Chi phí đầu tư các đầu vào:

Một phần của tài liệu Kết quả và hiệu quả nuôi tôm ở xã phú an huyện phú vang (Trang 28 - 31)

Là chi phí phải bỏ ra để cải tạo ao nuôi, mua tôm giống, thuê lao động và việc chăm sóc…Chi phí này người nuôi phải bỏ ra 1 khoản rất lớn do đó có phần quan trọng trong việc thu lời hay lỗ của người nuôi vì vậy nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá kết quả và hiệu quả của nuôi tôm.

Trong sản xuất vật chất, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay, muốn thu được kết quả nào đó đều phải bỏ ra một mức chi phí nhất định. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhà sản xuất là làm sao để có hiệu quả cao nhất. Nhưng trên thực tế, việc tính toán, đầu tư chi phí, phối hợp các yếu tố đầu vào như thế nào cho phù hợp là một việc hết sức khó khăn và quan trọng, bởi nó quyết định đến kết quả, hiệu quả cuối cùng của người sản xuất.

Qua việc điều tra thực tế cho thấy, tổng chi phí trung gian của cả 2 hình thức là 28.406.060 đ, trong đó bán thâm canh là 9.728.430đ chiếm 34,25 % và quảng canh cải

tiến là 18.677.630đ chiếm 65,75% của tổng chi phí trung gian, khấu hao là 1.245.330 đ, trong đó bán thâm canh là 110.280đ chiếm 8,75% của tổng khấu hao, quảng canh cải tiến là 1.135.080đ chiếm 91,15% tổng khấu hao, ta thấy chi phi trung gian chiếm 1 tỉ lệ rất lớn . Có nhiều nguyên nhân làm chi phí trung gian nhiều như thế, trong đó chi phí giống và giá thức ăn cao làm cho chi phí trung gian cao, sự kém chất lượng và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như hiện tượng nhiễm mặn, mưa lụt.. cũng đòi hỏi các hộ phải tu bổ ao nhiều.

Giống là một trong những yếu tố đầu vào quyết định đến năng suất và sản lượng của tôm. Qua số liệu điều tra trong 50 hộ nuôi tôm thì bình quân trên 1 ha người dân phải bỏ ra 6.850.970đ để mua giống chiếm tỉ lệ 24,12% toàn chi phí trung gian, trong đó, hình thức quảng canh cải tiến 4.784.290đ chiếm 16,84%, hình thức bán thâm canh 2.066.680đ chiếm 7,28% tổng chi phí trung gian.

Bảng 7 - Chi phí đầu tư các đầu vào nuôi tôm năm 2010 tính bình quân trên 1ha

Chỉ Tiêu Giá Trị 1000đ/ha Tỷ lệ %

QCCT BTC QCCT BTC

-Chi phí chuẩn bị ao 3879,48 2172,09 13,66 7,64

+ Vật tư tu bổ 1851,14 609,20 6,52 2,14

+ Xăng dầu nạo vét 129,02 338,12 0,45 1,19

+ Chi phí khác nạo vét, tu sửa

150,50 25,11 0,53 0,09

+ Chi phí thuê tu sửa , nạo

vét 486,32 700,83 1,71 2,47 + Vôi 634,24 238,35 2,23 0,84 + Hóa chất xử lý khác 260,14 296,58 0,92 1,04 + Chi phí khác chuẩn bị ao 268,04 63,98 0,94 0,23 - Thức ăn 9282,02 3394,29 32,68 11,95 + Thức ăn tươi 382,55 42,94 1,35 0,15

+ Thức ăn công nghiệp 8899,47 3351,35 31,33 11,8

- Giống 4784,29 2066,68 16,84 7,28

- Phân bón 218,14 159,92 0,77 0,56

- Thuốc bệnh 110,26 98,24 0,39 0,34

- Điện thay nước 0 3,05 0 0,01

- Xăng dầu thay nước 959,72 282,36 3,38 0,99

- Thuê thu hoạch trọn gói 434,87 395,27 1,53 1,39

- Chi phí khác 108,85 48,53 0,38 0,21

Tổng IC 18677,63 9728,43 65,75 34,25

Tổng IC 2 hình thức 28406,06 100

Khấu hao 1135.08 110,28 91,15 8,75

Tổng khấu hao 2 hình thức 1245,33 100

(Nguồn : số liệu điều tra năm 2010)

Thức ăn công nghiệp là yếu tố quyết định nhất năng suất của tôm và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí đầu tư nuôi tôm. Theo số liệu bảng 4, thức ăn công nghiệp chiếm 43,13% tỉ trọng tổng chi phí đầu vào, trong đó hình thức bán thâm canh chiếm 11,8% còn quảng canh cải tiến chiếm 31,33% tổng chi phí đầu vào. Điều này cũng dễ hiểu vì giá thành của thức ăn công nghiệp khá cao. Do đó ta có thể dàng nhận thấy thức ăn công nghiệp chiếm phần hết sức quan trọng trong việc đem lại lợi nhuận cho người nuôi như thế nào.

Do sự kém chất lượng và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như hiện tượng nhiễm mặn, mưa lụt.. cũng đòi hỏi các hộ phải tu bổ ao nhiều. Vì vậy kéo theo chi phí

cho việc tu sửa ao nuôi và các chi phí cho việc chuẩn bị ao khá cao chiếm 21,3% đối với tổng chi phí trung gian, trong đó, bán thâm canh chiếm 7,64%, quảng canh cải tiến chiếm 13,66% tổng chi phí trung gian.

Ngoài những chi phí lớn trên, người nuôi tôm còn phải đầu tư thêm các khoản mục chi phí cần thiết khác như: thuốc bệnh, xăng dầu thay nước, điện thay nước, thuê thu hoạch tôm trọn gói, thức ăn tươi… Riêng khoản mục thức ăn tươi được khá ít nhà chú ý tới bởi hiểu biết kĩ thuật và khả năng vốn, quy mô nuôi chưa cao. Để sản phẩm tôm cũng như là khả năng tiêu thụ tôm của bà con có thể hướng tới được các thị trường lớn thì việc cho tôm ăn thức ăn tươi, ít chứa hàm lượng kháng sinh là rất tốt.

Một phần của tài liệu Kết quả và hiệu quả nuôi tôm ở xã phú an huyện phú vang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w