Tác động đến động thái và cơ cấu FDI của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư (Trang 73)

Các nhà đầu tư Nhật Bản rất thận trọng trong việc tìm hiểu cơ hội đầu tư, chuẩn bị dự án, nhưng khi đã quyết định đầu tư thì triển khai dự án rất nhanh và có hiệu quả. Sau khi Hiệp định Ưu đãi và bảo hộ Việt – Nhật được ký kết, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, điều đó có nghĩa là dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tăng đáng kể.

Bước sang năm 2000, Việt Nam đã có xúc tiến mạnh mẽ việc cải thiện môi trường đầu tư, đáng kể nhất là việc ban hành Luật đầu tư sửa đổi vào tháng 7/2000, do đó đã tăng sức hút đối với luồng FDI. Mặt khác, lúc này các nền kinh tế khu vực cũng đã phục hồi dần sau khủng hoảng, góp phần tạo ra bầu không khí mới trong đầu tư kinh doanh. Riêng với Nhật Bản, năm 2000 cũng là năm

đột biến có sự tăng trưởng kinh tế khả quan tới 2,4%. Chính vì vậy, so với năm 1999, JDI đăng ký vào Việt Nam tăng hơn 30%, số dự án tăng 86%. Trong năm 2003 vừa qua, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam mặc dù đã tăng thêm 53 dự án mới với tổng số vốn đăng ký là 100 triệu USD, nhưng vẫn bị giảm 1,7% so với năm 2002 nếu xét về tổng khối lượng đầu tư. Tuy nhiên, đến cuối năm 2003, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư đứng hàng đầu về số lượng các dự án đầu tư đã được thực hiện có hiệu quả với tổng số vốn là 3,95 tỷ USD.

So với thị trường Trung Quốc, sự hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản có thể mạnh hơn, song xét theo quan điểm thực tiễn, một số nhà đầu tư Nhật Bản cũng thấy chọn Việt Nam làm cứ điểm đầu tư mới thay vì Trung Quốc sẽ nâng tính an toàn của vốn đầu tư hơn là tập trung vào Trung Quốc. Theo các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, thị trường Việt Nam là nơi thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật, là nơi thay thế để tránh rủi ro khi đầu tư tập trung quá nhiều vào Trung Quốc. Hơn nữa, đầu tư vào Việt Nam vẫn có thể bán hàng sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp Nhật Bản hy vọng môi trường đầu tư ở Việt Nam sẽ được cải thiện hơn nữa sau khi Hiệp định Ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật có hiệu lực.

Chính phía Nhật Bản cũng cho rằng, Hiệp định sẽ trợ giúp các nhà đầu tư Nhật Bản ngay cả trước khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam và chúng ta hy vọng rằng dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể trong thời gian tới. Cũng theo nhận định của họ, với việc ký kết Hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được đối xử giống như các doanh nghiệp Nhật Bản khi tiến hành đầu tư tại nước này.

Một điều đáng mừng là các chuyên gia kinh tế dự báo đang có một dòng đầu tư thứ hai của các doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam. Điều đáng lưu ý là nếu như dòng đầu tư trước đây chủ yếu là các tập đoàn, các nhà đầu tư lớn, thì lần này là quá trình mở rộng các dự án đầu tư hiện có và các xí nghiệp vừa và nhỏ.

Thế mạnh của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản là công nghệ, bao giờ họ cũng có những bí quyết kinh doanh riêng của mình. Việt Nam hy vọng Hiệp định này sẽ thu hút khu vực tư nhân của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, nước đang trong quá trình tiến tới nền kinh tế thị trường, bằng cách bảo đảm để các nhà đầu tư được tham gia các thị trường của Việt Nam.

Về cơ cấu đầu tư, sự dịch chuyển về cấu kinh tế của nhật Bản trong những năm tới đây theo hướng “tri thức hoá” sẽ thúc đẩy Nhật Bản chuyển giao công nghệ kỹ thuật và công nghệ quản lý thông qua đầu tư trực tiếp trong những ngành đòi hỏi nhiều lao động và nguyên liệu. Vì vậy, các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, đang thiếu vốn và công nghệ như Việt Nam sẽ là ưu tiên đầu tư của Nhật Bản, nhằm tận dụng những lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư. Cơ cấu và lượng vốn đầu tư của Nhật Bản sẽ tập trung chủ yếu ở những nước có môi trường thu hút đầu tư ưu đãi, và có vị trí chiến lược trong chính sách toàn cầu hoá của Nhật Bản.

2.2.1.3 Tác động đối với quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Mặc dù chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đầu tư, song dự kiến, Hiệp định cũng sẽ có tác động lớn đối với hoạt động thương mại giữa hai nước.

Trong các đối tác thương mại của Việt Nam, Nhật Bản có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản đã tăng từ 2,2 tỷ USD vào năm 1996 lên 4,5 tỷ USD vào năm 2001. Kết thúc năm 1998, động thái tiến triển kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản vẫn liên tục phát triển mạnh, năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước. Nhưng từ năm 1999 đến năm 2002 đã có sự khác trước. Đó là sự tăng trưởng không đều, khi thì chững lại, tăng không đáng kể, thậm chí đã có năm bị suy giảm tương đối, nhưng cũng có năm lại tăng rất mạnh. Năm 2002, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 4,592 tỷ USD, giảm 2,8% so với năm 2001. Năm 2003, theo số liệu của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, kim ngạch đã

đạt 5,9 tỷ USD, tăng khá mạnh 28,4% so với kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt của năm 2002. Hiện nay, Nhật Bản đang là bạn hàng số 1 của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tính đến cuối tháng 11năm 2004 đạt 6,55 tỷ USD.

Với thời gian, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho nền kinh tế. Hiện nay, số công ty đầu tư của Nhật Bản có tham gia xuất khẩu chiếm một tỷ lệ lớn và họ đã trở thành nước đầu tư có xuất khẩu cao nhất tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Bảng 2.1

KIM NGẠCH XNK VIỆT - NHẬT THỜI KỲ 1990-2003

Đơn vị: triệu USD

Năm Kim ngạch XK Kim ngạch NK Tổng kim ngạch XNK Tổng kim ngạch XNK so với năm trớc Trị giá xuất siêu 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 595 662 870 1.069 1.350 1.716 2.020 2.198 2.509 1.786 2.621 214 217 451 639 644 921 1.140 1.283 1.469 1.476 2.250 809 879 1.321 1.708 1.994 2.637 3.160 3.481 3.978 3.262 4.871 56,8 8,7 50,3 29,3 16,7 32,2 19,8 10,2 14,2 -18,0 49,3 381 445 419 430 706 7958 80915 915 1.040 310 371

2001 2002 2003 2.509 2.234 2.910 2.215 2.358 2.990 4.724 4.592 5.900 -3,1 -2,8 28,4 294 -124 -80

Nguồn:- Bộ Thương mại Việt Nam; Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam; Tổng cục Thống kê Việt Nam

- Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF); Tổ chức xúc tiến thư ơng mại Nhật Bản (JETRO); Hội mậu dịch Nhật – Việt (JVTA); Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

Bước sang năm 1999 và những năm tiếp theo, quan hệ thương mại Việt – Nhật đã bị ảnh hưởng lây lan chung do cuộc khủng hoảng ở Đông Nam Á dẫn đến quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như tốc độ tăng trởng thương mại có sự gia tăng không đồng đều. Hơn nữa, là sự gia tăng quan hệ hợp tác khu vực giữa các nước ASEAN, các nước ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (ASEAN+3), các nước Á-Âu (ASEM) và việc Trung Quốc gia nhập WTO đã có những ảnh hưởng hai chiều, vừa thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, gia tăng các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các quốc gia, vừa phát sinh các hiện tượng cạnh tranh, ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt – Nhật. Vì thực tế cho thấy, ưu thế cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn thua kém so với hàng hoá của Trung Quốc và một số nước Đông Á khác đang có mặt ở thị trường Nhật Bản cả về chất lượng, hình thức quảng cáo và nhất là về giá cả.

Đối với thị trường Nhật Bản, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là thuỷ sản, hàng may mặc, dầu thô, giày dép, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ, dây cáp điện, sản phẩm gỗ, cà phê... Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc thiết bị, linh kiện vi tính, nguyên phụ liệu dệt may, sắt thép, linh kiện ôtô, phân bón... Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã hình thành nhóm các mặt hàng chủ lực thường xuyên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản. Đáng chú ý là một số mặt hàng

chế tạo những năm trước đây không đáng kể như mô tơ công xuất dưới 10W, hoặc đã có mặt tại thị trường Nhật Bản như dây dẫn và linh kiện điện, đã tăng với tốc độ cao, đứng trong danh sách 20 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Nhật Bản, góp phần thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, nâng cao tỷ lệ chế biến trong xuất khẩu.

Mặc dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các năm nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn là một bạn hàng nhỏ của Nhật Bản. Hay nói cách khác, với những thuận lợi về vị trí địa lý, về truyền thống giao lưu và về tính bổ sung lẫn nhau của cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước thì tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản là khá nhỏ bé so với tiềm năng của hai nước.

Hiện nay, các nhà xuất khẩu Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc ký kết và đáp ứng được những đơn hàng lớn của thị trường được coi là “kỹ tính” này. Bởi vì, thị trường Nhật Bản đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng sao cho phùhợp với một xã hội đang già đi (tính an toàn, tiện lợi sẽ được đòi hỏi nhiều hơn). Hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản mới chỉ có lợi thế ở giá cả (tuy nhiên lợi thế này vẫn chưa bằng hàng hoá Trung Quốc) còn thiết kế thì lại không hoàn thiện về kỹ thuật, không thật sự an toàn và dễ sử dụng theo quan điểm của người Nhật. Tuy Nhật Bản vốn là một thị trường đóng cửa, nhưng do nhu cầu của người dân, nên họ bắt buộc phải mở cửa thị trường từ từ. Đây là một lợi thế mà Việt Nam cần phải tận dụng và khai thác. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu của chúng ta cần nhận thức được rằng họ bán hàng cho những người cao tuổi Nhật Bản giàu có nhưng khó tính, có đòi hỏi khắt khe vả về chất lượng và mẫu mã của hàng hoá. Thị trường Nhật Bản và Việt Nam đã quen thuộc những sản phẩm của nhau. Chắc chắn trong thời gian tới, chúng ta sẽ có nhiều sản phẩm mới phong phú, đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu

của sản xuất và tiêu dùng và có cơ sở để hy vọng rằng trong tương lai gần quan hệ buôn bán giữa hai nước sẽ có bước đột phá.

Với chủ trương phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, chắc chắn chính sách thương mại của Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện theo hướng phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Nhật Bản.

Trong tương lai, với ưu thế là một nền kinh tế được đánh giá là đứng hàng đầu thế giới, có vị trí địa lý gần Việt Nam, có cơ cấu kinh tế phù hợp cho hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hoá của chúng ta, có tiềm năng lớn về kỹ thuật và vốn, chúng ta hy vọng rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam.

2.2.2 Những kết quả đã đạt đƣợc sau khi ký kết Hiệp định

Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực hấp dẫn FDI nhất thế giới và tiếp nhận FDI nhiều nhất trong số các nước đang phát triển. FDI vào khu vực Đông Nam Á tăng 27%, từ 15 tỷ USD năm 2002 lên 19 tỷ USD năm 2003 do tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và môi trường đầu tư được cải thiện. Đầu tư vào Brunei, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tăng do điều kiện kinh tế được cải thiện và môi trường đầu tư tốt hơn.

Hiện nay, tình hình FDI trong khu vực châu Á đang tiến triển theo hướng có lợi cho Việt Nam. Đặc biệt, Nhật Bản đang có vai trò quan trọng trong FDI về lĩnh vực công nghiệp mà các công ty Nhật đang đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam. Theo điều tra của ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho thấy Việt Nam luôn luôn được xếp hạng cao trong những nước được các công ty Nhật Bản cho là đầu tư quan trọng của họ trong tương lai. Một cuộc điều tra các doanh

nghiệp Nhật Bản đầu tư làm ăn ở Việt Nam do JETRO tiến hành cho thấy có đến 69,4% các doanh nghiệp được hỏi đều khẳng định họ sẽ khuyếch trương mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đây là con số cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN. Điều này cho thấy môi trường làm ăn tại Việt Nam thật sự có sức hút đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Có thể nói, Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật là bước tiến trong quá trình thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

FDI vào châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng lên do triển vọng kinh tế lạc quan của khu vực, tăng trưởng GDP thực tế đạt 7,4% theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế (IMF, WB, Institute of International Finance, 2004), các doanh nghiệp châu Á có kết quả kinh doanh tốt hơn và TNCs của các nước phát triển có trụ sở ở châu Á cũng có kế hoạch tăng FDI vào đây trong vài năm tới. Các quốc gia trong khu vực vẫn tiếp tục tự do hoá chính sách thu hút FDI và cải thiện môi trường đầu tư. Nhiều nước đã ký kết BITs với các nước đối tác đầu tư chủ chốt. Hơn nữa, các nước này cũng tăng cường hợp tác với nhau thông qua ký kết các hiệp định FTA và các hiệp định kinh tế có liên quan đến khía cạnh đầu tư trong năm 2003. Do vậy, việc Hiệp định khyến khích và bảo hộ đầu tư Nhật –Việt được ký kết và có hiệu lực là điều kiện thuận lợi nhằm thu hút nguồn vốn và công nghệ cần thiết nhằm phục vụ cho chính sách đổi mới của Việt Nam. Bởi vì, trong hiệp định hai bên đã loại bỏ các rào cản đầu tư và thống nhất việc khuyến khích, bảo hộ đầu tư trên nguyên tắc không kém thuận lợi hơn các hiệp định Việt Nam đã ký kết, tạo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư hai nước dựa trên có sở pháp luận hiện hành.

Khi thực hiện Hiệp định này, chúng ta đã có những điều kiện thuận lợi. Trước hết, Việt Nam là quốc gia có nền chính trị, xã hội ổn định, vị trí địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào và có tay nghề cao. Quy mô dân số cũng khá lớn nên nếu thu hút được nhiều công nghệ và vốn thì có thể nói về trung hạn,

lợi thế so sánh của Việt Nam là ngành công nghiệp có hàm lượng cao. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam cũng không ngừng cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao tính ổn định của pháp luật cho các nhà đầu tư thông qua việc thúc đẩy hoàn thiện pháp luật trong nước, nới lỏng và tiến tới bãi bỏ các quy chế đầu tư.

Việc Việt Nam thực hiện các cam kết song phương về đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường hàng hoá, dịch vụ về đầu tư của Việt Nam, đồng thời góp phần thiết lập một khung

Một phần của tài liệu Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)