1.Quá trình khử nƣớc
Trong chế độ MF và GPP ( và AMF sau khi hoàn thành GPP ). Khí từ SC đầu tiên được đưa qua thiết bị tách lọc nước V- 08, được thiết kế để tách 99% H-C lỏng, nước tự do, dầu bôi trơn, chất rắn trong khí, rồi khí tiếp tục đi đến thiết bị khử nước
được thông qua máy nén K- 04A/B. Ở đây dầu có tác dụng sấu đến hiệu năng và thời gian sống của chất hấp phụ rây phân tử. Sự chênh lệch của áp suất báo động được cài đặt trên PIDI- 0401 là 0,5 bar của thiết bị lọc.Dòng khí thiên nhiên ở 29o
C và áp suất 109 bar được nạp vào 1 trong 2 thiết bị hấp phụ đặc song song (V- 06A/B ),một thiết bị làm chức năng hấp phụ thì thiết bị làm chức năng khử hấp phụ và ngược lại. Dòng khí vào được phân phối, sau đó được đưa qua thiết bị hấp phụ. Tầng hấp phụ đầu tiên alumina hoạt tinh để tách các hạt nước lớn, tầng thứ hai làm băng rây phân tử để tách triệt để nước, để giảm nhiệt độ điểm sương xuống, yêu cầu là -75oC và áp suất 34,5 bar. Alumina được sử dụng vì:
Giá thành thấp, công suất tách nước lớn, ít chịu ảnh hưởng và bảo vệ rây phân tử, tái sinh dễ dàng. Chất hấp phụ này được nằm trên lớp sứ hình cầu. Khí khô được thoát ra khỏi thiết bị hấp phụ được góp lại và đưa đến thiết bị lọc F- 01A/B ( một cái hoạt động thì cái kia dự phòng) để tách bụi của chất hấp phụ. Sự chênh lệch áp suất được điều khiển bởi thiết bị DPA- 0503A/B, áp suất cài đặt ở đây là 0,1 bar.
2. Sự tái sinh
Chất hấp phụ bắt đầu bảo hòa nước, sau khi đầu vào của khí là nhiệt độ 29oC và áp suất 109 bar, lúc này cần cho tái sinh.
Sự tái sinh chất hấp phụ bao gồm các giai đoạn sau: a.Ngừng hoạt động ( Adsorber switch- over ):
Thiết bị tái sinh đang mới được tái sinh, đang sẳn sàn được đưa vào hoạt động song song với thiết bị đang hoạt động. Trong thời gian gắn thì cả hai cái điều hoạt động song song trong thời gian gắn để: Tối thiểu sự thay đổi thành phần. Tối thiểu sự lôi cuốn của các giọt lỏng tập hợp tren đường ống làm việc đầu vào trong quá trình nén. Tránh ngắt dòng khí. Tháp hấp phụ được tái sinh cô lập.
b. Giảm áp ( Depressurization ):
Thiết bị hấp phụ được giảm áp sau khi cô lập cả dòng khí ra và dòng khí vào, từ khí có áp suất 109 bar giảm xuống áp suất 35 bar cho chế độ GPP và 48 bar cho chế độ MF mới qua thiết bị tái sinh. Dòng đi xuống trực tiếp của đường ống thiết bị tái sinh. Tốc độ giảm áp được được giới hạn bởi một cái lỗ và có thể điều khiển băng van điều khiển bằng tay với thời gian tối đa là 30’. Quá trình này được kiểm tra nhờ việc tính toán kích thước lỗ, bằng cách dùng thiết bị đo áp suất đặt giá trị trước và sau lỗ. Trong quá trình giảm áp thì kèm theo quá trình giảm nhiệt độ( nhiệt độ tối thiểu -8oC ), mà quá trình này làm ngưng tụ thêm 20 % m lượng H-C lỏng. Ngoài ra một lượng nhỏ H-C ngưng tụ trong quá trình hấp phụ ( nhỏ hơn 1Wt % ). Để ngăn chặn quá trình tích tụ các H-C lỏng trong thiết bị tái sinh thì có một dòng khí tái sinh bypass sẽ được hình thành trước khi quá trình giảm áp. Nước được sinh tách từ chất hấp phụ với dòng khí khô tái sinh, suất phát từ đầu hút CC-01. Khí tái sinh (Lưu lượng là 12500 Kg /h, áp suất 47 bar đối với chế độ MF và 11500 Kg / h, áp suất 34 bar đối với quá trình GPP) được tuần hoàn bởi máy nén khí K- 04A/B, khí được tách nước 100%, công suất của động cơ điện 75KW. Dòng khí tái sinh được ngược dòng trở lại thiết bị hấp phụ. Qúa trình đốt được hiển thị bởi ba thiết bị chỉ thị nhiệt độ trên tầng hấp ( TI-0551A/B, 0552A/B, 0553A/B ) và nhiệt độ đầu
ra khí tái sinh được điều khiển bởi TI- 0512 để đẩm bảo lưu lượng và nhiệt độ nhỏ nhất, đèn báo động nhiệt độ, lưu lượng thấp nhất được cài đặt. Dòng khí tái sinh nóng có chứa nước được làm lạnh bởi thiết bị làm lạnh bằng không khí E- 15. Nước ngưng tụ được tách ra trong thiết bị tách nước V- 07 và dòng khí tái sinh quay về đầu hút của CC-
01.
c.Làm lạnh ( Coolling ):
Tầng chất hấp phụ được làm lạnh cùng với dòng khí tái sinh giống như trong thiết bị đốt nóng mà không đi qua thiết bị đốt nóng E- 18. Tầng hấp phụ sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ 25oC hoặc chênh lệch 5oC so với nhiệt độ của khí thiên nhiên. Giống như quá trình đốt nóng, quá trình làm lạnh cũng được hiển thị bởi 3 chỉ thị nhiệt độ và một hiển thị dòng ra.
d. Quá trình tăng áp ( Pressurization ):
Chất hấp phụ được nén trên dòng đi xuống trực tiếp với nguồn khí thiên nhiên khô ( có áp suất 109 bar ). Hiệu suất của quá trình này được giới hạn ở các lỗ, được điều khiển bằng van điều khiển bằng tay để không vược quá 30’. Giống như quá trình giảm áp, quá trình nén cũng có quá trình giảm nhiệt độ và ngưng tụ ngược. H-C lỏng sẽ được tập hợp trong đường ống vào của quá trình làm việc. Tốc độ nén trung bình hơi lớn hơn so với quá trình giảm áp. Điều này sẽ được kiểm tra bởi việc tính toán kích thước của lỗ, bằng cách dùng thiết bị đo áp suất cụ bộ của áp suất trước lỗ và sau lỗ.
e. Dự phòng ( Standby ) :
Thiết bị hấp phụ được sẽ được duy trì áp suất ở áp suất của khí tự nhiên bằng cách dùng đường khí nén. Thiết bị nén khí K- 04A/B chạy 100% thời gian trong suốt quá trình nén và giải áp. Khí tái sinh sẽ được bypass qua thiết bị hấp phụ. K- 04A/B có thể dừng, nếu biết rằng nó không cần hoạt động trong vòng 4 giờ khi có sự thỏa hiệp giữa số máy nén hoạt động và dự trữ năng lượng.