Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tây (Trang 36)

2.1.1.1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam: (tên gọi tắt là BIDV)

*) Thời kỳ từ năm 1957-1980:

Ngày 24/06/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ - trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ.

Nhiệm vụ của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn, kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.

*) Thời kỳ từ 1981 - 1989:

Ngày 26/04/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế kế hoạch nhà nước.

*) Thời kỳ 1990 - 1994:

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Do vậy nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân hàng để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn

30

vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp để phục vụ đầu tư phát triển.

Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV; được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.

*) Thời kỳ 1996 - 30/04/2012:

Đây là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV sau năm 2005. Khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; được Nhà nước trao tặng “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

*) Thời kỳ từ 01/05/2012 đến nay:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành “Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”

Sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

- Tên Việt Nam đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tên giao dịch quốc tế: Joint sotck commercial Bank for Investment and Development of Vietnam.

- Tên gọi tắt : BIDV

- Địa chỉ : Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Điện thoại :(+84-4) 22205544 - Fax: (+84-4) 22200399 - Website : www.bidv.com.vn - Swift code: BIDVVNVX

Các sản phẩm, dịch vụ của BIDV cung cấp cho khách hàng:

BIDV cấp tín dụng cho các nhu cầu của khách hàng trên cơ sở các khoản tín dụng đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế và đáp ứng các điều kiện tín dụng theo quy định dưới các hình thức:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

- Tài trợ xuất nhập khẩu, bao gồm Thư tín dụng và Chiết khấu bộ chứng từ phục vụ hoạt động kinh doanh cho các công ty.

31

- Cho vay đồng tài trợ: Thực hiện đối với những dự án, nhu cầu vốn lớn, thực hiện chính sách đồng tài trợ của BIDV với các ngân hàng đồng tài trợ cùng tham gia. Trong trường hợp này BIDV sẽ là đầu mối thực hiện thu xếp khoản vay hợp vốn, đồng tài trợ bằng một hợp đồng duy nhất, trong đó có một số tổ chức tín dụng cùng tham gia.

- Bảo lãnh: Hình thức đảm bảo nghĩa vụ của một bên thứ ba trong các trường hợp như: Đấu thầu, thực hiện hợp đồng, tạm ứng trước giá trị hợp đồng, phát hành theo sự uỷ nhiệm của đối tác…Các hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành chất lượng công trình, bảo hành chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh đối ứng và các loại bảo lãnh được phép khác.

- Thấu chi: Là hình thức tín dụng quay vòng, trong đó BIDV thoả thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng, phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trường hợp này khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản của mình và thanh toán khoản vay trên chính tài khoản ấy, với điều kiện là số dư có trên tài khoản không vượt quá một hạn mức đã thoả thuận trước. Hình thức tín dụng này được cung cấp trong vòng một năm, với sự rà soát thường xuyên nhằm đảm bảo tài khoản được vận hành tốt.

- Thẻ tín dụng: BIDV phát hành thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Mastercard…) và thẻ tín dụng nội địa cho các khách hàng có đủ uy tín, có khả năng sử dụng dịch vụ này một cách đúng đắn trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp của thẻ. Khách hàng sử dụng sản phẩm này có thể thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM) hoặc điểm ứng tiền mặt hay điểm thanh toán chấp nhận thẻ của BIDV.

- Dịch vụ Ngân hàng điện tử như: IBMB (Internet and mobile banking); các dịch vụ giá trị gia tăng khác như: nhắn tin giao dịch qua điện thoại (BSMS), nạp tiền điện thoại (VN Topup),… nhằm phục vụ tối đa hoá nhu cầu của khách hàng.

32

người lao động đang làm việc trong các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp có nguồn thu nhập ổn định.

2.1.1.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây.

*) Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (trước khi sáp nhập vào Hà Nội chi nhánh có tên là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây) là một trong những chi nhánh của BIDV, tiền thân là Phòng Đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập ngày 01/06/1990. Kể từ ngày 01/01/1995 ngân hàng có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, dân cư, tổ chức nước ngoài,… bằng Việt Nam đồng (VNĐ) và đô la mỹ (USD) để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.

Hiện nay, Ngân hàng hoạt động như là một NHTM với những lĩnh vực kinh doanh chính có bề dày kinh nghiệm của Ngân hàng là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và khách hàng truyền thống là các đơn vị trực thuộc khối xây lắp thì BIDV cũng xác định hoạt động NHBL là trọng tâm và ưu tiên chiến lược hàng đầu trong quá trình phát triển.

*) Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây:

33

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV Hà Tây

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - BIDV Hà Tây)

- Ban Giám đốc

Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội sở chính về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh.

- Khối Quan hệ khách hàng (QHKH) bao gồm: Phòng QHKH1, phòng QHKH2 và phòng QHKH cá nhân. Nhiệm vụ chính của khối QHKH là:

+ Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng; + Công tác tín dụng.

- Phòng Quản lý rủi ro

+ Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng;

+ Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro nhằm giảm nợ xấu, phát hiện và xử lý kịp thời nợ xấu;

34

+ Đề xuất lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt hạn mức tín dụng, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu...

+ Đầu mối phối hợp với các bộ phận đánh giá lại tài sản bảo đảm theo đúng quy định của BIDV.

- Phòng Quản trị tín dụng

+ Lưu trữ hồ sơ liên quan đến hoạt động tín dụng: hồ sơ khoản vay, bảo lãnh ... + Lập tờ trình phê duyệt cho vay/bảo lãnh từng lần theo hạn mức;

+ Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra số dư cũng như thông tin liên quan đến khách hàng trên phân hệ quản lý khách hàng.

- Phòng Dịch vụ khách hàng bao gồm: Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ chính là:

+ Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng;

+ Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đã được phê duyệt;

+ Thực hiện thu nợ, lãi theo yêu cầu của phòng Quan hệ khách hàng cá nhân và phòng Quản trị tín dụng;

+ Đề xuất với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng...

- Phòng/Tổ thanh toán quốc tế:

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng.

- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ

+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ;

+ Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định;

- Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn - Điện toán

+ Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; + Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh;

35

+ Lập các báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh và trực tiếp chỉ đạo Tổ điện toán.

- Phòng Tài chính - kế toán

+ Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; + Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh; + Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.

- Phòng Tổ chức hành chính

+ Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

+ Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của BIDV đến toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh.

+ Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu của Chi nhánh.

- Phòng Giao dịch

+ Trực tiếp giao dịch với khách hàng; thực hiện công tác huy động vốn; + Thực hiện công tác tín dụng: tiếp nhận nhu cầu, hồ sơ,...của khách hàng về bảo lãnh và chuyển về Trụ sở chính của Chi nhánh xem xét, giải quyết; cung cấp các dịch vụ ngân hàng đối với những trường hợp vượt thẩm quyền.

- Quỹ Tiết kiệm

+ Trực tiếp giao dịch với khách hàng;

+ Thực hiện công tác huy động vốn; chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn do BIDV uỷ quyền/phân cấp cho chính Quỹ tiết kiệm đó phát hành; cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng Đầu tư TMCP và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

36

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của BIDV Hà Tây giai đoạn 2006 - đến 30/09/2012 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 30/09/ 2012 1 Số vốn huy động bình quân 1.195 1.588 1.824 2.529 2.709 2.920 3.389 2 Số vốn huy động cuối kỳ 1.496 1.677 2.476 2.687 3.008 3.301 4.157 2.1 Phân theo thành phần kinh tế

Tổ chức kinh tế 576 816 1.464 1.478 1.496 1.502 1.390 Dân cư 920 861 1.012 1.209 1.512 1.799 2.767 2.2 Phân theo loại tiền tệ

VNĐ 1.248 1.480 2.234 2.391 2.709 2.982 3.520

USD 248 197 242 296 299 319 637

2.3 Phân theo kỳ hạn

Dưới 12 tháng 1.391 1.509 2.182 2.077 2.466 3.007 3.680 Trên 12 tháng 105 168 294 610 542 294 477

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)

Qua bảng trên cho thấy, nguồn vốn huy động trong 5 năm từ năm 2006 - 2011 của chi nhánh luôn được giữ vững và tăng trưởng, tổng nguồn vốn huy động bình quân tính đến thời điểm ngày 31/12/2011 đạt 2.920 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 25%. Đến thời điểm ngày 30/09/2012, tổng nguồn vốn huy động bình quân đạt 3.389 tỷ đồng, tăng 16% so với cả năm 2011. Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2006 - 30/09/2012 theo thành phần kinh tế được biểu hiện qua biểu đồ sau:

37

Hình 2.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006 - 30/09/2012 tại BIDV Hà Tây

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)

Qua biểu đồ trên cho thấy: Tiền gửi dân cư có tốc độ tăng trưởng tương đối tốt, huy động vốn cuối kỳ dân cư tính đến ngày 31/12/2011 đạt 1.799 tỷ đồng, tăng 96% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 54% trong tổng nguồn vốn huy động, đến thời điểm ngày 30/09/2012 huy động vốn cuối kỳ dân cư là 2.767 tỷ đồng, tăng 54% so với cả năm 2011 (điều này thể hiện định hướng phát triển đối với khách hàng cá nhân/hộ gia đình có tính ổn định cao, phân tán được rủi ro ...). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2006 - 2011 đạt 15%/năm. Tiền gửi tổ chức kinh tế, định chế tài chính năm 2011 đạt 1.502 tỷ đồng, tăng 161% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 46% trong tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm.

Theo loại tiền tệ: Huy động vốn VNĐ 2.982 tỷ đồng, tăng 139% so 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm và chiếm 90% trong tổng nguồn vốn huy động. Huy động bằng ngoại tệ tăng trưởng chậm chỉ tăng 29% so 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm và chiếm 10% trong tổng nguồn vốn huy động.

38

Ngoài ra, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, cơ cấu vốn có sự chuyển dịch theo hướng kỳ hạn dưới 12 tháng tăng so với kỳ hạn trên 12 tháng trong năm 2011 và quý III/2012 nhưng nhìn chung tổng thể trong giai đoạn từ năm 2006-30/09/2012 huy động vốn kỳ hạn trên 12 tháng vẫn có sự chuyển dịch tích cực và có sự tăng trưởng đáng kể, thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2006 - 30/09/2012 tại BIDV Hà Tây

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)

Số vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng năm 2011 đạt 3.007 tỷ đồng, tăng 116% so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18%/năm và chiếm 82% trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó tiền gửi không kỳ hạn ổn định chiếm 16%. Đến ngày 30/09/2012, tổng nguồn vốn huy động của BIDV Hà Tây đạt 4.157 tỷ đồng (tăng 25,9% so với năm 2011), trong đó số vốn huy động ngắn hạn là 3.680 tỷ đồng (tăng 22,4% so với năm 2011). Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ và mang lại hiệu

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tây (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)