Từ sau khi Việt Nam đƣợc hoàn toàn thống nhất năm 1975, giáo dục đại học từ xa đã có những bƣớc phát triển quan trọng, chuyển lên một giai đoạn mới, chuyển đối từ mô hình hàm thụ sang mô hình tự học có hƣớng dẫn (self-learning guided model) và bắt đầu nhen nhóm mô hình đa phƣơng tiện. Sinh viên chủ yếu vẫn là tự học với các loại học liệu in ấn mà nhà trƣờng gửi đến, nhƣng việc trao đổi thông tin ngƣợc giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau có sự kết hợp giữa thƣ viết gửi qua đƣờng bƣu điện với bài giảng trên sóng phát thanh và truyền hình, liên lạc qua điện thoại; các buổi phụ đạo tập trung định kỳ tại các cơ sở tiếp nhận Giáo dục đại học từ xa địa phƣơng.
Trong khoảng thời gian từ 1977 đến 1988, Bộ Giáo dục (cũ) đã thí điểm mở các khóa đào tạo giáo viên tại các địa phƣơng theo mô hình hàm
thụ và mô hình tự học có hƣớng dẫn, kết hợp thực tập sƣ phạm thƣờng xuyên, đã đào tạo đƣợc gần 2000 sinh viên, thi chung tốt nghiệp với hệ chính quy (face to face mode hay classroom mode), góp phần bổ sung đội ngũ giáo viên phổ thông đang thiếu hụt nghiêm trọng ở thời kỳ đó.
2.1.1.3. Giai đoạn 1993 đến nay
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay, cả nƣớc tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành các chủ trƣơng, chính sách phát triển Giáo dục đại học từ xa; Luật Giáo dục quy định Giáo dục đại học từ xa là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân và sự thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ vào giáo dục, đào tạo đã tạo đà cho Giáo dục đại học từ xa phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nƣớc.
Trên cơ sở kế thừa mô hình hàm thụ và mô hình tự học có hƣớng dẫn, Giáo dục đại học từ xa đã bắt đầu ứng dụng công nghệ truyền thông và công nghệ tin học. Ngoài các loại học liệu in ấn nhƣ giáo trình, tài liệu tham khảo in trên giấy và các buổi phụ đạo, hƣớng dẫn học tập tập trung định kỳ tại các trạm tiếp nhận giáo dục đại học từ xa địa phƣơng, các trƣờng đại học có giáo dục đại học từ xa đã đẩy mạnh phát triển và ứng dụng học liệu điện tử, giáo trình, tài liệu tham khảo dƣới dạng băng đĩa nghe nhìn, phần mềm máy tính, kết hợp với việc chuyển tải các nội dung dạy học qua sóng phát thanh và truyền hình, đặc biệt là qua mạng Internet.
Tuy nhiên, việc chuyển tải các nội dung dạy học hai chiều giữa giảng viên với sinh viên; giữa sinh viên với nhau chủ yếu vẫn dựa vào các loại học liệu in ấn (trên 90%). Sóng phát thanh và truyền hình, điện thoại, máy tính, mạng Internet, v.v...có đƣợc sử dụng, nhƣng chỉ mạng tính chất phụ trợ; nhất là giáo dục đại học từ xa qua mạng Internet đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
2.1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học từ xa
trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, đƣờng lối rất rõ ràng về phát triển giáo dục từ xa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VIII đã chỉ rõ "Mở rộng các hình thức học tập thƣờng xuyên, đặc biệt là hình thức học từ xa". Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX chỉ rõ: "Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phƣơng thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua máy tính. Từng bƣớc xúc tiến việc nối mạng Internet ở trƣờng học, tạo điều kiện học tập, nghiên cứu trên mạng. Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, ngành học. Phát triển các hình thức giáo dục đại học từ xa phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội ”.
Điều 45 khoản 2, Luật Giáo dục qui định: “Các hình thức thực hiện giáo dục thƣờng xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a)Vừa học vừa làm; b) Học từ xa; 3) Tự học có hƣớng dẫn”.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 chỉ rõ: “Phát triển giáo dục từ xa nhƣ là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập cho mọi ngƣời. Tăng cƣờng cho 02 viện đại học mở về phƣơng tiện, thiết bị, tài liệu để mở rộng hình thức giáo dục từ xa. Đẩy mạnh phƣơng thức giáo dục từ xa để thực hiện chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên; tăng khả năng cung ứng cơ hội học tập theo phƣơng thức giáo dục từ xa đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện thông tin và truyền thông hiện đại. Phát triển từ xa ở các trƣờng đại học và cao đẳng, phấn đấu đến 2010 có ít nhất 20% và đến năm 2010 có khoảng 30% sinh viên học tập theo phƣơng thức giáo dục từ xa".
Quyết định số 40/2003/QĐ- BGD&ĐT, ngày 20 tháng 08 năm 2003 của Bộ trƣởng Bộ Giáo đục và Đào tạo, ban hành Quy chế về Tổ chức Đào
tạo, Thi, Kiểm tra, cấp Chứng chỉ, Văn bằng Tốt nghiệp theo hình thức Giáo dục Từ xa.
Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2015 nêu rõ: “Đẩy mạnh áp dụng phƣơng thức giáo dục từ xa để thực hiện các chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên; tăng nhanh khả năng cung ứng cơ hội học tập theo phƣơng thức giáo dục từ xa đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện thông tin và truyền thông hiện đại.
Đặc biệt, Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ƣơng 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo vừa qua cũng khẳng định: “Phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp với quy luật khách quan…”, “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hƣớng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phƣơng thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”.
Qua các văn bản nêu trên, Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm đến phát triển loại hình giáo mở, đặc biệt là dục từ xa để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, phát triển đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc
Nhƣ vậy, phát triển giáo dục đại học từ xa tại Việt Nam đã trở thành chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đã đƣợc thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý và các điều kiện thuận lợi để giáo dục đại học từ xa phát huy vị trí, vai trò quan trọng của mình trong tiến trình đại chúng hóa giáo dục đại học Việt Nam.
2.2.Tầm quan trọng của giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam hiện nay
Phong trào học tập, đặc biệt là học đại học thƣờng xuyên và học tập suốt đời ở Việt Nam phát triển hết sức mạnh mẽ đã khiến cho hệ thống đào tạo đại học truyền thống trở nên bất cập và quá tải, không còn là mô hình
cung cấp giáo dục đại học duy nhất. Hệ thống đào tạo đại học truyền thống ở Việt Nam ngày nay không chỉ hƣớng vào đối tƣợng sinh viên trong độ tuổi sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, mà còn phải hƣớng vào sinh viên lớn tuổi vừa làm, vừa học. Hàng năm, hệ thống đào tạo đại học truyền thống ở Việt Nam tiếp nhận khoảng 350,000 sinh viên vào hệ chính quy (tƣơng ứng 30%) trong tổng số 1,200,000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông dự thi vào đại học và cao đẳng. Ngoài ra, hệ thống đào tạo đại học truyền thống ở Việt Nam còn đứng trƣớc nhu cầu đào tạo, đào tạo lại đại học của hàng vạn ngƣời lớn tuổi đang đi làm.
Để giải quyết tình trạng bất cập và quá tải, Nhà nƣớc cho phép mở thêm nhiều trƣờng đại học truyền thống. Tuy nhiên, có thể thấy rằng nhiều trƣờng đại học truyền thống ra đời trong bối cảnh thiếu thốn nghiêm trọng về các điều kiện đảm bảo về chất lƣợng, đặc biệt là về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất (phòng học, giảng đƣờng, thƣ viện, nơi thực hành, thực nghiệm, v.v...). Quy định của Bộ GD & ĐT về tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là không quá 15, nhƣng tỷ lệ này trên thực tế vƣợt quá xa quy định, theo thứ tự nhƣ sau: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội: 85,3; Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh: 81,7; Đại học Huế: 69,4; Đại học Đà Nẵng: 59,0; trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: 58,0; trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh: 42,2; Đại học Thái Nguyên: 40; trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội: 35, 6; vv...
Nhà nƣớc cho phép mở thêm nhiều trƣờng đại học truyền thống để giải quyết tình trạng bất cập và quá tải, nhƣng lại làm nảy sinh tình trạng đào tạo đại học kém chất lƣợng ngày càng trầm trọng. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học từ xa đƣợc lựa chọn nhƣ là một giải pháp hiệu quả trong việc giải quyết bài toán quy mô - chất lƣợng giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu học đại học thƣờng xuyên và suốt đời ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Về phát triển qui mô, mạng lưới giáo dục đại học từ xa
* Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý các trƣờng đại học có giáo dục đại học từ xa. Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua các vụ, cục chức năng nhƣ là: Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Giáo dục Thƣờng xuyên, Vụ Kế hoạch và Tài chính, Thanh tra Bộ, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lƣợng Giáo dục v.v... xây dựng và ban hành quy chế, chính sách và kế hoạch chiến lƣợc về giáo dục đại học từ xa.
Ví dụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò cấp phép mở trƣờng và mở ngành giáo dục đại học từ xa; cấp chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đại học từ xa hàng năm; quy định về nội dung chƣơng trình giáo dục đại học từ xa, về kiểm định chất lƣợng trƣờng đại học có giáo dục đại học từ xa; quy định về mức thu học phí, lệ phí giáo dục đại học từ xa, vv..Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng giữ vai trò thanh tra và kiểm soát trƣờng đại học có giáo dục đại học từ xa về việc thực hiện quy chế, chính sách và kế hoạch chiến lƣợc đã ban hành.
* Các trường đại học có giáo dục đại học từ xa
Năm 2012, cả nƣớc có 17 trƣờng đại học có giáo dục đại học từ xa bao gồm 15 trƣờng đại học truyền thống và 02 đại học mở.
Các trƣờng đại học có giáo dục đại học từ xa phối hợp với các cơ quan phát thanh, truyền hình và bƣu chính viễn thông tỉnh, thành phố và quốc gia để chuyền tải các nội dung giáo dục đại học từ xa, ví dụ, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Bình Dƣơng, v.v... .
Bảng 2.1. Quy mô đào tạo đại học từ xa năm 2012
STT Trƣờng đại học có đào tạo ĐHTX
Số lƣợng SV đang học
Số lƣợng SV đã tốt nghiệp
1 Đại học Quốc gia TP HCM 12.568 3.750
2 Viện Đại học Mở Hà Nội 42.000 48.676
3 Đại học Mở TP Hồ Chí Minh 39.519 7.024
4 Đại học Sƣ phạm Hà Nội 45.327 38.795
5 Trƣờng Đại học Hà Nội 2.437 6.735
6 Học viện Bƣu chính Viễn thông 4.540 297
7 Trƣờng ĐH Kinh tế QD HN 2.500 1000 8 Đại học Huế 48.038 77.731 9 Đại học Đà Nẵng 14.541 3.100 10 Trƣờng Đại học Đà Lạt 931 995 11 Trƣờng Đại học Bình Dƣơng 13.900 20 12 Trƣờng Đại học Trà Vinh 2.300 200
13 Trƣờng Đại học Duy Tân 3.400 0
14 Trƣờng Đại học Sƣ phạm 2 - HN 290 0
15 Trƣờng Đại học Công nghệ &
Kinh doanh Hà Nội 290 0
16 Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Đồng Tháp 0 0
17 Trƣờng Đại học Hồng Bàng 0 0
Tổng cộng: 232.581 188.323
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đƣợc coi là những trƣờng đại học truyền thống đầu tiên cung cấp giáo
dục đại học bằng phƣơng thức từ xa (mô hình hàm thụ), nhƣng đến năm 2012 đã có tổng số 15 trƣờng đại học truyền thống tham gia cung cấp giáo dục đại học từ xa, ví dụ: Trƣờng Đại học Sƣ phạm 2 Hà Nội, Trƣờng Đại học Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Trà Vinh, Trƣờng Đại học Bình Dƣơng, Học viện Bƣu chính Viễn thông, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, v.v...
Các trƣờng đại học truyền thống này vốn cung cấp giáo dục đại học bằng phƣơng thức “mặt giáp mặt” hay “qua phòng học” đƣợc gọi là hệ chính quy và hệ vừa làm, vừa học (hệ tại chức cũ). Khi tham gia cung cấp giáo dục đại học bằng phƣơng thức từ xa đƣợc gọi là hệ từ xa, các trƣờng đại học truyền thống này vẫn phân biệt đối xử các hệ đào tạo, không liên thông công nhận kết quả đào tạo của hệ vừa làm, vừa học và hệ từ xa với hệ chính quy. Trên bằng tốt nghiệp đại học còn ghi rõ phƣơng thức cung cấp: hệ chính quy hay hệ vừa làm, vừa học hay hệ từ xa.
Hiện nay, cả nƣớc có hai đại học mở bao gồm Viện Đại học Mở Hà Nội ở Miền Bắc và Trƣờng Đại học Mở TP Hồ Chí Minh ở Miền Nam. Hai trƣờng đại học mở này có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu và phát triển loại hình giáo dục mở lấy giáo dục đại học từ xa làm phƣơng thức chủ yếu nhằm tạo cơ hội cho mọi ngƣời tiếp cận với giáo dục đại học mọi nơi, mọi lúc, thƣờng xuyên và suốt đời.
Điều lệ và sứ mệnh của các trƣờng ghi rõ “Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học - kỹ thuật cho đất nƣớc”.
“Trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo lại các điểm vệ tinh... nhằm đáp ứg nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng cƣờng đội ngũ khoa học - kỹ thuật cho đất
Vừa qua, Bộ giáo dục và đào tạo ký kết hợp đồng tài trợ với Chính phủ Hàn Quốc trị giá của hợp đồng lên đến gần 3 triệu USD nhằm hỗ trợ trang thiết bị cho công nghệ đào tạo từ xa ở Việt Nam và ủy quyền cho Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện hợp đồng, xây dựng mô hình đào tạo từ xa trực tuyến E.Learning để từ đó hỗ trợ, giúp đỡ các trƣờng có đào tạo từ xa trong nhiệm vụ đào tạo từ xa.
Trên thực tế, loại hình đại học mở không khác gì loại hình trƣờng đại học truyền thống tham gia cung cấp giáo dục đại học từ xa. Các đại học mở cũng đồng thời cung cấp giáo dục đại học hệ chính quy (tập trung), hệ vừa làm, vừa học và hệ từ xa. Gọi là hệ từ xa, nhƣng ngƣời học vẫn phải định kỳ tập trung đến lớp để nghe phụ đạo, hƣớng dẫn học tập và thi cử, tuy rằng