Các bên tham gia giao kết hợp đồng trên cơ sở ý chí tự nguyện, không có sự

Một phần của tài liệu Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam (Trang 28)

không có sự ép buộc.

Hợp đồng là những cam kết ưng thuận, phản ảnh sự thống nhất ý chí thực sự của các bên tham gia. Đây là một trong những yếu tố cơ bản thiết lập nên hợp đồng, thiếu nó thì không được coi là hợp đồng. Mọi nội dung thoản thuận không phù hợp với ý chí đích thực của các bên coi như nội dung đó không được thừa nhận về giá trị pháp lý hiệu lực của hợp đồng. Nguyên tắc tự nguyện giao kết hợp đồng cũng được quy định trong pháp luật về hợp đồng của các quốc gia và được pháp luật của quốc gia bảo vệ. Các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản cho các cam kết của họ thậm chí ngay cả khi luật có các qui định về việc thực hiện các nghĩa vụ cụ thể của hợp đồng nhưng các bên vẫn có quyền tự do bãi bỏ hoặc thay đổi các quy tắc áp

dụng. Chẳng hạn, ngay tại điều 6 của CISG cho phép các bên "không phải áp dụng

Công ước này hoặc...làm giảm bớt hay thay đổi hiệu lực của bất kỳ điều khoản nào

của Công ước này".

Tất cả các trường hợp vi phạm nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nói cách khác là có sự cản trở, gian dối, nhầm lẫn hay cưỡng ép đều có thể là nguyên nhân làm cho hợp đồng không có hiệu lực bởi lẽ trong các trường hợp đó, mục đích và mong muốn giao kết hợp đồng ban đầu của các bên không đạt được, những động cơ tiêu cực đó không thể làm cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Bộ luật dân sự các nước đều dự liệu 03 trường hợp chủ yếu hợp đồng giao kết không có sự tự nguyện thỏa thuận là hợp đồng giao kết do nhầm lẫn, hợp đồng giao kết do bị đe dọa và hợp đồng giao kết do bị lừa dối. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp này đều làm cho hợp đồng không có hiệu lực mà việc xác định hợp đồng có bị vô hiệu thực sự hay không còn phải dựa vào từng trường hợp cụ thể.

Nhầm lẫn là một từ chỉ trạng thái ý thức của một người tại một thời điểm nhất định hiểu sai lệch nội dung của sự vật. Nhầm lẫn trong khi giao kết HĐMBHH là việc tin nhầm về sự việc hoặc về pháp luật liên quan đến nội dung của hợp đồng và nhầm lẫn đó phải là sự nhầm lẫn nghiêm trọng liên quan đến các yếu tố quyết định đối với việc giao kết hợp đồng. Đó có thể là nhầm lẫn về đối tượng của hợp

21

đồng (chủng loại, tính chất, chất lượng) hoặc nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng trong trường hợp hợp đồng được ký kết phải dựa trên nhân thân của chủ thể (hợp đồng bán hàng trả chậm) hoặc nhầm lẫn về bản chất của hợp đồng. Các trường hợp nhầm lẫn nói trên nếu là do lỗi cố ý của một bên (biết hoặc phải biết việc nhầm lẫn) mà làm cho bên kia hiểu nhầm và giao kết hợp đồng đều dẫn đến hậu quả pháp lý làm hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên nếu là do lỗi vô ý thì hợp đồng vẫn có thể có hiệu lực nếu được bên kia đồng ý và chấp thuận thay đổi sự nhầm lẫn.

Lừa dối là thủ đoạn của một bên trong hợp đồng cố tình che dấu sự thật về những nội dung của hợp đồng giao kết để bên kia tin vào một việc khác hay nhầm lẫn với một sự việc khác (lẽ ra phải được biết) mà vẫn giao kết hợp đồng. Bản chất của lừa dối là không trung thực và thiện chí khi giao kết hợp đồng (nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng) vì vậy nó gây ra hậu quả làm hợp đồng vô hiệu.

Đe dọa, cưỡng ép là hành vi của một bên trong hợp đồng hoặc của bên thứ ba

Một phần của tài liệu Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)