Trong thời gian tới, chúng ta phải nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, ưu tiên các cơ sở hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông vận tải, điện nước, viễn thông thông qua huy động cao độ các nguồn lực tài chính Nhà nước và tranh thủ khai thác sử dụng nguồn vốn ODA. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
3.2.4.1 Nâng cao hiệu quả vận tải và lưu thông
Trong thương mại quốc tế, vận tải biển đóng vai trò trung tâm chiếm trên 80% lượng hàng hoá vận chuyển. Vận tải trong nước phần nhiều là vận tải đường bộ bằng xe tải nhưng đối với các trường hợp vận tải cự ly dài thì vận tải ven biển là chủ yếu. Lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt còn ít. Về quy
chế liên quan đến đầu tư, ngành vận tải là một trong những ngành mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chưa được phép tham gia.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản thấy rằng giá cước vận chuyển côngtennơ ở Việt Nam cao hơn so với các nước láng giềng. Trong vận tải côngtennơ, phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất là cước vận tải đường biển. Hiện nay, các cảng chủ yếu của Việt Nam là cảng sông nên mực nước nông, tàu chở côngtennơ lớn không cập cảng được. Hàng hoá phải vận chuyển ra các cụm cảng trong khu vực như Hồng Kông, Singapore rồi xếp lên tàu lớn vận chuyển sang Nhật Bản, Âu Mỹ. Cước tập kết và trung chuyển cao nên cước phí vận chuyển côngtennơ cao hơn các nước trong khu vực. Từ đó, chúng ta thấy rằng để giảm cước phí vận tải côngtennơ cần xúc tiến xây dựng các cảng biển trong quy hoạch hiện nay, tạo điều kiện cho các tàu chở côngtennơ lớn có thể cập cảng và cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp tới Nhật Bản, Âu Mỹ.
Chất lượng vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải chất lượng cao của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản. Do đó, chúng ta cần kích cầu, tăng chất lượng dịch vụ vận tải của các doanh nghiệp xe tải, đường sắt, đường biển trong nước. Việc cho phép doanh nghiệp vận tải 100% vốn nước ngoài tham gia vào thị trường vận tải sẽ góp phần thúc đẩy thị trường vận tải đạt được mục tiêu này.
Về phía mình, chính phủ Việt Nam đang bắt đầu áp dụng những chính sách khuyến khích cạnh tranh ngay cả trong lĩnh vực vận tải. Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án của JICA, chúng ta đã và đang nghiên cứu xây dựng các cảng nước sâu bằng nguồn vốn vay. Sau khi hoàn thành, tàu chở côngtennơ tải trọng lớn có thể cập bến các cảng này.
3.2.4.2 Cải thiện hạ tầng viễn thông
Một vấn đề mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang gặp phải là giá cước điện thoại quốc tế tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Cước điện thoại
quốc tế ngày càng giảm và các nước trong khu vực cũng có xu hướng giảm giá nên Việt Nam cần giảm giá tương xứng với các nước này. Cước phí Internet không cao so với các nước trong khu vực nhưng vẫn cần xúc tiến cạnh tranh, hạn chế độc quyền, cụ thể hơn là đẩy nhanh lộ trình cho phép đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực viễn thông. Các doanh nghiệp cũng cho rằng nên đẩy nhanh lộ trình cho phép đầu tư nước ngoài tham gia thị trường viễn thông sẽ giúp nâng cao mức cạnh tranh và độ tin cậy của dịch vụ viễn trông bởi vì độ tin cậy của thư điện tử gắn liền với vấn đề an ninh mạng, bảo trì của nhà cung cấp dịch vụ.
Do đó, trong thời gian tới, trên cơ sở quan sát động thái của các nước trong khu vực, chính phủ Việt Nam tiếp tục giảm giá cước viễn thông quốc tế tới mức trung bình trong khu vực. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần nâng cao an ninh mạng nhằm đảm bảo độ tin cậy của hình thức thông tin bằng thư điện tử đồng thời đẩy mạnh lộ trình gia nhập thị trường của đầu tư nước ngoài.
Cải cách thủ tục hành chính theo nguyên tắc hoạt động đầu tư thuộc quyền của các doanh nghiệp. Nhà nước chỉ nên có chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện các dự án đầu tư, trên có sở quy định các thủ tục hành chính thích hợp, giám sát và kiểm tra đúng mức.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, sự cải thiện trong môi trường kinh doanh của Việt Nam phải mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt như hiện nay, thì việc tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong những “chính sách ưu đãi đầu tư” đối với các nước trong khu vực như Singapo, Malayxia... là rất khó và chỉ có thể thực hiện trong ngắn hạn. Đoạn trích dưới đây có từ năm 1998, nhưng đến nay nó vẫn còn giá trị:
“Kinh nghiệm của các nước trong khối ASEAN đã cung cấp những bài học quan trọng cho các nước đang phát triển khác. Điều quan trọng là các nước không nhất thiết phải đưa ra một loạt các ưu đãi đầu tư cụ thể để thu hút FDI mà thay vào đó, điều quan trọng hơn nhiều là việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và các nhân tố sản xuất với giá cả mang tính cạnh tranh cũng như xoá bỏ những yếu tố gây tắc nghẽn, cản trở”[13]
.
Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực phát triển kinh tế năng động và hiện nay đang tận dụng cơ hội đó. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa cải thiện được môi trường kinh doanh trong nước một cách có hiệu quả để tận dụng sự năng động này. Không nhất thiết rằng chúng ta luôn phải đề cập đến hướng phát triển trong tương lai của Việt Nam mà điều quan trọng ở đây phụ thuộc vào những giải pháp cụ thể mà chúng ta phải thực hiện nhằm thu hút FDI.
Như vậy, một trong những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới là phải thu hút có hiệu quả JDI. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi việc tuân thủ chặt chẽ những cam kết mà hai nước đã nêu ra trong Hiệp định. Đồng thời, để cho Hiệp định phát huy tác động tích cực thì phía Việt Nam cần phải chú ý một số giải pháp chính nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư .
[13]
Moran, Theodore, Foreign Direct Investment and Development: The New Policy Agenda for Developing Countries and Economics in Transition, 1998.
PHẦN KẾT LUẬN
Thu hút và sử dụng FDI là chủ trương nhất quán và lâu dài của Việt Nam nhằm góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực trong nước phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Việt Nam chủ động coi Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu, phát triển hợp tác kinh tế toàn diện, lấy việc thu hút FDI của Nhật Bản theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng. Chúng ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và lợi ích đạt được từ điều này là rất lớn. Tuy nhiên, hiệu quả của thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam còn chưa cao. Hơn nữa, chúng ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc và các nước ASEAN. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, xuất phát từ chính sách tự do hoá đầu tư gắn liền với nhu cầu hoàn thiện môi trường đầu tư, nên xuất hiện xu hướng hình thành các hiệp định đầu tư quốc tế. Do đó, việc ký kết HIệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt –Nhật là hết sức cần thiết.
Sự kiện này chắc chắn sẽ mở ra triển vọng to lớn cho hợp tác đầu tư Việt - Nhật. Đây được coi là Hiệp định có “chất lượng cao về nội dung”. Trong đó, những ưu đãi mà hai bên giành cho nhau là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện hiện nay. Nội dung của Hiệp định đem lại thuận lợi cho hoạt động đầu tư của Nhật Bản và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Điều đó
cũng có nghĩa là môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản đã, đang và sẽ thay đổi.
Tuy nhiên, để khai thác tốt hơn nữa quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ những cam kết mà hai nước đã nêu ra trong Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt –Nhật. Đồng thời, để cho Hiệp định này phát huy tác động tích cực thì phía Việt Namcần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế hiện nay. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều hơn JDI và nguồn vốn này sẽ có những đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam./
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.Đinh Văn Ân, “Cải cách và sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây”, Báo cáo tại Diễn đàn Quốc tế Tăng cường quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, 3/2004.
2.Bernard Hoekman, Aaditya Matto và Philip English, “Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO”, Ngân hàng thế giới, NXB CTQG, 2004, Tr .241- 243.
3.Diến đàn Quốc tế Tăng cường quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản- Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, 04/3/2004.
4.Vũ Kim Dũng, Tại sao các nước đang phát triển thu hút được ít vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 11/2004, Tr.39-42.
5.Vũ Văn Hà-Trần Anh Phương, Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 102004, Tr.57-62.
6.Phùng Thị Minh Hằng, Những quy định của WTO liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tạp chí Thương mại, số 21/2004, Tr.6-7.
7.Dương Phú Hiệp – Nguyễn Duy Dũng, Điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản, NXB CTQG, 2002, Tr .111-122.
8.Dương Phú Hiệp, Nhìn lại 30 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2/2004, Tr. 65
9.Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư.
10.Phạm Thị Mai Khanh, Chạy đua ưu đãi cho đầu tư nước ngoài-nên hay không?, Tạp chí Thương mại, số 30/2004, Tr.16-19.
11.Kinh tế 2004-2005 Việt Nam và thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tr 68-71.
12.Lê Bộ Lĩnh, Thương mại và đầu tư trực tiếp quốc tế những thập niên đầu thế kỷ XXI, Những vấn đề Kinh tế thế giới, 2/2005, Tr.3-15.
13.Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2000
14.Phùng Xuân Nhạ, Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB ĐHQGHN, 2001,Tr.84-86.
15.Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP của Chính phủ về Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005, Tr 2-3.
16.Rostislay Shimanovskiy, Nâng cao tính cạnh tranh của môi, trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, 2004, Tr.53-66.
17.Lê Văn Sang, Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong tình hình mới, Tạp chí Kinh tế châu Á-TB ,2003, Tr.28-31.
18.Shigeru Takagi, Các vấn đề nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế Nhật – Việt, Bộ kinh tế Công nghiệp Nhật Bản.
19.Phạm Tiến - Mạnh Hùng, Bức tranh đầu tư quốc tế: Bảy xu hướng chính trong thời kỳ 2003-2005, Kinh tế 2003-2004-Thời báo kinh tế, Tr 79-81.
20.Đinh Trọng Thịnh, “FDI Nhật Bản tại Việt Nam: Vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Tài chính, 12/2003, Tr.44 – 47.
21.Nguyễn Văn Tuấn, Tự do hoá đầu tư và yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam,, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới,2/2005, Tr. 66-74.
TIẾNG ANH
22.http://www.dei.gov.vn 23.http://www.mofa.go.jp
24.JBIC (November 2003), Survey Report on Overseas Business Operations by Japanese Manufacturing Companies.
25.Report (2003), Vietnam–Japan Joint Initiative to Improve Business Environment with a view to strengthen Vietnam,s Competitiveness.
26.UNCTAD, Trends in International Investment Agreement, 1999.
27.United Nations, World Investment Report, 2004, The Shift Towards Services