Bảng 6: chi phí xây dựng cơ bản và mua dụng cụ nuôi tôm
Chỉ Tiêu ĐVT Số Lượng Giá Trị BQ/hộ (1000đ/hộ)
QCCT BTC QCCT BTC QCCT BTC Ao nuôi cái 55 7 Máy nổ cái 27 12 49880,77 22169,23 1108,46 4433,85 Ống bơm nước mét 83 35 4565 1.925 101,4 385 Thuyền cái 43 7 133300 21700 2962,2 4340 Nò sáo cái 780 0 62370 0 1247,4 0
Chài lưới cái 2061 0 80650 0 1613 0
Tổng 330765,77 45794,23 7032,46 498,74
(Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi tôm năm 2010)
Xây dựng cơ bản mới chỉ là bước đầu tư ban đầu nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nuôi tôm. Để có thể tạo ra sản phẩm thì hàng năm các hộ điều tra đã phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn. Do tính ổn định của diện tích canh tác, điều kiện tự nhiên nên số liệu giữa các năm ít có sự thay đổi, vì thế chúng lấy số liệu năm 2010 làm cơ sở phân tích. Bảng trên là số liệu điều tra tình hình đầu tư nuôi tôm của các hộ năm 2010 tính bình quân trên 1 ha .
Theo điều tra 50 hộ nuôi tôm thì có 62 ao nuôi, do một số người nuôi có 2 ao, có nhiều người thì nuôi chung. Trong 50 hộ thì chỉ có 5 hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh, còn lại 45 hộ là nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến.
Từ bảng trên ta thấy chi phí đầu tư cho các dụng cụ nuôi tôm ở 50 hộ điều tra rất là lớn cụ thể là 376.560.000đ, trong đó quảng canh cải tiến là 330.765.770 và bán thâm canh là 45.794.230đ mặt khác chi phí bình quân trên 1 hộ là 7.531.200đ trong đó chi phí bình quân của quảng canh cải tiến là 7.032.460đ và của bán thâm canh là 498.740.
Ta thấy đó là 1 khoản đầu tư rất lớn đối với người nuôi tôm. Trong đó chi phí nuôi tôm là lớn nhất bởi vì mỗi hộ nuôi tôm nào cũng trang bị cho mình 1 chiếc ghe mà 1 chiếc ghe lại có giá trị rất lớn có giá từ 2-4 triệu đồng tùy theo thời điểm mua.
Ngoài ra chi phí máy nổ cũng rất lớn cũng do giá trị của dụng cụ máy nổ cũng khá cao. Và chi phí cho chài lưới và nò sáo cũng khá cao, riêng chài lưới người nuôi do thu theo cách thu tỉa nên khi thu thì cần sử dụng lưới để bắt tôm, cua, cá và sau mỗi lần như vậy thì lưới sẽ nhanh chóng bị hỏng buộc người dân phải mua lưới mới, vì vậy mà chi phí này cũng khá cao. Mặt khác, do người nuôi ở xã Phú An thường chắn nò, sáo để tạo thành ao nuôi và có diện tích lớn nên việc đầu tư mua sắm dụng cụ này cũng khá cao.
Theo bảng số liệu ta thấy được, chi phí đầu tư của các hộ nuôi theo hình thức quảng canh nhiều hơn so với bán thâm canh, điều này cũng dễ hiểu bởi vì số lượng người nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến nhiều hơn so với hình thức bán thâm canh nhiều lần.