3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.1.1. Giải pháp chung
- Quy hoạch tổng thể vùng nuôi
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển NTTS ở địa phương. Việc quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất hoang hóa, đất bị nhiễm mặn sang nuôi tôm giúp dân tận dụng triệt để nguồn lực đất đai hiện có, bên cạnh đó giúp tạo thêm thu nhập cho người dân. Hiện tượng khoanh vùng, lấn phá làm ao nuôi đang diễn ra một cách tự phát gây ra mâu thuẫn giữa những người nuôi trồng và những người khai thác trên đầm phá, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong nuôi tôm cần chú trọng hình thức nuôi BTC và phát triển lên thâm canh, tiến tới thu hẹp và xoá bỏ dần diện tích nuôi QCCT, nhân rộng mô hình thâm canh trên địa bàn.
- Phát triển CSHT – VCKT phục vụ nuôi trồng
Cần củng cố hệ thống đê bao ngăn mặn, xây dựng hệ thống thủy lợi và ao nuôi phù hợp với yêu cầu nuôi trồng. Quy trình thiết kế, xây dựng hệ thống CSVC kỹ thuật cần chú ý đến nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo tuân thủ dòng chảy, tránh gây ách tắc làm ô nhiễm nguồn nước… Xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý giúp chủ động nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho các hồ nuôi.
-Giải pháp tín dụng
Việc chuyển đổi từ hình thức thấp sang hình thức sản xuất cao hơn đòi hỏi phải có sự đầu tư vốn lớn. Điều này vượt quá khả năng của các nông hộ. Những năm gần đây, do mỗi trường nước bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh xảy ra liên miên khiến cho một số hộ rơi vào tình trạng nợ nần, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng, việc vay vốn cũng trở nên khó khăn. Người dân thường có xu hướng mua chịu thức ăn, các loại đầu vào ở thương lái rồi đến kỳ thu hoạch đem bán lại để trả nợ nên thường xuyên bị ép giá, lợi nhuận thu được không cao. Chính quyền địa phương nên có biện pháp hỗ trợ người dân trong vấn đề nguồn vốn và thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ giúp người dân có thời gian trả nợ.
- Công tác khuyến nông
Việc tổ chức các lớp tập huấn tuy có diễn ra nhưng chưa đạt hiệu quả cao do chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết. Chính quyền địa phương nên phối hợp với các cơ quan ban ngành tổ chức tốt hơn các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu người dân, đồng thời tham khảo ý kiến về vấn đề này. Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt có sự tham gia của người dân để họ có thể bày tỏ những vấn đề bức xúc giúp nâng cao hiệu quả công tác khuyến ngư.
3.1.2 Giải pháp riêng cho từng hộ
- Về thời vụ thả: Thời gian thả tôm giống có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động sản xuất. Trong vụ xuân hè vừa qua, ở thị trấn đã có một số hộ thả tôm trước thời vụ gặp phải thời tiết thay đổi dẫn đến tôm bị dịch bệnh và phải tiến hành tiêu hủy. Phòng khuyến ngư huyện Phú Vang đã có khuyến cáo bà con nên thả tôm giống vào đầu tháng 3 Dương lịch và thu hoạch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6; nên thực hiện 1 vụ nuôi ăn chắc còn hơn 2 vụ bấp bênh.
- Về thức ăn: Hạn chế việc sử dụng thức ăn tươi gây ảnh hưởng đến moi trường ao nuôi. Tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp vì đay là nguồn thức ăn chứa đầy đủ dinh dưỡng,giúp tôm nhanh tăng trọng và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên cần chú ý trong vấn đề cho ăn, không nên cho quá nhiều tránh việc tồn đọng thức ăn trong môi trường ao nuôi dễ gây ra dich bệnh. Vì tôm có tập tính thường tập trung vào các bờ ao nên khi cho ăn phải rải đều quanh ao để tôm có thể ăn hết. Lượng thức ăn cung cấp phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của tôm.
Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm như Oxy hoà tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự tạo ra các khí độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh… Ðáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào chất đất và sự lắng tụ chất thải trong quá trình nuôi tôm mà đặc biệt là chất thải hữu cơ. Tôm sú là loài thường xuyên bơi lội nhưng chúng hầu như lúc nào cũng tìm kiếm thức ăn dưới đáy ao, cho nên điều kiền đáy ao có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của tôm nuôi. Chính vì vậy, ngoài việc chọn chất đất tốt để xây dựng ao nuôi thì việc quản lí tốt chất thải lắng tụ, giữ nền đáy ao luôn sạch là một trong những biện pháp rất cần thiết cho tất cả các hệ thống ao nuôi tôm mà đặc biệt là các hệ thống ao nuôi tôm sú năng suất cao.
Một trong những biện pháp giải chất thải trong ao nuôi tôm là dùng hệ thống máy hút bùn ra khỏi ao nuôi. Việc áp dụng giải pháp hút bùn ra khỏi ao nuôi là một việc làm có thể mang lại hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây nguy hại cho tôm tùy thuộc vào kỹ.
Về con giống: Bà con nông dân nên tìm mua con giống ở những cơ sở đáng tin cậy và qua kiểm dịch nhằm đảm bảo tôm sạch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
- Về XDCB ban đầu và xử lý ao: Việc đầu tư xây dựng ao nuôi ban đầu càng kiên cố thì càng tránh được hiện tượng rò rỉ nước trong ao, tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật lạ vào ao gây dịch bệnh cho tôm.
PHẦN III