện hành vi trợ giúp cho người khác vi phạm quy định của luật này, hoặc khuyên bảo, khuyến khích, xúi dục người khác thực hiện hành vi gây nguy hại cho môi trường thì

cũng coi như vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt như chính chủ thể thực hiện hành vi đó.

Như vậy, có thể thấy rằng trong pháp luật của Canađa có quy định phân biệt rất rõ trách nhiệm của cá nhân với pháp nhân. Mức phạt tiền của pháp nhân bao giờ cũng cao hơn mức phạt tiền đối với cá nhân và hình phạt tiền là hình phạt chính trong pháp luật môi trường của Canađa. Điều này thể hiện rõ nguyên tắc trách niệm của tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường: các tổ chức, cá nhân khi sử dụng các thành phần môi trường phải có trách nhiệm đóng góp tài chính và khi có hành vi gây thiệt hại cho môi trường thì phải bồi thường thiệt hại và việc pháp luật hạn chế việc áp dụng hình phạt tước tự do, tăng cường hình phạt mang tính chất kinh tế là phù hợp với hướng phát triển chung của hệ thống hình phạt các nước tiến bộ.

Đối với Thuỵ Điển : điểm nổi bật nhất trong pháp luật môi trường Thuỵ Điển là buộc mua tài sản bị thiệt hại.

Ngoài những hình thức trách nhiệm như đã quy định của nhiều nước thì trong bộ Luật môi trường của Thuỵ Điển có một hình thức trách nhiệm mới, đó là buộc người gây thiệt hại phải mua tài sản bị thiệt hại. Theo đó, nếu một tài sản là ( ví dụ là đất) bị xâm hại khiến cho chủ sở hữu tài sản đó không khai thác được một phần hay toàn bộ lợi ích từ tài sản đó, hoặc khi chủ sở hữu sử dụng toàn bộ hay một phần tài sản đó dẫn đến những hậu quả bất lợi (hay dẫn đến thiệt hại khi sử dụng) thì chủ thể gây thiệt hại buộc phải mua tài sản bị mất công dụng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu. Quy định này cũng áp dụng khi người có trách nhiệm thực hiện việc khắc phục thiệt hại dẫn đến việc chủ sở hữu không khai thác được một phần hay toàn bộ lợi ích của tài sản hoặc khi chủ sở hữu sử dụng tài sản đó bị những hậu quả bất lợi. Quy định này bảo đảm rằng chủ thể gây thiệt hại sẽ luôn phải có trách nhiệm khắc phục thiệt hại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)