Những khoáng sản có nguồn gốc nội sinh

Một phần của tài liệu Bài giảng môn địa chất lịch sử (Trang 74)

BÀI 4: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VỎ TRÁI ĐẤT TRONG ĐẠI TÂN SINH

4.2.1. Những khoáng sản có nguồn gốc nội sinh

~ Than: theo ước tính hơn nửa tổng trữ lượng than trên thế giới được thành tạo trong P và N. Than được thành tạo trong các vùng trũng lục địa thuộc tướng đầm, hồ. Nhìn chung quy mô phân bố của mỏ không lớn nhưng bù lại vào số lượng mỏ rất nhiều. Than có trình độ biến chất thấp với các loại than: nâu, nâu lửa dài, linnhit. Những mỏ lớn phân bố ở phía tây Hoa Kỳ, Đức, Ba Lan, Viễn Đông, LB Nga.

Ở Việt Nam than nâu hình thành trong các hố sụt dọc theo cắt đứt gãy sâu phân bố ở Cao Bằng, Thất Khê, Na Dương thuộc Lạng Sơn, Lục Yên - Yên Bái, Khe Bố Nghệ An…

~ Dầu mỏ: được thành tạo ở các vùng ven rìa của cấu trúc Anpit hoặc các vùng sụt võng trên móng cấu trúc cổ Mezoizoi, Paleozoi, Tiền Cambri vào thời gian P – N.

Kiểu thành tạo thứ nhất phân bố ở phía tây Hoa Kỳ, Mehico, Veneduêla…kiểu thành tạo thứ hai phân bố ở Adecbadan, Iraq, Cô oet, Rumani, Mônđavi, vùng biển đông của Việt Nam.

~ Sắt: được hình thành do quá trình phong hóa nằm trong lớp vỏ phong hóa hoặc do quá trình trầm tích, biến chất. Kiểu thứ nhất được phân bố ở Ghinê, nhiều nơi khác. Kiểu trên cũng gặp ở Việt Nam, phân bố ở Phú Thọ, Sơn Dương, Nghĩa Lộ…Quặng chủ yếu là loại Pimônit, Gơthit…hàm lượng sắt trong quặng biến đổi từ 20 – 40%.

~ Nhôm: được thành tạo do quá trình phong hóa hóa học các đá magma giàu khoáng vật aluminosilicat trong các nền cổ có khí hậu nóng ẩm với thành phần quặng chủ yếu là boxit. Những mỏ lớn phân bố ở Veneduela, Brazil, Gana, Ghinê, Malaixia, phía Bắc Úc.

Ở Việt Nam, quặng boxit rất phổ biến ở Tây Nguyên.Boxit là sản phẩm phong hóa hóa học của bazan tuổi Đệ Tứ.

~ Photphorit – Apatit: có nguồn gốc trầm tích, thành tạo trong các trũng lục địa với điều kiện khí hậu khô nóng. Những mỏ lớn phân bố ở Solevaki Hungari.

~ Mangan: có nguồn gốc trầm tích biển, thành phần quặng chủ yếu là oxit mangan, hiđroxit mangan nằm trong các tảng trầm tích silit, silit sét.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn địa chất lịch sử (Trang 74)