Những khó khăn khi thực hiện Hiệp định

Một phần của tài liệu Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư (Trang 81)

Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản đang tiến hành tái cơ cấu tổ chức và sản xuất của mình trên toàn cầu. Họ sẽ không còn chú ý đến những thị trường quốc gia đơn lẻ, mà quan tâm đến các thị trường khu vực hoá. Vì thế, trong chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài của họ có thể không có Việt Nam như một thị trường độc lập mà chỉ có Việt Nam như một bộ phận của thị trường lớn hơn (thị trường Đông Nam Á hay thị trường châu Á). Do đó, nếu Việt Nam không có chính sách ưu tiên thu hút FDI của Nhật Bản, các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản có thể sẽ đầu tư vào các nước xung quanh Việt Nam và một khi quá trình tái tổ chức và tái cơ cấu sản xuất của họ đã xong xuôi thì Việt Nam sẽ bị gạt khỏi phân công lao động quốc tế do các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản thiết kế. Như thế, không những chúng ta không thu hút được vốn đầu tư để phát triển kinh tế mà còn sẽ không được chuyển giao các công nghệ tương đối tiên tiến mà Nhật Bản đang muốn chuyển ra nước ngoài để tập trung vào các công nghệ hiện đại.

Phản ứng chính sách đối với việc điều chỉnh chiến lược đầu tư của các TNC chuyển sang ngành dịch vụ, nhiều nước ngay trong khu vực châu Á đã thực hiện điều chỉnh chính sách quốc gia nhằm vừa thu hút FDI vào các ngành chế tạo

và các ngành sơ chế lại vừa thu hút được FDI vào phát triển ngành dịch vụ. Các nước đều thực hiện tự do hoá đầu tư, đặc biệt là trong ngành dịch vụ, giảm thiểu những mặt têu cực của thị trường và thiết lập các mục tiêu phát triển rộng hơn, xoá bỏ những quy định hạn chế hoặc gây trở ngại cho đầu tư vào các ngành đặc biệt là ngành dịch vụ. Đồng thời, các nước tiếp nhận đầu tư cũng có các biện pháp tích cực bảo hộ và khuyến khích đầu tư thông qua các chương trình tư nhân hoá, các chính sách khuyến khích và ưu đãi. Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo là một trong những yếu tố then chốt thu hút FDI. Ngoài ra, các nước tiếp nhận đầu tư còn thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy đầu tư như mở cửa các ngành dịch vụ cho FDI kể cả dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng; thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI; đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, tài chính, lãi suất, thuê mặt bằng v.v... Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở và các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động và bộ máy hành chính để phục vụ tốt nhất yêu cầu của nhà đầu tư.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương đã đưa ra nhiều ưu đãi nhằm thu hút đầu tư. Ưu đãi đầu tư là công cụ chính sách nhằm thu hút đầu tư hoặc định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống ưu đãi đầu tư hiện tại của Việt Nam đang còn nhiều vấn đề bất hợp lý, khiến cho hiệu quả không cao, thậm chí nếu không có những cải cách mạnh mẽ sẽ khó đáp ứng được yêu cầu.

Có thể nói, mặc dù môi trường đầu tư của Việt Nam đã từng bước được cải thiện, hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư nước ngoài đã được hoàn chỉnh hơn tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, khác với các nước đang phát triển ở châu Á như Trung Quốc, NIEs và một số nước ASEAN, Việt Nam là một nước đi sau về phát triển nền kinh tế thị trường và thời gian mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử

thách trong vấn đề thu hút nguồn vốn FDI từ bên ngoài. Về mặt này sức ép cạnh tranh đối với Việt Nam sẽ lớn hơn, do các yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa phát triển đầy đủ, nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị đầy đủ, thủ tục hành chính còn gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc xin phép thành lập và hoạt động, vẫn duy trì sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống luật pháp chưa được hoàn thiện. Cho nên, mặc dù môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cải thiện trong thời gian qua, nhưng trên thực tế vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa, trong khi chúng ta ký kết Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Nhật –Việt, thì các quốc gia khác, đặc biệt là các nước trong khu vực cũng đưa ra những điều kiện thuận lợi, tích cực cải thiện môi trường đầu tư của nước họ nhằm thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó Nhật Bản đối với họ luôn là một trong những nhà đầu tư quan trọng. Nói cách khác, Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh với các nước khác, cụ thể là các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật vẫn chưa triển khai đồng bộ ở các ngành, các cấp dẫn tới việc chính sách hay nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Do vậy, kết quả thu hút đầu tư mới vẫn chưa có chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện rất rõ ở việc tính cho đến nay, Hiệp định đã được ký kết gần 2 năm nhưng đầu tư từ Nhật Bản- nước có thế mạnh về công nghệ nguồn, tăng chậm, đặc biệt là chưa có sự chuyển biến đáng kể. Mặc dù, các bên ký kết đều mong muốn và hy vọng rằng sau khi hiệp định có hiệu lực thì FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng lên.

Hiện nay, các nhà đầu tư Nhật Bản phàn nàn về một số tồn tại ở Việt Nam, chủ yếu liên quan đến hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, an toàn giao thông và các điều kiện xã hội khác. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm đến bốn bất cập trong quản lý hành chính ưu đãi đầu tư. Thứ nhất, cấp quản lý hành chính ưu đãi

đầu tư còn mang nặng tính chủ quan do thiếu những quy định rõ ràng. Thứ hai, các doanh nghiệp khó xác định được mình có đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi đầu tư hay không. Thứ ba, có hiện tượng các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư để thu được các khoản lợi thuế không chính đáng. Thứ tư, còn tồn tại kẽ hở cho các hành vi cơ hội, tham nhũng do chính sách thiếu minh bạch.

Theo đánh giá của Chương trình phát triển kinh tế tư nhân và Bộ phận tư vấn dịch vụ đầu tư nước ngoài của Ngân hàng thế giới (WB), hệ thống ưu đãi của Việt Nam là một trong những hệ thống phức tạp nhất trong khu vực. Tuy có rất nhiều loại ưu đãi khác nhau, nhưng các ưu đãi đầu tư lại được quy định rải rác trong các luật và các văn bản dưới luật, gây khó khăn cho các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý cũng như các nhà đầu tư trong việc nhận biết và tiếp nhận ưu đãi đầu tư.

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu những khó khăn về mặt luật pháp. Về phía Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam cần hoàn thiện hơn để đáp ứng yêu cầu của hiệp định, hay nói đúng hơn nội dung cần sâu rộng để các doanh nghiệp Nhật Bản có chỗ dựa pháp lý “của mình”, từ đó có được điều kiện thuận lợi đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, hệ thống luật pháp của Việt Nam đang được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, loại bỏ những nội dung không phù hợp với điều kiện thực tế hoặc ban hành mới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu nhiều văn bản pháp luật, ví dụ điển hình là quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng chưa tham gia vào một số điều ước quan trọng trong đó có Công ước Washington 1965 về Giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Nhà nước và công dân của nhà nước này với nước khác (ICSID).

Một khía cạnh khác được bên đối tác chú ý là: tính minh bạch và khả năng dự báo được các văn bản pháp luật của Việt Nam còn thấp. Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu để quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính, công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý, giảm đầu mối, giảm thủ tục không cần

thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản về cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời tại các cuộc gặp này thông báo và cập nhật thường xuyên những thay đổi về chính sách đầu tư nước ngoài. Nếu thực hiện tốt nguyên tắc minh bạch hoá này thì đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO. Bởi vì, tổ chức này quy định các Chính phủ phải tăng cường việc phổ biến rộng rãi các chính sách và quy định trong và ngoài nước. Những quy định này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài đến một môi trường mới trong việc tiếp cận những thông tin có liên quan và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Hơn thế nữa, chỉ khi nào các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước có điều kiện tiếp cận thông tin như nhau thì mới thực sự có sự cạnh tranh bình đẳng lành mạnh.

Hơn nữa, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong pháp luật Việt Nam chưa rõ và chưa thực hiện triệt để. Trên thực tế, trong hầu hết các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tín dụng, tài chính ngân hàng v.v... pháp luật Việt Nam dường như vẫn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài. Còn trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng vẫn còn phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, làm giảm hiệu quả của các dự án đầu tư nước ngoài. Do vậy, nếu Việt Nam thực hiện tốt nguyên tắc không phân biệt đối xử được quy định trong Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư thì sẽ xây dựng được hình ảnh tốt đẹp về một đất nước với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài trong con mắt các nhà đầu tư Nhật Bản.

KẾT LUẬN:

Như vậy, Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật là một hiệp định có mức độ cam kết song phương cao nhất về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết. Cũng giống như nhiều hiệp định đầu tư song phương khác trên thế giới, Hiệp

định này cũng quy định những nội dung cơ bản. Trong đó, các ưu đãi mà hai đối tác giành cho nhau là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện hiện nay. Nó sẽ góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, các ưu đãi này không nên sử dụng để thay thế cho việc xây dựng năng lực cạnh tranh trong nước. Nói cách khác, để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản thì đòi hỏi phía Việt Nam phải tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn nữa đối với các nhà đầu tư .

Chƣơng 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Như vậy, việc Ký kết Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Đây là một đòi hỏi khách quan và phù hợp với xu thế chung trên thế giới cũng như quan hệ đầu tư Việt Nam- Nhật Bản. Hiệp định này ra đời sẽ tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một vấn đề là sau khi Hiệp định có hiệu lực thì phía Việt Nam cần phải tiếp tục làm gì để cải thiện môi trường đầu tư.

3.1 Sự cần thiết phải tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị tương đối ổn định ở châu Á, các vấn đề tôn giáo, dân tộc v.v... không quá phức tạp. Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam được duy trì ổn định, đặc biệt là những thành tựu quan trọng đạt được trong những năm đổi mới đã tạo nên thế và lực để Việt Nam phát triển. Chính điều này đã tạo sự an toàn cho các nhà đầu tư. Hơn nữa, với những tiềm năng về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối và do vậy có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập nhất quán và chúng ta đã đạt được những bước tiến lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM và đang tích cực đàm phán để gia nhập WTO. Để góp phần chủ động tích cực trong việc chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện để tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết, cũng như thích ứng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đang dần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tính cạnh tranh cao trong khu vực nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài. Nói cách khác, môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã và đang từng bước được hoàn thiện theo hướng tự do hoá đầu tư, nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế.

Dòng vốn FDI của Việt Nam trong giai đoạn 1991-1996 liên tục tăng với tốc độ cao và nó đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù Việt Nam đã có những cải tiến đáng chú ý về chính sách đối với FDI và đã từng bước chiếm được tình cảm của các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nói chung, nhưng dường như điều này chưa đủ để thu hút các dòng FDI mới. Nguyên nhân chính làm cho hoạt động FDI ở Việt Nam giảm sút là do điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam.

Trong những năm qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam luôn được cải thiện song vẫn còn tồn tại những bất cập và rào cản “vô hình” hoặc “hữu hình” đối với hoạt động của các nhà đầu tư. Bên cạnh những lời khen ngợi, gần đây nhiều nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài cũng thẳn thắn chỉ ra những khiếm khuyết và hạn chế trong môi trường đầu tư ở nước ta. Như vậy, mặc dù môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cải thiện trong thời gian qua, nhưng trên thực tế vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các vấn đề mà nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài nêu ra tương đối nhiều và đa dạng xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, song chủ yếu tập trung vào bốn vấn đề liên quan tới môi trường đầu tư là cơ sở hạ tầng, chi phí đầu tư, thủ tục hành chính và chính sách thuế.

Cụ thể, các chuyên gia kinh tế Nhật Bản đã nhận định rằng, trong vòng 3 năm tới, trong số các địa điểm đầu tư tiềm năng để phát triển sản xuất, Việt Nam được đặt ở vị trí thứ 4 sau Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Theo kết quả các cuộc

Một phần của tài liệu Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư (Trang 81)