Đại học Mở Indonesia (UT)

Một phần của tài liệu Phát triển giáo dục đại học theo phương thức từ xa ở Việt Nam (Trang 34)

Đại học Mở Inđônêxia (UT) đƣợc thành lập năm 1984. Lễ khai trƣơng đƣợc truyền hình trực tiếp trên kênh quốc gia với sự có mặt của Tổng thống Cộng hòa Indonesia. Trƣớc đó, giáo dục từ xa đã đƣợc tiến hành từ năm 1955 để bồi dƣỡng giáo viên qua hình thức hàm thụ. UT hiện có 350.000 sinh viên do 4 khoa cung cấp chƣơng trình đào tạo (Kinh tế, Khoa học Xã hội và chính trị, Khoa học tự nhiên và toán, Sƣ phạm và Khoa học giáo dục), 1.000 môn học, 29 chuyên ngành. UT thành lập 37 Văn phòng khu vực, 745 điểm thi.

Mối quan tâm hàng đầu của UT là phải thiết kế học liệu và phƣơng tiện sao cho ngƣời học dễ tiếp cận nhất, đồng thời vừa sức mua của họ. Vì vậy, toàn bộ (100%) nội dung chƣơng trình đào tạo đƣợc chuyền tải qua các môđun học liệu in ấn. Các loại học liệu, phƣơng tiện khác dùng để hỗ trợ; bao gồm: chƣơng trình phát thanh, truyền hình, chƣơng trình trên máy vi tính, học liệu trên trang web. Ngoài ra, khoảng 25% học liệu đƣợc xây dựng dƣới dạng đa phƣơng tiện để hỗ trợ cho học liệu in ấn. Quy trình xây dựng mỗi bộ học liệu có sự tham gia của chuyên gia nội dung (tác giả hoặc phản

biện thuê từ trƣờng khác chiếm khoảng 97%), nhà thiết kế hƣớng dẫn học làm chủ nhiệm chuyên gia phƣơng tiện. Ngoài ra, có thể mời thêm ngƣời biên tập, minh hoạ, trình bày.

Mặc dù sinh viên có trách nhiệm tự học, nhà trƣờng tạo nhiều hình thức và phƣơng tiện hỗ trợ ngƣời học, bao gồm: phụ đạo trực tiếp, trực tuyến và qua đài phát thanh. Học kỳ 2 năm 2006 UT phụ đạo trực tiếp cho 292 lớp, phụ đạo trực tuyến 354 lớp và qua đài phát thanh 539 lớp; tỉ lệ là: 29%, 36%, 54% trong tổng số 989 lớp học. Phụ đạo chỉ áp dụng bắt buộc đối với học viên cao học và sinh viên đại học có học bổng. Các sinh viên khác đƣợc động viên tham dự phụ đạo miễn phí trên mạng, nghe đài hoặc tham dự các buổi phụ đạo trực tiếp có thu phí.

UT đã tập huấn cho 7.000 thầy để phụ đạo, do Văn phòng khu vực sắp xếp. Thầy phụ đạo đƣợc mời từ các trƣờng đại học gần đó. Phụ đạo trực tuyến đƣợc các thầy của trƣờng tiến hành từ cơ sở chính, sử dụng hệ thống quản trị học tập Moodle. Phụ đạo qua đài phát trên sóng đài phát thanh của Nhà nƣớc. Cổng thông tin điện tử của nhà trƣờng (UT-Online portal) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác nhƣ: học liệu, bài tập, chƣơng trình TV, thƣ viện điện tử, tạp chí, tƣ vấn, đăng ký học và thi. Tuy nhiên, do nhiều học viên không có điều kiện tiếp cận, đến nay chỉ khoảng 5% sử dụng các dịch vụ trên mạng.

Kết quả học tập của sinh viên đƣợc đánh giá thông qua kết quả bài tiểu luận và bài thi cuối kỳ. Thi cuối kỳ tổ chức mỗi năm 2 lần vào các ngày cuối tuần và tiến hành đồng thời trên toàn quốc. Từ năm 2006 nhà trƣờng tổ chức thi trực tuyến theo yêu cầu và cho những ngƣời bị nhỡ kỳ thi chính thức. UT có ngân hàng đề thi đáp ứng cho tất cả các khoá học. Định kỳ nhà trƣờng rà soát lại hệ thống câu hỏi trên cơ sở đánh giá kết quả của thí sinh và cập nhật. Kết quả thi đƣợc thông báo tới sinh viên qua các hình thức: gửi thƣ, văn phòng khu vực, trên trang web hoặc tin nhắn qua điện thoại đi động

1.2.1.3. Đại học Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc

Đại học Phát thanh Truyền hình Trung ƣơng Trung Quốc (CCRTVU), do Đặng Tiểu Bình ký Quyết định thành lập năm 1978, đƣợc coi là siêu lớn nhất thế giới, có khoảng 2 triệu sinh viên đang theo học. CCRTVU thành lập để thực hiện chính sách cải cách quốc gia cho quá trình hiện đại. Cơ cấu hệ thống: CCRTVU cơ cấu theo 5 cấp, có 44 trƣờng thành viên, chi nhánh, 1.842 trạm cấp địa hạt và 46.724 lớp học. Trƣờng Trung ƣơng chịu sự giám sát của Bộ Giáo dục; các trƣờng địa phƣơng, địa hạt chịu sự giám của các cấp tƣơng ứng.

CCRTVU có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, kết hợp truyền hình vệ tinh và cổng điện tử internet cho việc dạy - học, dƣới sự chỉ đạo thống nhất. Nhà trƣờng đã có nhiều nỗ lực trong việc thiết kế xây dựng tài liệu in ấn và học liệu nghe-nhìn. Trƣờng đã xây dựng học liệu đa phƣơng tiện cho nhiều môn học khác nhau, tạo nhiều bài giảng trực tuyến. Tính đến năm 2007 hệ thống bài giảng đa phƣơng tiện trên trang web đủ cho 549 môn học.

Sinh viên độ tuổi trung bình là 34, đang có việc làm chiếm tỉ lệ là 95%. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời học, nhà trƣờng tổ chức các loại hình khác học toàn thời gian (qua lớp học truyền hình), bán thời gian, hàm thụ, trực tuyến, tự học hoặc tới trung tâm. Chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế theo hệ thống tín chỉ; vì vậy, ngƣời học có thể đăng ký theo học những môn theo nhu cầu. Kết quả tính theo sự tích luỹ và đƣợc bảo lƣu trong 8 năm.

Chƣơng trình và học liệu: Khoảng 60-70% chƣơng trình và học liệu gốc do trƣờng Trung ƣơng cung cấp; số còn lại khoảng 30-40% do các trƣờng địa phƣơng tự xây dựng cho phù hợp với tình hình thực tế. Kể từ năm 1999, CCRTVU không những xây dựng đƣợc kho môđun khổng lồ mà còn tạo ra đƣợc nguôn học liệu đa phƣơng tiện phong phú, bao gồm tài liệu in ấn, học liệu nghe nhìn, VCD, DVD, CD và học liệu trực tuyến. Học liệu

đƣợc chuyển tải qua hệ thông bƣu điện, truyền hình vệ tinh, mạng Internet. Để tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo, Trƣờng thực hiện cung cấp nguồn học liệu phong phú với sự trợ giúp hiệu quả.

1.2.1.4. Đại học Mở Quốc gia Hàn quốc

Đại học Mở quốc gia Hàn quốc (KNOU) thành lập năm 1972 theo quyết định số 17146 của Tổng thống. Trƣờng đã đào tạo hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp; số ngƣời đang theo học là 180.000, độ tuối trung bình là 35. Hơn 80% số sinh viên đang có việc làm, đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp,nơi cƣ trú; từ những ngƣời nội trợ, thợ cắt cỏ, thanh thiếu niên đến các công dân cao cấp; từ những ngƣời dân thị thành Seoul đến các cƣ dân tại hải đảo xa xôi.

Do nhà trƣờng tạo điều kiện cho sinh viên học mọi lúc, mọi nơi tuỳ theo nhu cầu, khoảng 20% số sinh viên tốt nghiệp tiếp tục theo học các chƣơng trình sau đại học.

KNOU có hệ thống 14 cơ sở chi nhánh và 35 trung tâm địa phƣơng. Hệ thống lớp học truyền hình (video conferencing), thƣ viện, phụ đạo làm tăng hiệu quả học tập. Ngoài những lớp học chính thức, các trung tâm khu vực còn tạo ra các nhóm học tập để sinh viên trao đổi; hiện có khoảng 1.000 nhóm học tập trên mọi miền đất nƣớc.

Công nghệ và học liệu: Các bài giảng đƣợc thực hiện qua hệ thông lớp học truyền hình, Internet, radio, TV. Học liệu bao gồm tài liệu in ấn, sách điện tử, CD, VCD, MP3 ghi bài giảng của thầy. Phụ đạo do thầy hƣớng dẫn địa phƣơng đảm trách, giúp sinh viên thực hiện kế hoạch học tập của mình.

Kiểm tra đánh giá: Đánh giá kết quả học tập mỗi môn học đƣợc thực hiện 2 lần, kiểm tra giữa kỳ và thi hết môn. Kiểm tra giữa kỳ chiếm 30% tỉ trọng kết quả môn học, qua các bài kiểm tra trên lớp hoặc làm tiểu luận. Điểm thi hết môn chiếm 70% kết quả môn học.

Hàn quốc có hạ tầng công nghệ thông tin phát triển với 30 triệu thuê bao Internet, hiện đứng thứ 3 trên thế giới (sau Nhật và Mỹ). Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực Hàn quốc xác định rằng: Xã hội học tập điện tử Hàn quốc là nhân tố cơ bản để chiếm lĩnh ƣu thế cạnh tranh. Là trƣờng dẫn đầu về ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, KNOU đang cung cấp cho ngƣời học những phƣơng tiện và học liệu tiên tiến, lấy ngƣời học làm trung tâm, tạo điều kiện cho họ đạt đƣợc kiến thức và kỹ năng cao hơn, góp phần xây dựng xã hội tri thức.

1.2.1.5. Trường Đại học ảo Pakistan (VUP)

Pakistan có số dân là 160 triệu, với một nửa số dân dƣới tuổi 30, chỉ có 3,5% số ngƣời độ tuổi 18-25 đƣợc vào đại học (nghiên cứu năm 1998- 1999). Nhƣ vậy, khoảng 96% số ngƣời độ tuổi đó không có điều kiện học đại học. Năm 2000, một nghiên cứu khả thi do UNDP tài trợ nhằm đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Trƣờng Đại học Ảo Pakistan đƣợc thành lập cuối năm 2001 để thực hiện chủ trƣơng đó. Tháng 3/2002 khoá đại học đầu tiên về Công nghệ thông tin và máy tính đƣợc khai giảng. Mặc dù VUP dùng công nghệ thông tin là phƣơng tiện chủ yếu để tiến hành giáo dục đại học từ xa, nhƣng đây không phải là thiết kế cho một trƣờng đại học mở bởi vì thị trƣờng đó đã có Trƣờng Đại học Mở IQBAL đảm nhận. Đƣờng truyền 155 Mbps kết nối hệ thống server của nhà trƣờng với đƣờng trục chính quốc gia. Hệ thống sản xuất và phát các chƣơng trình truyền hình giáo dục kỹ thuật số hiện đại. VUP phát chƣơng trình trên 4 kênh qua vệ tinh viễn thông đầu tiên của Pakistan, PAKSAT-I. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại nhƣ vậy đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt.

Mặc dù tốc độ sử dụng Internet của của Pakistan phát triển tƣơng đối nhanh nhƣng để chuyển nội dung giảng dạy thì cần phải có thời gian thì mới phổ biến trên toàn quốc đƣợc. Vì vậy, VUP phải tìm giải pháp chuyển tải khác. Hơn nữa một dự án khảo sát tâm lý ngƣời học cho thấy rằng, ngƣời

học thích học dƣới dạng truyền hình hơn. Vì vậy, VUP quyết định chuyển tải các bài giảng qua TV vệ tinh và các hoạt động nhƣ tƣ vấn, phụ đạo, tƣơng tác thầy - trò, việc thực hiện qua mạng Internet.

VUP thiết kế chƣơng trình và phƣơng pháp sƣ phạm, sau đó mời các giáo sƣ hàng đầu từ các trƣờng đại học truyền thống tiến hành giảng bài trên truyền hình. Bài giảng đƣợc bộ phận kỹ thuật thiết kế biểu bảng, slides và biên tập, in thành tài liệu phân phát cho ngƣời học qua hệ thống quản lý. Sinh viên có thể theo dõi bài giảng bằng một trong 3 cách: tại trƣờng, qua TV ở nhà, đĩa CD. Sự linh hoạt tuỳ chọn này có hiệu lực trong vòng 24 giờ. Ngày hôm sau, giảng viên nêu câu hỏi, ra bài tập và tổ chức thảo luận.

Kiểm tra - đánh giá: Thầy hƣớng dẫn chấm bài tập, sau đó gửi lại cho sinh viên xem bài đã chấm. Kỳ thi đƣợc tổ chức chặt chẽ với sự giám sát nghiêm ngặt. Khoá học từ xa tốt nghiệp đầu tiên đã đƣợc các nhà tuyển dụng đánh giá cao, có khả năng cạnh tranh tốt trong thị trƣờng lao động kỹ thuật. Năm 2007, VUP có 10.339 học viên cao học và 7000 sinh viên đại học.

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm cho phát triển đại học từ xa ở Việt Nam

Tất cả các cở sở giáo dục đại học từ xa của các quốc gia nêu trên đều đƣợc sự quan tâm đặc biệt của nhà nƣớc với đầu tƣ ban đầu đáng kể. Họ coi giáo dục đại học từ xa là giải pháp hữu hiệu cho việc phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội, đồng thời thể hiện tính nhân văn đối với ngƣời dân trong việc giảm thiểu rào cản, tạo dựng nền giáo dục, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Tại các quốc gia trên, đều có sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ trên xuống. Đặc biệt là Đại học Phát thanh truyền hình TƢ Trung Quốc có chiến lƣợc phát triển rõ ràng.

* Bài học về lựa chọn công nghệ

tạp đối với các trƣờng đại học vì nó cần phải đầu tƣ cho cả quá trình lâu dài, chi phí cơ hội cao và sự lựa chọn công nghệ ảnh hƣởng đến quyết định và lựa chọn khác: môi trƣờng kỹ thuật; phƣơng thức chuyển tải thông tin.

- Các thế hệ công nghệ có thể cùng tồn tại trong một cơ sở đào tạo, chƣơng trình đào tạo, không phải tách bạch riêng rẽ; cần tính toán kỹ khi đầu tƣ trọng điểm.

- Lựa chọn công nghệ cần lƣu ý những vấn đề sau:

+ Làm thế nào để sinh viên dễ tiếp cận, học tập hiệu quả và hứng thú. + Làm sao để có thể đóng góp cho việc thực hiện sứ mạng, hiệu lực hoạt động.

+ Điều đó tác động đến chi phí của ngƣời học nhƣ thế nào.

- Khả năng tiếp cận của ngƣời sử dụng thiết bị công nghệ số vẫn là vấn đề nan giải, đặc biệt là công nghệ cao.

- Thông tin tuyên truyền rộng rãi có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi trong việc ứng dụng công nghệ.

- Ứng dụng định dạng hệ thống mới cần có thời gian, nỗ lực và kiên trì. - Khi cơ sở đã đƣợc trang bị công nghệ mới, cần có sự tập huấn để chuyển hoá tốt; tuy nhiên, mức độ sẵn sàng của mỗi ngƣời khác nhau.

- Công nghệ giáo dục đại học từ xa có tiềm năng lớn, tác động đến chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, vì vậy lựa chọn công nghệ phải lấy ngƣời học làm trung tâm.

- Nghiên cứu khảo sát lấy thông tin phản hồi sau khi ứng dụng công nghệ mới là cần thiết và kết quả của nó sẽ định hƣớng cho tƣơng lai.

* Bài học về thiết kế, cung cấp học liệu

- Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học từ xa Châu Á lấy học liệu in ấn làm chủ đạo, trên cơ sở đó các học liệu bổ trợ đƣợc đƣợc thiết kế và phát triển.

- Đối với học liệu đa phƣơng tiện, học liệu điện tử, khi thiết kế, cần xác định rõ vai trò của mỗi thành phần về chức năng dạy - học.

- Đa dạng hoá các loại học liệu để ngƣời học lựa chọn.

- Nội dung và khả năng tiếp cận của học liệu phải phù hợp với nhu cầu ngƣời học.

- Giá học liệu phải phù hợp với khả năng chi trả của ngƣời học.

* Bài học về quản lý đào tạo đại học từ xa

- Ngƣời học đƣợc lựa chọn hình thức học tập phù họp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

- Quản lý kết quả theo hệ thống tín chỉ tích luỹ đƣợc, không theo niên chế. - Kết quả môn học đƣợc tính theo điểm thi hết môn và thi giữa kỳ hoặc tiểu luận.

- Thí sinh đƣợc giám sát để đảm bảo sự công bằng và tính trung thực, sác thực của kết quả học tập.

- Cần phải tập huấn, sinh hoạt chuyên môn đối với thầy hƣớng dẫn, ngƣời biên soạn học liệu cho loại hình đào tạo từ xa.

- Cần có các hội nghị về quản lý và phát triển đào tạo từ xa giữa các trƣờng có đào tạo từ xa trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỪ THEO PHƢƠNG THỨC XA Ở VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về phát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam

2.1.1. Các giai đoạnphát triển giáo dục đại học từ xa ở Việt Nam

2.1.1.1. Giai đoạn 1960-1975

Giáo dục đại học từ xa tại Việt Nam đƣợc hình thành từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20 và đƣợc biết đến với các khoá giáo dục đại học từ xa theo mô hình hàm thụ (correspondence model). Việc trao đổi thông tin hai chiều giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau dựa vào các loại học liệu in ấn và thƣ viết tay gửi qua đƣờng bƣu điện.

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đƣợc coi là những trƣờng đại học đầu tiên áp dụng mô hình hàm thụ, góp phần cung cấp nhân lực cho các địa phƣơng, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc.

Một phần của tài liệu Phát triển giáo dục đại học theo phương thức từ xa ở Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)