Lịch sử phát triển vỏ Trái Đất

Một phần của tài liệu Bài giảng môn địa chất lịch sử (Trang 38)

BÀI 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VỎ TRÁI ĐẤT TRONG NGUYÊN ĐẠI CỔ SINH

2.1.2.1. Lịch sử phát triển vỏ Trái Đất

Kỉ này kéo dài khoảng 60 -70 triệu năm.Sang kỉ O, các hoạt động địa chất ngày càng tăng dần. Hoạt động sụt võng diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Biển tràn ngập hầu hết bán cầu Bắc, kể các nền Siberia, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Đông Âu. Và ngay ở bán cầu Nam, đại lục Gondwana ở kỉ trước vốn là đại lục được nâng cao vững chắc thì bước sang kỉ O cũng bị biển lấn ở vùng rìa như Bắc Phi, Bắc Ấn, Đông Úc. Cùng với hiện tượng biển tiến rộng rãi quá trình sụp võng cũng gây hoạt động mạnh mẽ, bước vào chế độ địa máng thực thụ,ở các địa máng như ở Anh, Nauy, Iran, Kazakstania, Thiên Sơn, Côn Luân, Tần Lĩnh, Đông Úc.

Cuối kỉ O, trong nhiều địa máng, vào những thời điểm khác nhau đã diễn ra quá trình chuyển động nghịch đảo kiến tạo. Hoạt động nghịch đảo kiến tạo không đưa đến kết thúc chế độ địa máng, do đó được gọi là nghịch đảo bộ phận, thể hiện rõ nhất ở hệ địa máng Appalachian, Grampian Tây Âu (núi Acđen, Balan), ở Úc.

Ở nhiều nơi vào cuối kỉ O biển lùi dần trên phạm vi rộng lớn như Siberia, Bắc Mĩ, Trung Quốc, Đông Âu…Ở khu vực địa máng Tây Âu, trầm tích O phân bố rộng rãi hơn so với trầm tích ϵ.Trầm tích dày, bao phủ trên diện rộng, điển hình: Grampian dày 5km, Antai –

Tuva11 dày 8km trên một diện hẹp, Côn Luân - Tần Lĩnh có bề dày trầm tích 8km, phía tây của địa máng Đông Úc dày 7km, địa máng đông bắc Á dày 6km, Coocđie dày hàng ngàn m, địa tào Katazia dày 3-5km.

2.1.2.2. Điều kiện cổ địa lí

Đến kỉ O không có sự phân khu vực rõ rệt về các loại trầm tích đặc trưng cho chế độ khí hậu khác nhau, điều đó chứng tỏ rằng trong thời gian này về cơ bản chế độ khí hậu trên Trái Đất có sự thống nhất.Kết luận này cũng được xác nhận bởi tính chất của sinh giới là đặc trưng cho khí hậu biển ấm, không có sự phân dị về địa lý động vật. Cuối kỉ O liên quan với hoạt động nâng cao làm cho lục địa mở rộng, thềm lục địa tăng lên, ít nhiều cũng có thay đổi chế độ khí hậu, các vùng khô ấm nhiều hơn. Hiện tượng này thấy rõ trong các trầm tích O thường với thành phần trầm tích màu sặc sỡ kiểu lục địa và các loại đá vôi ám tiêu có nguồn gốc Tảo và San hô.

Ở kỉ O Chén cổ bị tiêu diệt hàng loạt nhưng Bọ ba thùy lại sinh sống khắp Trái Đất, thị giác của chúng phát triển tột độ. Nếu như những Bọ ba thùy đầu tiên của lớp này chỉ có vỏ giáp cứng trên thân thì con cháu chúng ở kỉ S lại biết bơi rất thành thạo và có khả năng cuộn mình lại khi gặp nguy hiểm.

Trong kỉ O người ta bắt đầu chú ý tới nhóm đang tiến hóa mạnh đó là nhóm Bút đá, chúng để lại nhiều hóa đá rất có giá trị và được nhà cổ sinh người Ba Lan Kozlovsky công bố vào những năm 50 xếp loại thuộc động vật nửa dây sống. Các nhóm khác cũng phát triển tuy chưa bước vào thời phồn thịnh như Chân Đầu với những loại khổng lồ thuộc thượng bộ sừng trong, San hô vách đáy với những địa biểu của rất nhiều bộ Tay cuộn với nhiều đại biểu thuộc nhiều bộ Tay cuộn hình tăng.Đặc biệt trong vùng nước ngọt đã thấy xuất hiện lần đầu tiên các đại biểu nguyên thủy của động vật có xương sống thuộc nhóm không hàm.

Hình 2.3. Bút đá trong PZ sớm

Nhìn chung thế giới sinh vật trong kỉ O so với kỉ ϵ đã có một sự thay đổi mới rõ rệt. Hàng loạt những dạng mới đã xuất hiện và phát triển như Tay cuộn có khớp: Bút đá… Đặc biệt có sự xuất hiện của loại ốc Tiễn thạch có cái vỏ như mũi tên, được các nhà địa chất chọn làm hóa đá chỉ thị cho kỉ O. Loài ốc này bị hủy diệt phần lớn vào kỉ K của đại MZ, nhưng một số ít vẫn tồn tại đến ngày nay.

Hình 2.4. Một số hóa thạch Tay cuộn của PZ sớm

Thực vật trong kỉ O chưa có gì thay đổi lớn, chúng vẫn là những thực vật cấp thấp sống ở môi trường nước như Tảo lam, Tảo lục, Tảo hồng và vi khuẩn. Đồng thời tại những miền đầm lầy lục địa cũng vẫn tiếp tục xuất hiện và tồn tại các dạng thực vật chuyển sang đời sống ở cạn đã xuất hiện từ kỉ ϵ trước đây.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn địa chất lịch sử (Trang 38)