Là những cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp cho pháp luật quy định để xác định tội phạm và người phạm tội, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, làm cơ sở cho việc xét xử của Toà án theo quy định của pháp luật.
Tuy rằng Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có vị trí, cơ cấu tổ chức, chức năng khác nhau trong hệ thống cơ quan Nhà nước, do đặc điểm tổ chức bộ máy Nhà nước, nhưng đều là công cụ đắc lực trong việc trấn áp tội phạm, bảo đảm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trên cơ sở đó các cơ quan tư pháp, trong đó có Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát tăng cường quan hệ chặt chẽ, có hiệu quả hơn vào việc giải quyết án hình sự, nhằm để việc khởi tố, điều tra kịp thời, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự được duy trì, củng cố và ngày càng được các ngành, các cấp quan tâm, chú trọng tăng cường hơn. Đó cũng vừa là nguyên nhân, vừa là điều kiện để các cơ quan bảo
70
vệ pháp luật đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, bên cạnh đó do một số nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, vẫn có một số cơ quan chức năng chưa nhận thức đúng, đầy đủ và thấy hết được ý nghĩa của quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nên chưa phát huy được vai trò quan hệ phối hợp- chế ước trong hoạt động tố tụng hình sự. Điều đó dẫn đến những hạn chế hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng hình sự.
Những ưu điểm trong quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Thứ nhất, việc phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu việc phân loại nguồn tin
báo tội phạm chính xác là cơ sở, tạo điều kiện cho việc khởi tố, điều tra đúng tội, đúng pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho các giai đoạn tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Quan hệ đó được củng cố, phát huy sẽ giúp cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phối hợp giải quyết nhanh, kịp thời các vụ trọng án, tội phạm có tổ chức, các vụ án tham nhũng có quy mô lớn, tổ chức cấu kết chặt chẽ, tinh vi, xảo quyệt. Từ đó đã góp phần kiềm chế sự gia tăng tội phạm.
Thực tiễn cho thấy rằng giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng mang tính chất quyết định đối với toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vấn đề xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay oan sai trong tố tụng hình sự phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Cho nên các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chung là tấn công, trấn áp tội phạm một cách kiên quyết triệt để, kịp thời giải quyết, nhanh chóng, chính xác các hành vi phạm tội, buộc kẻ phạm tội phải bị trừng trị nghiêm minh theo pháp luật. Đồng thời bên cạnh đó giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng phải có sự chế ước lẫn
71
nhau nhằm kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động tố tụng hình sự, đảm bảo việc khởi tố, điều tra tuân thủ đúng quy định pháp luật, khắc phục, hạn chế tình trạng bắt, giam, giữ khởi tố tràn lan, oan sai.
Quán triệt tinh thần đó, trong những năm qua các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã quan tâm, chú trọng hơn việc tăng cường quan hệ giữa hai ngành trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, xác định Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là lực lượng nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, kiên quyết tấn công, trấn áp tội phạm trên mọi lĩnh vực, đảm bảo ngay từ đầu việc phân loại, xử lý nguồn tin báo tội phạm kịp thời, chính xác để khởi tố, điều tra vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do đó rất cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ chung, góp phần tích cực kiềm chế sự gia tăng của tội phạm; từng bước làm giảm tội phạm nghiêm trọng, các loại trọng án và án tham nhũng, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đất nước.
Thứ hai, Việc phối hợp, kiểm tra nhằm khắc phục vi phạm trong việc
áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, giam giữ, ở giai đoạn khởi tố, điều tra xử lý tội phạm và hạn chế oan sai giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đã được tăng cường, chú trọng hơn. Việc giám sát của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể đối với các hoạt động tư pháp được tăng cường chặt chẽ hơn, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong dư luận xã hội mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Thể hiện bằng việc hằng năm Quốc hội thành lập các đoàn liên ngành bao gồm các Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Mặt trận Tổ quốc...dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành kiểm tra hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án ; kiểm tra công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, công tác thi hành án hình sự; án đình chỉ, án tạm đình chỉ; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
72
Đặc biệt, trong công tác khởi tố, điều tra giải quyết án, với nhiệm vụ, chức năng được giao Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nêu cao tinh thần hiệp đồng công tác, trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật đã phát huy tác dụng tạo thành sức mạnh tổng hợp đấu tranh có hiệu quả trong hoạt động phòng chống tội phạm. Nhiều khó khăn, vướng mắc từ hoạt động thực tiễn, nhất là trong việc áp dụng pháp luật đã được các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát kịp thời bàn bạc, trao đổi, thống nhất ý chí và hành động, giúp cho việc điều tra giải quyết án kịp thời, chính xác đảm bảo tiến độ, chất lượng, đúng quy định của pháp luật.
Nhờ vậy mà bước đầu số vụ việc phạm tội được phát hiện, khởi tố đã giảm so với trước (năm 2004 65.169 vụ/97.461 bị can, giảm 1.141 vụ/1.981 bị can so với năm 2003). Đặc biệt, do sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cho nên các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đã khám phá, khởi tố đưa ra truy tố xét xử nhiều vụ trọng án (cướp tài sản, giết người), các vụ án kinh tế (tham nhũng), kịp thời phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương, giải toả những bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.
Thứ ba, việc phối hợp giải quyết các vụ án trọng điểm được nhân dân
đánh giá cao. Cụ thể, năm 2003 Viện kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Toà án giải quyết nhiều vụ án trọng điểm như vụ án Trương Văn Cam ở Thành phố Hồ Chí Minh là vụ án hình sự có tổ chức mang tính chất băng đảng xã hội đen, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay; Các vụ án an ninh như vụ Phạm Hồng Sơn, vụ Nguyễn Quang Vinh, vụ Đinh Đức Kiểm, vụ Phạm Văn Tưởng phạm tội gián điệp và tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam ; các vụ án ma tuý có đường dây tổ chức quy mô lớn như vụ Nguyễn Duy Dũng, vụ Ngô Đức Minh, vụ Chung Quốc Minh, vụ Nguyễn Minh Tòng, vụ Chu Văn Hiếu..., các vụ án giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng như vụ xảy ra tại tiệm Ngọc Hà (quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh); vụ Trần Hữu Vinh ở Sa Đéc (Đồng Tháp) vụ Hoàng Văn Sin
73
ở Hà Nam.... Các vụ án kinh tế, tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản Nhà nước hàng tỷ đồng như vụ Lã thị Kim Oanh ở Công ty tiếp thị Đầu tư Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phạm tội tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vụ Ngô Thị Kim Chung, nguyên Giám đốc Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu Du lịch và Đầu tư Xây dựng Hà Nam tại Hà Nội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vụ Vi Văn Niệm, nguyên cán bộ Cục Hải quan Lạng Sơn cùng đồng bọn đưa và nhận hối lộ xảy ra tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn; vụ buôn lậu xảy ra ở Hang Dơi, Lạng Sơn; vụ Phạm Văn Phương ở Bà Rịa – Vũng Tàu phạm tội cưỡng đoạt tài sản...
Năm 2004 một số vụ án tham nhũng lớn đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khám phá, khởi tố để điều tra xử lý như vụ Lê Văn Thắng, nguyên Phó vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương mại đã cùng một số người trong cơ quan móc nối với các đối tượng bên ngoài tạo thành “đường dây” đưa và nhận hối lộ có quy mô lớn trong quá trình phân bổ hạn ngạch (quota) xuất khẩu hàng dệt may. Trong vụ án này còn có nguyên Thứ trưởng Bộ thương mại phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội nhận hối lộ. Vụ Nguyễn Quang Thường, nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty dầu khí Việt Nam cùng các bị can khác phạm tội tham ô tài sản và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ Trần Thế Hùng, thông qua Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Phát móc nối với Nguyễn Đình Lợi, Lê Hồng Phong và một số cán bộ công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển thuộc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam tạm nhập 30.464 tấn xăng dầu trị giá 5,2 triệu USD để tái xuất nhưng không tái xuất mà gửi lại tiêu thụ ở Việt Nam để kiếm lời bất chính, gây thất thu 79 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu...
Ngoài ra còn một số vụ án lớn về an ninh quốc gia cũng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khởi tố, điều tra, truy tố đưa ra xét xử như một
74
số vụ phá hoại chính sách đoàn kết, phá rối an ninh và trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân xảy ra ở các tỉnh Tây Nguyên, vụ Nguyễn Tiến Tuấn cùng các bị can khác phạm tội hoạt động gián điệp và lưu hành tiền giả ở Hà Tây.
Có thể nói, sự phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, cũng như trong hoạt động tố tụng giải quyết án hình sự nói riêng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là điều kiện tiên quyết (điểm mấu chốt) để các cơ quan tư pháp nhanh chóng xác định tội phạm và kẻ phạm tội, kịp thời khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật, góp phần từng bước ổn định tình hình trật tự, trị an, xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Có thể nói quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự không chỉ có sự phối hợp mà còn có sự chế ước lẫn nhau trong hoạt động tố tụng hình sự. Chính sự chế ước đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành công trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, khắc phục, hạn chế việc bắt, giam, giữ tràn lan, không cần thiết dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.
Thứ tư, trong những năm gần đây, đặc biệt là những năm 2003- 2004
trở lại đây, tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự đã được các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục và hạn chế tối đa. Đặc biệt, ngay từ các hoạt động đầu tiên của qúa trình giải quyết vụ án hình sự như tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm, đến khởi tố, điều tra, truy tố được các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát kiểm tra, giám sát chặt chẽ để có hướng xử lý, giải quyết đúng đắn vụ án. Trên cơ sở đó để các cơ quan có thẩm quyền ra các quyết định phù hợp nhằm khởi tố, điều tra, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Năm 2003- 2004 trong quá trình hoạt động tố tụng hình sự, quan hệ chế ước giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc khởi tố, điều tra vụ
75
án hình sự được các ngành chức năng quan tâm thường xuyên và thực thi triệt để hơn. Nhờ vậy mà việc ra các quyết định tố tụng và áp dụng các biện pháp ngăn chặn chặt chẽ, hạn chế hơn, đảm bảo việc khởi tố, điều tra tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Điều đó được thể hiện qua số liệu thống kê trong hai năm 2003 và 3004, thông qua kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra, Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện:
- Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự: 388 vụ ; - Yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra 114 vụ án hình sự; - Huỷ quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra: 87 vụ; - Huỷ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự : 60 vụ;
- Huỷ 118 quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra;
- Không phê chuẩn 204 lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan điều tra; - Không phê chuẩn 93 lệnh gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra; - Không phê chuẩn 458 lệnh bắt tạm giam của Cơ quan điều tra; - Không phê chuẩn 499 lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra; - Không phê chuẩn 24 lệnh gia hạn tạm giam của Cơ quan điều tra. Với kết quả này cho thấy qua hoạt động kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát đã hạn chế phần nào những sai lầm, vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.