Những nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing trong ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Thăng Long. (Trang 30 - 32)

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:

+ Hiện nay, chưa có sự đồng bộ, nhất quán về môi trường pháp lý ngành ngân hàng. Những luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, luật quảng cáo chưa được xây dựng chặt ch . Chính vì vậy mà công tác marketing gặp nhiều khó khăn khi triển khai các dịch vụ mới như các dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử.

+ Các ngân hàng hiện nay vẫn còn hoạt động khá độc lập, chưa có sự liên kết trao đổi thông tin, kinh nghiệm..., vì vậy không tạo ra sức mạnh thống nhất của toàn hệ thống.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:

+ Ngân hàng chưa tiến hành các nghiên cứu phân tích đối thủ cạnh tranh và khách hàng một cách toàn diện dẫn đến tình trạng nhiều nhiều hoạt động chưa thực sự phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc biệt những hoạt động xúc tiến của ngân hàng.

+ Ngân hàng chưa tận dụng được sức mạnh của truyền thông quảng cáo để quảng bá hình ảnh cũng như các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng.

+ Chi phí dành cho hoạt động marketing của NHNo&PTNT Thăng Long còn hạn chế nên việc thực hiện các hoạt động mang lại kết quả không như mong đợi.

+ Đội ngũ lãnh đạo ngân hàng cũng như cán bộ nhân viên còn thiếu kiến thức về marketing, chưa thực sự linh hoạt và chủ động trong việc xây dựng và điều hành các chính sách marketing.

Chương 2 của khóa luận đã phân tích tổng thể thực trạng chiến lược marketing của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong thời gian qua, ngân hàng vẫn không tránh khỏi những mặt hạn chế trong chiến lược marketing của mình. Để góp phần khắc phục tình trạng này, chương 3 của khóa luận s nêu lên các giải pháp nhằm

hoàn thiện chiến lược marketing cho NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long, giúp ngân hàng nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Thăng Long

3.1.1. Định hƣớng hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

Định hướng của ngân hàng dựa trên các xu hướng và định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam. Định hướng phát triển rất quan trọng để đưa ra các quyết định marketing phù hợp. Những quyết định marketing dựa trên định hướng s đảm bảo công việc marketing đi đúng hướng và hiệu quả. Sau đây là định hướng phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long trong năm 2011 do ban lãnh đạo cùng các phòng chức năng nghiên cứu đưa ra:

- Nguồn vốn tăng trưởng bình quân đạt 15% - 20% so với năm 2010.

- Đầu tư cho vay tăng bình quân từ 15% - 20% so với năm 2010.

- Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm 75% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu (3,4,5) chiếm 1% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ thu từ hoạt động dịch vụ tăng 18% - 20% so với năm 2010.

3.1.2. Mục tiêu marketing của ngân hàng

Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản định hướng đến hết năm 2011 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long:

Tăng thị phần khách hàng cá nhân lên đến 15% trên địa bàn, khách hàng doanh nghiệp lên đến 35%.

Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng và tiến hành các dịch vụ tư vấn, tăng số lượng khách hàng được tư vấn lên 40%.

Củng cố vị trí của ngân hàng trong nhận thức của khách hàng bằng các công cụ xúc tiến mới và hiệu quả hơn.

Lợi nhuận tăng 15% so với năm 2010.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing trong ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Thăng Long. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)