MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Trang 69)

Thông thường những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đều phải chịu trách nhiệm pháp lý ( dân sự, hành chính hoặc hình sự ), các dạng trách nhiệm pháp lý này thường không áp dụng một cách độc lập mà có kết hợp và bổ sung cho nhau.

Để xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, các quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường đều có chung mọt số biện pháp áp dụng như : buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) .Tuy nhiên đối với trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các biện pháp nói trên được áp dụng là biện pháp chính, người vi phạm và người bị vi phạm có thể thoả thuận với nhau khi thực hiện các biện pháp này. Nếu

người có hành vi vi phạm không thực hiện, thì người bị vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình.

Đối với các quy định về xử lý vi phạm hành chính, người đưa ra các biện pháp áp dụng các hình thức xử phạt là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hình thức xử phạt bao gồm: phạt cảnh cáo, phạt tiền. Ngoài ra, tuỳ theo mức độ vi phạm, người vi phạm còn có thể phải chịu một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung :

+ Tước quyền sử dụng giấy phép về môi trường. + buộc chấm dứt hành vi vi phạm

+ Buộc thực hiện đúng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

+ Buộc áp dụng các biện phápkhắc phục hậu quả. + Buộc tiêu huỷ hoặc tái xuất chất thải.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện.

Trên đây chỉ là sự phân định về mặt lý thuyết giữa hai hình thức trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính. Trên thực tế, các vụ tranh chấp xảy ra có liên quan đến bảo vệ môi trường hầu như không áp dụng được các quy định chung về trách nhiệm dân sự (vì trong lĩnh vực này các quy định của pháp luật còn thiếu), rất ít các trường hợp các chủ thể yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp và yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường. Vì vậy, biện pháp xử lý vi phạm hành chính được coi là hữu hiệu nhất để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc áp dụng bồi thường thiệt hại trước đây cũng được sử dụng với tư cách là hình thức xử phạt vi phạm bổ sung, cũng dựa trên “ nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi gây thiệt hại

và bên bị thiệt hại “ (khoản 1 Điều 2 Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 của

Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) nhưng lại chỉ áp dụng “đối với những thiệt hại về vật chất do vi phạm hành

chính về bảo vệ môi trường gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng” ( Khoản 2 Điều 2 Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường). Tuy nhiên, trên thực tế với sự quy định như trên thì rất khó áp dụng biện pháp trách nhiệm pháp lý vì có sụ chồng chéo giữa bồi thường thiệt hại vật chất trong dân sự với bồi thường thiệt vật chất trong hành chính, một điểm chưa hợp lý của quy định trên là thường quan hệ trách nhiệm hành chính là những quan hệ mà trong đó một bên là cơ quan quản lý nhà nước với chủ thể vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, trong khi đó việc bồi thường thiệt hại vật chất lại do các bên tự thoả thuận, điều này mâu thuẫn với bản chất của trách nhiệm hành chính. Chính vì lý do đó mà Nghị định 121/2004/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 12/05/2004 thay thế Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã không quy định việc bồi thường thiệt hại là hình thức xử phạt vi phạm hành chính bổ sung nữa, bởi đây là trách nhiệm dân sự, và cần được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự.

Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm hành chính. Bộ luật Hình sự 1999 đã quy định 10 tội danh liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo các quy định này thì các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hầu hết chỉ cấu thành tội phạm khi có dấu hiệu đã bị xử phạt hàch chính, trong đó các hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính phải là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cùng loại mới được coi là căn cứ để xác định dấu hiệu này. Trong một số tội phạm ( quy định tại Điều 187, 188, 189 Bộ luật Hình sự), dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính được áp dụng độc lập hay nói cách khác người bị xử hành chính về bảo vệ môi trường, chưa hết thời hạn một năm lại tái phạm và hành

vi tái phạm cũng giống như hành vi đã bị xử phạt hành chính thì lần tái phạm sau này dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng vẫn chịu trách nhiệm hình sự.

Giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có điểm chung là vẫn đề xác định thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường nói chung (diện tích đất, nước, khu vực không khí bị ô nhiễm...); thiệt hại cho con người (tính mạng, sức khoẻ); thiệt hại gây ra cho tài sản ( bao gồm thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục hậu quả). Tuy nhiên để xác định trách nhiệm dân sự chỉ cần chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường do pháp luật quy định (chưa cần có thiệt hại xảy ra) thì người bị vi phạm đã có quyền yêu cầu chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Việc xác định thiệt hại xảy ra chỉ là yếu tố bắt buộc khi áp dụng hình thức bồi thường thiệt hại. Ngược lại trong trách nhiệm hình sự dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của đa số các tội phạm liên quan đến môi trường.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

3.1 . Thực trạng về pháp luật bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam 3.1.1. Đặc điểm về pháp luật bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Trang 69)