Phân tích tổng thể về môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tây (Trang 62)

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây

2.2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài

*) Về nền kinh tế thế giới: Năm 2011 nền kinh tế thế giới vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với giá dầu thô đã vượt ngưỡng 110USD/thùng, giá vàng tăng kỷ lục lên 48 triệu đồng/cây, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở hầu hết các quốc gia. Trong khi đó dịch cúm gia cầm/ bệnh gia súc đã lan rộng và bùng phát ở nhiều nước. Tuy nhiên năm 2011 các quốc gia đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và bước đầu có những tín hiệu tích cực.

*) Yếu tố chính trị : Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Đây là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực

56 ngân hàng.

- Về môi trường luật pháp: Có thể khẳng định rằng những thay đổi về môi trường pháp lý tài chính - ngân hàng ở nước ta trong suốt thời gian qua đã có những tác động to lớn trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho sự củng cố và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế. Văn bản 493/2005/QĐ-NHNN quy định về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng… đây là những quy định rất gần với các chuẩn mực chung của quốc tế.

Với xu thế này đây là một thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có chi nhánh Hà Tây, chi nhánh Hà Tây phải không ngừng cải tổ hoạt động, lành mạnh hoá tình hình tài chính để đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của các ngân hàng khi mà hệ thống luật pháp đã thiết lập một sân chơi minh bạch, bình đẳng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

*) Về nền kinh tế trong nước: Với yếu tố chính trị và môi trường luật pháp đã tác động đến nền kinh tế trong nước, kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể liên tục tăng trưởng trên mức 6 - 8%/năm. Kinh tế vĩ mô trong những năm qua ổn định, tuy nhiên trong năm 2011 tỷ lệ lạm phát là 18,58% và 09 tháng đầu năm 2012 là 5,13%, giá tiêu dùng của hầu hết các mặt hàng đồng loạt tăng, giá vàng tăng giảm khó lường. Lạm phát tăng cao đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động của ngân hàng thương mại. Đứng trước tình trạng trên để ổn định nền kinh tế, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra các giải pháp để kiềm chế lạm phát như kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều hành lãi suất ổn định theo xu hướng giảm dần để kiềm hãm lạm phát, bởi vì việc tăng lãi suất là biện pháp tạm thời để huy động vốn trong thời gian ngắn hạn, về lâu dài để ổn định nền kinh tế vĩ mô, ngân hàng nhà nước phải ổn định chính sách lãi suất. Với những công cụ kiềm chế lạm phát của ngân hàng nhà nước đã có những chuyển biến tích cực. Đời sống người dân phần nào gặp khó khăn trước những biến động của giá tiêu dùng. Với mức thu nhập của dân cư thấp đã ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân

57

và nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng, cũng như đối với thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai. Tuy nhiên khi xét về tổng thể môi trường kinh tế Việt Nam trong những năm qua và dự kiến đến năm 2015 thì sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế và chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng.

Bên cạnh sự tăng trưởng nền kinh tế của đất nước, kinh tế Thủ đô có tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng GDP đạt 10,1%, GDP bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng, tương đương 1.850 USD/người. Với dân số Hà Nội là 6.763.100 người, hơn 2.000.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thì tiềm năng của dịch vụ tài chính ngân hàng vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, sự nhận thức mơ hồ về hệ thống ngân hàng, đây có thể dẫn đến môi trường kinh doanh tài chính ngân hàng của có thể gặp nhiều rủi ro.

*) Yếu tố quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ c hức t h ươn g mại thế giới (WTO) gây một tác động lớn lao đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại. Quá trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng, bên cạnh những cơ hội, ngân hàng sẽ đối mặt với những thách thức đó là BIDV phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nguồn thu sẽ bị chia sẻ trong khi những rủi ro tiềm ẩn của thị trường ngày càng lớn.

- Cơ hội:

+ Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển DVNH để đáp ứng nhu cầu ngày cao và ngày càng chuyên nghiệp trong nền kinh tế.

+ Chủ trương cổ phần hoá BIDV trong điều kiện hội nhập sẽ được sự tham gia góp vốn của các cổ đông chiến lược nước ngoài, ngoài cơ hội tăng vốn tự có, BIDV sẽ có cơ hội tiếp nhận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp hiện đại, đổi mới nền tảng công nghệ và phát triển những dịch vụ mới mà phía đối tác có nhiều kinh nghiệm.

+ Sự tham gia của các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài sẽ tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ, tạo cơ hội thúc đẩy tính sáng tạo, tăng cường năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực BIDV đáp ứng với nhu cầu phát triển mới.

58

- Những thách thức:

+ Dưới sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nước ngoài, khi mà các ngân hàng này luôn có lợi thế về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại, BIDV phải chấp nhận chạy đua trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các ngân hàng để tồn tại và phát triển.

+ Sức ép cạnh tranh đối với các NHTM nội địa sẽ tăng mạnh cùng với việc nới lỏng các quy định về hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, nhất là những lĩnh vực về tiền gửi nội tệ, phát hành thẻ tín dụng và máy rút tiền tự động…

+ Khi thực hiện cổ phần hoá , BIDV phải có sự lựa chọn đúng đắn cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia góp vốn vào BIDV nhằm bảo sự hợp tác ổn định.

Những cơ hội và thách thức của BIDV đã tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Tây.

*) Yếu tố công nghệ: Tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng trên thế giới rất nhanh chóng tạo điều kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Để phát triển kinh doanh tiếp cận nhanh chóng với thông lệ quốc tế, việc đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản trị điều hành và kinh doanh là một nhu cầu bức xúc. Đặc biệt đang diễn ra xu hướng đầu tư mạnh cho các dịch vụ chất lượng cao và mang lại tiện ích cho khách hàng như việc phát triển các kênh phân phối mới như: điểm giao dịch tự động (Auto bank), Ngân hàng điện tử (InternetBanking, PhoneBanking), thiết bị thanh toán thẻ (POS) tại các trung tâm thương mại, cửa hàng.

*) Yếu tố cạnh tranh - Về thị phần kinh doanh

59

Bảng 2.5: Thị phần các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn quận Hà Đông

Đơn vị: %

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Huy

động vốnTín dụng Dịch vụ

1.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây 27,6 26,5 37,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây 50,4 39,5 44,6

3.Ngân hàng TMCP Công thương Hà Tây + Sông nhuệ 15,3 5,5 14,9

4.Các ngân hàng khác 6,7 28,5 3,4

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước TP Hà Nội)

Thị phần kinh doanh của Chi nhánh Hà Tây về tất cả các dịch vụ đều đứng thứ 2 sau Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây. Thị phần của Chi nhánh Hà Tây: Tín dụng đạt 26,5%, huy động vốn đạt 27,6%, dịch vụ đạt 37,1%.

- Về mạng lưới: Chi nhánh Hà Tây có số lượng các điểm giao dịch ít hơn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và chịu sự cạnh tranh của rất nhiều các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, điều này đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, hoạt động cho vay và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Về sản phẩm dịch vụ: Chi nhánh Hà Tây không có lợi thế về sản phẩm dịch vụ so với các ngân hàng thương mại trong địa bàn, vì Chi nhánh Hà Tây triển khai dịch vụ này chậm hơn các ngân hang TMCP Công thương, Sacombank, sản phẩm bán lẻ của Chi nhánh Hà Tây chưa phong phú, Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng.

Về khách hàng: Chi nhánh Hà Tây đang có số dư nợ tập trung vào những doanh nghiệp lớn là chủ yếu như: Tập đoàn Sông Đà, Tổng vinaconex, Vimeco, Sotraco... (chiếm khoảng 58% trong tổng dư nợ tín dụng tương đương 1.390.000 triệu đồng). Cơ cấu khách hàng chưa đa dạng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng hiện nay. Mặc dù Chi nhánh Hà Tây đã triển khai chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhưng do lịch sử hoạt động và chưa có sự quyết tâm cao trong việc thực hiện

60

chiến lược phát triển các dịch vụ bán lẻ nên Chi nhánh Hà Tây chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của mình hướng về khách hàng là cá nhân.

Xét các yếu tố cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong địa bàn thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây có lợi thế hơn trong tất cả các ngân hàng khác. Chi nhánh Hà Tây có lợi thế cạnh tranh đứng thứ hai, nhưng xét về lâu dài thì Chi nhánh Hà Tây sẽ không còn chiếm ưu thế nếu như các ngân hàng thương mại khác khi đi vào giai đoạn khai thác thị trường, nhất là ngân hàng Sacombank, ACB ... Hơn nữa các ngân hàng thương mại trên rất có ưu thế trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thị trường.

2.2.3.2. Phân tích môi trường bên trong *) Hệ thống quản lý:

Đội ngũ làm công tác quản lý tại Chi nhánh Hà Tây đều được đào tạo bài bản, chính quy, chuyên nghiệp và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên do tổ chức bộ máy còn cồng kềnh nên đôi lúc thông tin chưa được trao đổi kịp thời giữa đội ngũ làm công tác quản lý và nhân viên tác nghiệp.

Nhân sự: Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011, Chi nhánh có 157 cán bộ, nhân viên đang công tác, trong số đó tất cả các vị trí làm công tác chuyên môn đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và thành thạo trong việc sử dụng phần mềm tin học. Đội ngũ làm công tác chuyên môn đều còn rất trẻ, tuổi đời trung bình là 30 tuổi, đây là một yếu tố hết sức thuận lợi và vấn đề đặt ra làm sao công tác tổ chức quản lý khoa học trong Chi nhánh để khai thác yếu tố hết sức thuận lợi này.

Bên cạnh đội ngũ làm công tác chuyên môn đã được đào tạo bài bản vẫn còn một số người có tinh thần làm việc chưa cao. Nguyên nhân tình trạng này phải kể đến chất lượng công tác quản lý lao động, chế độ đãi ngộ và chính sách phân phối thu nhập chưa hợp lý nên không kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.

Sự phối hợp trong quá trình làm việc giữa các phòng ban chưa tốt đặc biệt là kỹ năng làm việc theo nhóm chưa được đầu tư bồi dưỡng.

61

Công tác Marketing, giới thiệu sản phẩm của Chi nhánh do Phòng Kế hoạch tổng hợp đảm nhận. Chức năng chủ yếu của phòng này là lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh tiền tệ, điều hành nguồn vốn và thanh khoản, báo cáo thống kê và Marketing. Công tác Marketing được lồng ghép là một trong những chức năng của phòng Kế hoạch tổng hợp. Hầu hết nhân sự làm công tác Marketing đều được đào tạo chính quy từ nghiệp vụ Quản trị kinh doanh/ngân hàng tài chính tuy nhiên việc lập kế hoạch tổ chức công tác Marketing hàng năm vẫn chưa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp. Công tác Marketing còn mang tính chung chung của các ngân hàng thương mại, chưa được triển khai theo tính chất đặc thù của ngành.

*) Hệ thống thông tin

Dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và chủ trương đưa Dự án Hiện đại hoá ngân hàng vào triển khai cho toàn hệ thống của BIDV, hệ thống thông tin của BIDV được đánh giá rất cao, các giao dịch được thực hiện hoàn toàn tự động, hệ thống số liệu được bảo mật, thông tin được cung cấp kịp thời cho các báo cáo phục vụ cho việc lãnh đạo điều hành. Tuy nhiên do việc đầu tư hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chưa đồng bộ nên đôi lúc do xử lý cùng một lúc nhiều thông tin, hệ thống phần mềm đã xảy ra tình trạng nghẽn đường truyền. Điều này phải kể đến trình độ chuyên môn của người sử dụng phần mềm còn hạn chế đã không phát huy hết hiệu quả của chương trình hiện đại hoá.

*) Hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ của Chi nhánh được lập ra với mục đích phát hiện những sai phạm có thể xảy ra và đã xảy ra. Tuy nhiên trong điều kiện các quy định, quy trình, quy chế thay đổi nhanh chóng đã làm cho thủ tục kiểm soát đôi lúc trở nên cồng kềnh và rườm rà.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tây (Trang 62)