Sự điều chỉnh chính sách cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư (Trang 32)

Do yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhật Bản trong hai thập kỷ tới, các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá đất nước, đang thiếu vốn và công nghệ sẽ là ưu tiên đầu tư của Nhật Bản nhằm tận dụng những lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, cơ cấu và dung lượng vốn đầu tư của Nhật Bản sẽ tập trung chủ yếu ở những nước có môi trường đầu tư ưu đãi và có vị trí chiến lược trong chính sách toàn cầu hoá của Nhật Bản.

Có thể thấy, nguồn vốn FDI của Nhật Bản chủ yếu tập trung ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Bắc Mỹ là thị trường thu hút FDI lớn nhất của Nhật Bản. Trong khu vực này, FDI của Nhật Bản phần lớn chảy vào Mỹ. Chẳng hạn FDI của Nhật Bản vào khu vực Bắc Mỹ năm 1997 chiếm 39,6% tổng FDI của Nhật Bản. Năm 1998 con số này 26,9% và năm 1999, khu vực này chiếm 37,1%. Trong khu vực này, Mỹ vẫn là thị trường chủ yếu trong đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản trong những năm 1990 vừa qua. Tuy vậy, mức đầu tư vào khu vự này trong thời gian qua không ổn định và nếu xét về xu hướng thì có sự giảm sút tỷ trọng trong tổng FDI của Nhật Bản.

Bên cạnh xu hướng giảm sút FDI vào Bắc Mỹ, FDI của Nhật Bản vào EU trong thập kỷ qua chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu những năm 1990, mức FDI vào EU giảm khá rõ rệt. Điều này ngược hẳn với xu thế gia tăng trong những năm 1980. Giai đoạn nửa sau những năm 1990, FDI của Nhật Bản vào EU lại có xu hướng gia tăng. Riêng năm 1997 tăng 65,6% so với năm trước, năm 1998 tăng 30,5%. Năm 1999, FDI của Nhật Bản vào EU tiếp tục tăng mạnh tới 60,5% so với năm trước, đưa tỷ lệ FDI của Nhật Bản vào EU lên tới 38,7%. Sự gia tăng dòng vốn FDI của Nhật Bản vào EU gắn liền với môi trường kinh doanh của khu vực này khá ổn định trong những năm vừa qua. Với sự thay đổi này trong chính sách đầu tư của Nhật Bản cho thấy vai trò của EU với tư cách là thị trường đầu tư của các công ty Nhật Bản ngày một gia tăng.

Nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian tới sẽ tiếp tục có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của các nền kinh tế ở châu Á. Điều này thể hiện ở việc Nhật Bản vẫn sẽ là nhà đầu tư lớn nhất vào châu Á. Hiện tại và cả trong tương lai xét ở cả khía cạnh kinh tế, chính trị và văn hoá v.v… có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng hiểu là tại sao Nhật Bản lại chọn châu Á là thị trường và nơi đầu tư trọng điểm của mình. Cụ thể, Nhật Bản đang tập trung sự chú ý đến ASEAN, trong đó có Việt Nam và vai trò của chính phủ Nhật Bản trong việc đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. Châu Á nhất là Đông Nam Á có tầm quan trọng đặc biệt đối với đầu tư Nhật Bản hay nói cách khác đây vẫn là một thị trường giành được sự chú ý của các công ty Nhật Bản. Sau khi nền kinh tế của các nước Đông Nam Á dần được phục hồi kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, FDI của Nhật Bản vào khu vực này đã tăng lên, trong đó nhiều khoản đầu tư mới đã được tập trung vào các lĩnh vực như phát triển phần mềm, kinh doanh viễn thông… Trước tiên, động thái này của Nhật xuất phát từ nhu cầu mở rộng thị trường và tăng cường vai trò của mình trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, ở khu vực này, Nhật Bản có lợi thế là các mối quan hệ kinh doanh truyền

thống, cũng như triển vọng sáng sủa hơn của kinh tế khu vực. Các nhà quản lý kinh doanh của Nhật Bản cho rằng kỹ năng nguồn nhân lực mà họ đã dày công phát triển trong nhiều năm tại Đông Nam Á là yếu tố không dễ gì thay thế khi chuyển FDI ra khỏi đây. Tuy vậy, có thể thấy rằng yếu tố kỹ năng trực tiếp trong các ngành điện tử và máy tính của khu vực này là yếu tố giúp các nước ASEAN giữ được cạnh tranh với Trung Quốc trong việc thu hút FDI từ Nhật Bản và trong xuất khẩu sản phẩm điện tử trên thị trường thứ ba, thì chính nó sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh giữa các nước trong nội bộ Đông Nam Á với nhau. Đồng thời, nước này cũng sẽ khai thác được những thỏa thuận tự do hoá thương mại và đầu tư của mình với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, các nước ASEAN đã ban hành chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức độ lớn hơn.

Đối với các nước ASEAN, đầu tư và tín dụng từ các ngân hàng Nhật Bản vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất. Do vậy, để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu của mình, Nhật Bản đã có chiến lược “Trở về châu Á”. Luồng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào khu vực này chiếm tới 23% tổng đầu tư của quốc gia này ra nước ngoài. Đầu tư của Nhật Bản vào khu vực châu Á đã tạo dựng được một mạng lưới sản xuất ở khu vực này và dần dần khiến cho các nước phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Sự phụ thuộc này vẫn là đặc điểm khá nổi bật và cũng là một trong những lý do mà Nhật Bản vẫn tiếp tục coi đây là thị trường đầu tư trọng tâm của mình trong thời kỳ này.

Người ta cho rằng, châu Á sẽ lấy lại được sinh khí và chuẩn bị cho thời kỳ cất cánh mới. Dự báo mới đây của IMF, WB, ADB đều cho rằng: sau khi khắc phục sai lầm, rút ra các bài học thành công và thất bại, châu Á sẽ lấy lại đà tăng trưởng và vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động do còn giàu tiềm năng như mức tiết kiệm cao, lực lượng lao động dồi dào, cần cù và được đào tạo tốt, tài nguyên phong phú… Các chuyên gia kinh dự tế báo rằng: từ 1992-2010, FDI ở châu Á

sẽ tăng 6%, riêng Trung Quốc tăng 10%. Vì thế, Nhật Bản chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội này và sẽ là nước đầu tư chủ yếu của khu vực này trong thời gian tới. Dự báo đến năm 2020, Nhật Bản vẫn sẽ là nhà đầu tư lớn nhất vào châu Á.

Trong khu vực châu Á, FDI vào thị trường Trung Quốc có sự gia tăng vào nửa đầu những năm 1990 và đạt 4473 triệu USD vào năm 1995. Sự gia tăng này gắn liền với quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, chi phí sản xuất thấp, lực lượng lao động phong phú và lành nghề và mối quan hệ Nhật –Trung ngày một cải thiện. Đáng chú ý, Trung Quốc sẽ là một cường quốc kinh tế trong tương lai. Rõ ràng, thị trường trên 1 tỷ dân đầy hứa hẹn này sẽ có sức hấp dẫn với các nước nói chung, Nhật Bản nói riêng cả hiện tại và trong tương lai. Thực tế, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc vừa qua tăng khá đều đặn. Dù tốc độ đầu tư so với Mỹ ở thị trường này còn kém, song Nhật Bản vẫn giữ ở vị trí số 2.

So với Việt Nam, thị trường Trung Quốc tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản hơn. Song xét theo quan điểm thực tiễn, một số nhà đầu tư Nhật Bản cũng cho rằng chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư mới trong tương lai thay vì Trung Quốc sẽ nâng cao tính an toàn của đồng vốn đầu tư hơn là tập trung vào Trung Quốc. Hơn nữa, đầu tư vào Việt Nam vẫn có thể bán hàng sang Trung Quốc. Hay để tránh rủi ro của sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc, gần đây, FDI của Nhật Bản đang chuyển mạnh sang một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

ASEAN trong đó có Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế, vì đây thực sự là nơi an toàn nhất để Nhật Bản chuyển các ngành sản xuất đang mất thế cạnh tranh mà vẫn tạo được thế cân bằng phát triển của khu vực kinh tế Đông Á. Có thể nói, củng cố tốt vị thế của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế với ASEAN trong đó có Việt Nam sẽ làm cho liên kết kinh tế Đông Á bền vững và Đông Á mới trở thành Trung tâm kinh tế thế giới cạnh tranh hiệu quả với EU và NAFTA.

Nói tóm lại, trong chính sách cơ cấu thị trường đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài trong thập kỷ 1990 đã có sự điều chỉnh. Một mặt, quốc gia này vẫn chú trọng đến thị trường truyền thống là Mỹ và EU, mặt khác cho thấy sự dịch chuyển dòng vốn tập trung vào châu Á, nhất là Đông Á. Trong tương lai gần, đây vẫn là một hướng ưu tiên của Nhật Bản.

1.3.2 Sự điều chỉnh chính sách cơ cấu JDI theo ngành

Cùng với sự điều chỉnh chính sách cơ cấu thị trường, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách cơ cấu ngành nguồn vốn đầu tư trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi mỗi khu vực.

Nhìn chung, đầu tư vào khu vực chế tạo có xu hướng giảm so với đầu tư vào lĩnh vực phi chế tạo trong những năm 1990. Năm 1999, đầu tư vào khu vực chế tạo có sự gia tăng đột biến, chiếm tới 63% tổng FDI.. Năm 2000, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ được phục hồi, đạt 75% tổng mức FDI, nhưng nguồn vốn vào lĩnh vực tài chính, bảo hiểm tăng không đáng kể. Tuy vậy, nhìn chung trong cơ cấu vốn, vốn vào lĩnh vực phi chế tạo chiếm tỷ lệ cao, khoảng 2/3 tổng FDI của Nhật Bản.

Sự điều chỉnh chính sách về lĩnh vực đầu tư gắn với mỗi thị trường cụ thể. Trong lĩnh vực chế tạo, xét theo tỷ trọng nguồn vốn đầu tư, thì đầu tư vào lĩnh vực này giảm mạnh trên thị trường Bắc Mỹ. Trong khi đó, đầu tư vào công nghiệp chế tạo lại có sự gia tăng mạnh trên thị trường châu Á. Bởi vì, trong giai đoạn này, các quốc gia trong khu vực đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá.

Mặc dù Nhật Bản là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới, nhưng có rất nhiều lĩnh vực mới như: thông tin, tin học… Nhật Bản còn thua kém Mỹ. Do đó, việc mở rộng đầu tư ra bên ngoài ở các lĩnh vực nói trên của Nhật Bản vẫn còn nhiều hạn chế. Quốc gia này đã sớm nhận ra điểm yếu của mình. Chính vì vậy, những năm gần đây, Nhật đã tăng cường nỗ lực để khắc phục sự chậm trễ

này bằng việc tăng nhập khẩu thiết bị công nghệ hiện đại, đồng thời tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật … nhằm rút ngắn khoảng cách so với Mỹ. Chính người Nhật cũng không giấu giếm gì khi dự định xây dựng một xã hội tin học hoá trên cơ sở dịch vụ tin học trong thế kỷ XXI. Điều này chính là cơ sở cần thiết để Nhật có thể khai thác thị trường phần mềm ở châu Á. Đây là hướng rất quan trọng trong triển vọng đầu tư của Nhật trong thập niên này ở khu vực này.

Sự chuyển hướng lĩnh vực đầu tư nằm trong chủ trương điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản cho phù hợp với sự phát triển cơ sở sản xuất của nền kinh tế toàn cầu. Đối với những khu vực phát triển, đầu tư của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và những ngành đại diện cho nền kinh tế tri thức. Việc Nhật Bản nhanh chóng vượt qua bước chuyển sang nền kinh tế tri thức sẽ tạo động lực cho quốc gia này tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu thúc đẩy kinh tế khu vực và thế giới. Ngược lại, đối với những khu vực còn đang trong quá trình công nghiệp hoá hay nền kinh tế chưa phát triển thì đầu tư của Nhật Bản chú trọng đến các ngành công nghiệp chế tạo, các ngành đòi hỏi nhiều lao động và nguyên liệu. Đây chính là yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhật Bản trong hai thập kỷ tới theo hướng “tri thức hoá”. Chính vì vậy, hiện nay, những quốc gia nào thiếu vốn, công nghệ kỹ thuật và quản lý sẽ là hướng ưu tiên đầu tư của Nhật Bản nhằm tận dụng những lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư.

Qua những phân tích trên đây về sự điều chỉnh trong chính sách FDI của Nhật Bản, chúng ta nhận thấy rằng, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á- thị trường trọng điểm mà các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ quan tâm trong thời gian tới. Đồng thời, phía Nhật Bản lại có nhu cầu chuyển giao các ngành công nghiệp chế tạo để vượt qua bước chuyển sang ngành kinh tế tri thức. Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, Việt Nam có nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp chế tạo. Đặc

biệt, chúng ta có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về tài chính, trình độ quản lý và công nghệ nguồn từ một nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản. Chính vì vậy, việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam là một nhu cầu tất yếu.

1.4 Xu hƣớng JDI vào Việt Nam trƣớc khi ký kết Hiệp định

Có thể nói, hơn 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, đặc biệt giai đoạn từ thập niên 90 đến nay đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hai nước, nhất là quan hệ kinh tế. Nhật Bản không những là đối tác hàng đầu về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam mà còn là một trong những nước đứng đầu trong quan hệ thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Cho đến nay, Nhật Bản vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Hơn nữa, bên cạnh Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc…, Nhật Bản còn là một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn vào thị trường Việt Nam.

Bảng 1.2

10 QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐỨNG ĐẦU VỀ VỐN ĐẦU TƢ VÀO VIỆT NAM NĂM 2003

Đơn vị: Đôla Mỹ

1 ĐÀI LOAN 194 389.620.405 2 HÀN QUỐC 187 344.360.904 3 ANH 39 323.311.776 4 TRUNG QUỐC 61 136.444.557 5 HỒNG KÔNG 23 119.135. 590 6 AUSTRALIA 13 110.980.000 7 NHẬT BẢN 53 100.370.726 8 MỸ 23 65.755.480 9 SINGAPORE 31 59.898.758 10 THAI LAN 12 48.206.000 Nguồn: JETRO 2003 Đồ thị 1.1

KIM NGẠCH THƢƠNG MẠI CỦA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 1997 ĐẾN 2003

Nguồn: JETRO 2004 Đơn vị tính:1000 USD

Đồ thị 1.2

ĐẦU TƢ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TỪ NĂM 1993 ĐẾN 2003

Nguồn: JETRO 2004 Đơn vị

Bảng 1.3

SỐ LƢỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TỪ NĂM 1993 ĐẾN 2003 NĂM SỐ DỰ ÁN 1993 15 1994 27 1995 47 1996 54 1997 65 1998 12 1999 14 2000 26 2001 40 2002 48 2003 53 Tổng số dự án 401 Nguồn: JETRO 2004

Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản được tiến hành ở Việt Nam kể từ năm 1993, khi các tổ chức quốc tế nối lại việc cung cấp viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam vào cuối năm 1992. Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam và nguồn vốn ODA của Nhật Bản đẫ góp phần cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Sau khi bị giảm mạnh vào các năm 1996-1999, kể từ năm 2000 đến nay, JDI vào Việt Nam đã có sự phục hồi nhưng mức độ còn khiêm tốn, không mạnh

Một phần của tài liệu Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư (Trang 32)