Có thể nói, yếu tố đầu tiên để xác định hiệu lực của HĐMBHHQT chính là chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp. Chủ thể hợp pháp là chủ thể có đầy đủ năng lực dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Hay nói cách khác là người đó phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao kết hợp đồng. Pháp luật các nước đa số đều quy định điều kiện này là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Năng lực pháp luật của một cá nhân có từ khi sinh ra, từ khi thành lập đối với pháp nhân và mất khi cá nhân chết đi hoặc bị nhà nước tước bỏ. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Bằng việc có năng lực pháp luật, pháp luật trao cho các chủ thể quyền và nghĩa vụ đồng thời bảo hộ ngang nhau cho các chủ thể các quyền và nghĩa vụ đó. Điều này giúp cho các chủ thể đều có quyền tự do kinh doanh, tự do mua bán và tự do ký kết
hợp đồng… “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được
xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Năng lực pháp luật
dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam như công dân Việt nam”[ (Điều 761,
BLDS 2005). Đối với Pháp nhân, năng lực pháp luật có từ khi được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và cũng mất đi khi giải thể hay bị tuyên bố phá
19
sản và xóa tên trong đăng ký kinh doanh. Theo quy định của Điều 765, BLDS 2005
“năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của
nước nơi mà pháp nhân đó thành lập, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam có
quy định khác”.
Pháp luật của từng nước khác nhau thì quy định khác nhau về cách xác định năng lực hành vi dân sự của một chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17, BLDS 2005). Năng lực hành vi của
pháp nhân được thể hiện qua hành vi đại diện của người đứng đầu pháp nhân đó. Năng lực hành vi của pháp nhân được tạo bởi quy mô tổ chức, khả năng kinh tế và năng lực thực tế của một pháp nhân để thực hiện những quyền mà pháp luật quy định đồng thời cũng bằng chính năng lực của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ của chính pháp nhân đó tạo ra.
Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể khi tham gia giao kết HĐMBHHQT được coi là hợp pháp khi có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ được quy định chung trong BLDS 2005 đồng thời phải đảm bảo đáp ứng điều kiện riêng về chủ thể kinh doanh quy định trong pháp luật chuyên nghành. Theo LTM 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định các bên trong HĐMBHHQT phải là thương nhân hoặc các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương
mại quy định tại Luật Thương mại, cụ thể: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế
được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh” (Khoản 1, Điều 6 LTM 2005).
Liên quan đến xác định tư cách chủ thể của hợp đồng, pháp luật quy định các chủ thể có đủ năng lực hành vi có thể tự mình ký kết hợp đồng nhưng cũng có thể thông qua người đại diện hợp pháp của họ để ký kết hợp đồng. Người đại diện hợp pháp có thể nhân danh người được đại diện ký kết, thực hiện hợp đồng nhưng hợp đồng do người đại diện ký kết chỉ có hiệu lực trong phạm vi được đại diện hoặc có thể có hiệu lực ngoài phạm vi được đại diện trong trường hợp bên cử đại diện đồng ý.
20