Kỉ Neogen (kí hiệu N)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn địa chất lịch sử (Trang 67)

BÀI 4: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VỎ TRÁI ĐẤT TRONG ĐẠI TÂN SINH

4.1.2. Kỉ Neogen (kí hiệu N)

4.1.2.1. Lịch sử phát triển vỏ Trái Đất

Neogen kéo dài 25 triệu năm, cách chúng ta khoảng 26 triệu năm.Tên của kỷ Neogen phản ánh tính chất của giới sinh vật (gần giống với hiện nay). Sự gần gũi của sinh vật N không những về giống loài mà còn cả về sự phân bố địa lí.

1. Sự biến đổi các địa máng

Hầu hết các địa máng tham gia chu kì Anpi đều có hoạt động nâng lên vào cuối Oligocen. Tùy vào thời gian tham gia mà mức độ nâng lên có khác nhau.Sang Miocen, các khu vực địa máng vẫn tiếp tục nâng mạnh.

Địa máng Anpơ vào đầu Miocen có sự tích đọng trầm tích vụn thô thành hệ molat ở một số miền võng (Thụy Sĩ). Đến cuối Miocen các miền võng đều có những hoạt động mạnh, hình thành những cấu trúc phức tạp, các nếp phủ địa di trên một diện tích lớn. Các miền kế cận Pirene và Cacpat đã hoàn thành các nếp uốn trong Neogen.

Trong kỉ Neogen, vùng Capcaz tiếp tục các hoạt động tạo núi.Một số miền võng giữa núi tích đọng vật liệu vụn thô kiểu thành hệ molat.

Trong kỉ N, hoạt động nâng diễn ra mạnh mẽ ở vùng Hymalaya. Vào đầu M đã diễn ra pha nâng thứ 3 và cuối Pliocen đã diễn ra pha nâng thứ tư. Đây là pha nâng mạnh mẽ nhất trong

lịch sử phát triển vùng Hymalaya. Sau pha nâng này độ cao của dãy Hymalaya đã đạt tới 6000 – 7000m.

Nhìn chung về cơ bản chu kì vận động ở Anpi ở địa máng Địa Trung Hải đã kết thúc và hình thành những dải núi cao ở Nam Âu và Trung Á, dải Pirene, Anpơ, Cacpat, bán đảo Bancăng, Capcaz, Hymalaya. Biển mẹ Têtit thu hẹp dần: phần phía đông hoàn toàn bị biến mất, phần phía Tây bị các dải núi phân cách tạo nên những biển nội địa như: Tự Hải, Biển Đen, Biển Caxpi, Aran…Vùng này được gọi là Paratêtit, một phần biển mẹ là Địa Trung Hải.

Trong địa máng Thái Bình Dương đáng chú ý nhất là địa máng Inđônêxia.Địa máng này đang trong thời kì kiến tạo.Vào Oligocen và Miocen, địa máng này có những hoạt động nâng lên để hình thành những vòng cung đảo. Nhưng sang đến Pliocen và sang Đệ Tứ lại tiếp tục quá trình nâng lên, hoạt động núi lửa mạnh mẽ, nhưng chế độ địa máng chưa kết thúc. Khu vực này vẫn còn tồn tại các máng biển sâu. Điều này chứng tỏ khu vực Inđônêxia vẫn đang trong giai đoạn sụp võng là chính của chu kì địa máng. Nơi đây trầm tích tuổi Paleogen và Neogen đạt tới 12km ở đảo Calimantan, trầm tích tuổi Neogen ở Java trong phức hệ chứa than, dầu cũng đạt tới 6km.

Địa máng Đông Philippin ngăn cách với phần tây Philippin (thuộc địa máng Inđônêxia) qua hệ thống đứt gãy sâu.Địa máng này đã bắt đầu hoạt động từ Đại Trung Sinh với sự sụt lún, phun trào mạnh mẽ (chế độ địa máng thực thụ).Trầm tích trong Miocen dày tới 6-8km. Cuối Miocen đã hình thành nhiều loạt xâm nhập gabroit, diorite và granodiorit.Vào cuối Miocen và đầu Pliocen, hoạt động nâng diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh là máng biển sâu cũng chứng tỏ khu vực này cũng vẫn đang ở giai đoạn sụt lún của chế độ địa máng.

Hệ địa máng Nhật Bản – Đài Loan, kéo dài từ đảo Hokaiđô đến tận Đài Loan cũng bắt đầu hoạt động từ Trung sinh và tiếp tục sụt lún mạnh vào Paleogen - Neogen đã tạo nên hệ trầm tích dày 6km, riêng Hokaiđô dày tới 10km, Đài Loan 10km. Cuối Pliocen chế độ địa máng ở Đài Loan chấm dứt. Ở địa máng Nhật Bản cũng có sự uốn nếp phức tạp.

Khu vực địa máng Đông Bắc Á bao gồm bán đảo Camsatca, đảo Xakhalin và quần đảo Curin…hoạt động sụp võng diễn ra mạnh mẽ trong Paleogen và đặc biệt là Neogen. Trầm tích Đệ Tam có chiều dày đạt tới 12 – 14km, toàn bộ trầm tích P và N đều bị uốn nếp, chứng tỏ chuyển động của khu vực này diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở Pliocen.

Địa máng California hoạt động mạnh mẽ vào Paleogen và Neogen đã tạo nên loạt trầm tích vụn thô rất dày, đá phun trào phổ biến. Cuối N, phần phía đông giáp cấu trúc Mezozoit, chịu tác dụng nghịch đảo nâng lên tạo thành dãy Cascat đồng thời hình thành sụp võng giữa núi, tích đọng trầm tích lục địa. Chế độ sụp võng hiện vẫn đang tiếp diễn ở rìa tây của khu vực địa máng.

Địa máng Andes đã kết thúc vào Eocen và đã hình thành nhiều sụp võng giữa núi.Thành hệ molat của những sụp võng đạt tới 3km, nhiều nơi hình thành khoáng sàng than đá. Phần rìa Thái Bình Dương của khu vực Andes tồn tại dải võng địa máng, tích đọng trầm tích biển và lục địa từ Eocen.Bề dày trầm tích của địa máng đạt tới độ dày 20km.

2. Sự biến đổi nền

Các nền Lauratia do ảnh hưởng nâng mạnh của vận động Anpi nên hầu hết các nền đều có các hoạt động tạo núi nền rõ rệt. Hoạt động sụp võng tiếp tục từ Oligocen kéo sang Miocen

ở cấu trúc Paleozoit ở Uran – Mông Cổ. Nhưng vào Pliocen nó lại nâng mạnh. Quá trình nâng cao đã làm trẻ lại những nền trẻ trên tạo nên các dải núi cao ở vùng này.Từ Thiên Sơn qua Antai – Saian. Ở nền cổ Siberia, với hoạt động nâng của núi nền đã dẫn đến sự gãy vỡ tạo thành các cấu trúc dạng vòm với những khối núi cao 2000 -3000m bên cạnh các địa hào sâu hẹp. Điển hình nhất cho những đứt gãy sâu ở vùng này là hồ Baican (sâu 1620m).

Nền Trung Quốc cũng có nhiều sụp võng ở phía Tây để tạo thành bồn địa Tarim, Saiđam. Những nơi trũng tích đọng trầm tích dày 6km. Ở phía đông sự sụp võng yếu hơn nên tạo thành những sụp võng nhỏ bề dày trầm tích không quá 1km. Cuối N, hoạt động nâng lên đã tạo nên các núi nền là những núi khối tảng.

Các khối nền ở phía nam chỉ còn lại những khối nền tách riêng và vẫn tiếp tục di chuyển.Nổi bật nhất hoạt động nâng Anpi đã tạo nên đứt gãy Đông Phi.Đứt gãy này dài 5000km, kéo dài từ Thổ Nhĩ Kì, qua Biển Đỏ, vịnh Ađen, hồ Tăng ga nica và đến tận lưu vực sông Zambezi. Bên cạnh dãy hồ kiến tạo ở Đông Phi là những uốn nếp dạng vòm do địa hình trẻ lại và có hoạt động phun trào bazan.

Địa máng Philippin chuyển động vẫn tiếp diễn từ Oligocen đến Pliocen với những pha nâng tạo nên các vòng cung đảo. Cả hai địa máng đông Philippin và Inđônêxia đều tồn tại những vòng cung đảo bên cạnh những máng biển sâu, cũng với hoạt động mạnh mẽ của núi lửa.Chứng tỏ chúng đang ở thời kì sụt võng của chu kì địa máng. Tương tự ở địa máng Bắc Á cũng xảy ra quá trình trên.

Địa máng California phần phía đông giáp với uốn nếp Mezozoit chịu tác động nghịch đảo kiến tạo, tạo dải núi Cascat đồng thời hình thành sụp võng giữa núi, chế độ địa máng còn tiếp diễn ở phía tây khu vực địa máng. Địa máng Andes vẫn đang trong giai đoạn cuối của chu kì tạo núi.

Các khu vực nền kế cận vẫn bị ảnh hưởng và tiếp tục tạo núi nền Đông Phi, Trung Á.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn địa chất lịch sử (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w