CƠ SỞ CỦA TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰCBẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Trang 41)

 Cũng giống như trách nhiệm pháp lý nói chung, cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với cá nhân, tổ chức đó là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ( tức là phải xác định được các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật môi trường, bao gồm : mặt khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể ).

+ Mặt khách quan : là hành vi sự xâm phạm vào các quy định của Nhà

nước trong việc bảo vệ môi trường, xâm phạm vào sự trong sạch, tính tự nhiên của môi trường thiên nhiên quá mức cho phép, xâm phạm vào sự ổn định của môi trường sống gây tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người và các loài sinh vật; gây ra hậu quả; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi đó và hậu quả đã gây ra.

+ Mặt chủ quan : phải xác định được lỗi, hình thức, tính chất lỗi hay nói

cách khác phải xác định được việc biểu hiện nhận thức, ý chí trạng thái tâm lý của chủ thể có hành vi vi phạm.

+ Mặt chủ thể: là những cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.

+ Mặt khách thể: là các quan hệ xã hội được hình thành trong việc bảo vệ

nhiên thuận lợi đối với con người, các động vật sống khác và đảm bảo an ninh sinh thái của con người

Đối tượng của khách thể chính là các tài nguyên thiên nhiên như : không khí, nước, đất, động vật, rừng .v.v...

 Cá nhân, tổ chức được coi là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức không thực hiện hay thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ được quy định trong pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay thì quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được chia thành các nhóm sau:

+ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc đánh giá tác

động môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được quy định tại :

Điều 2 mục 11, Điều 17, Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 Khoản 1 Điêù 38 Luật Thuỷ sản năm 2003

Khoản 1 Điều 37 Luật Xây dựng năm 2003

+ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường

trong lĩnh vực tài nguyên nước, được quy định tại :

Điều, 18, Điều 22, Điều 23 Luật tài nguyên nước năm 1998

Nghị 179/NĐ-CP ngày 30 /12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật tài nguyên nước.

+ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường

trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, được quy định tại :

Điều 6, 7,8,9, 16, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 26, 27, 32, 33, 45, 46, 51, 52 v.v... của Luật khoáng sản năm 1996.

Điều 10, Điều 12 Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật khoáng sản.

+ Quyền, nghĩa vụ , trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi

trường trong lĩnh vực dầu khí, được quy định tại :

Luật dầu khí năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2000 rtại cac điề 3,4, 5, 7, 10,11, 12, 42.v.v...

Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 12.v.v... Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 2/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật dầu khí.

+ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức về bảo vệ môi trường

trong lĩnh vực thuỷ sản, được quy định tại :

Điều 4, 6,7, 11, 12, 24, 25 .v.v... Luật thủy sản năm 2003.

Điều 6, Điều 10, Điều 16 v.v... Nghị định số 49/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ về hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường

trong lĩnh vực đất đai, được quy định tại :

Điều 11,12,14.v.v... Luật đất đai năm 2003.

Điều 72, 89, 90, 105,107, 123 v.v... Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai

Điều 8 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

+ Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường trong lĩnh

vực xử lý chất thải, hoá chất, chất độc hại và chất phóng xạ, được quy định

tại:

Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 1517,18 v.v... của Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ

Điều 40, 41, 42, 43 59, 63, 64 v.v... của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 .

Như vậy các cá nhân, tổ chức bị truy cứu trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi có vi phạm các nhóm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nêu trên .

Cũng giống như trách nhiệm pháp lý nói chung thì các hình thức trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm :

+ Trách nhiệm hình sự + Trách nhiệm dân sự + Trách nhiệm hành chính + Trách nhiệm kỷ luật, vật chất

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam (Trang 41)