Kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 88)

Mục đích của việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự là nhằm loại bỏ những vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án. Đồng thời để đảm bảo mọi hoạt động tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật, góp phần vào việc giải quyết vụ án kịp thời, chính xác, đúng pháp luật quy định.

Thực tiễn cho thấy hoạt động tố tụng hình sự của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ quá trình giải quyết đúng đắn vụ án. Bởi ngay từ đầu, việc khởi tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật là cơ sở pháp lý cho các hoạt động tố tụng trong các giai đoạn tiếp theo như điều tra, truy tố, xét xử.

Do đó, việc thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự là một yêu cầu cần thiết có tính chất bắt buộc nhằm để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, kịp thời phát hiện những khiếm khuyết, sai phạm xảy ra trong quá trình tiến hành tố tụng. Đồng thời đó cũng là một trong những giải pháp cần thiết hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự được tiến hành bằng nhiều biện pháp,

87

hình thức khác nhau. Trước hết là sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên khi cùng giải quyết một vụ án hình sự. Việc kiểm tra, giám sát này được thực hiện đan xen trong quá trình các chủ thể tiến hành tố tụng: Điều tra viên, Kiểm sát viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định. Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định :" Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra. Triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam.... "

Thông qua việc kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên có quyền phát hiện những vi phạm trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự như khởi tố không có căn cứ, sai tội danh, lập hồ sơ không đúng quy định pháp luật, hoặc phát hiện việc Điều tra viên bức cung, mớm cung, ép cung, dùng nhục hình, hoặc bắt giam giữ không có căn cứ pháp luật. Qua đó Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Viện trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những sai phạm đó để có biện pháp giải quyết.

Đối với Điều tra viên, trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự, có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình như Kiểm sát viên vi phạm Điều 42 và Điều 45- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong trường hợp đó Điều tra viên có quyền báo cáo lên Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp để có hướng giải quyết.

Hình thức để kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự còn thông qua việc lãnh đạo đơn vị thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ giải quyết vụ án, kịp thời phát

88

hiện những việc làm vi phạm hoặc thiếu sót, khiếm khuyết của cấp dưới để khắc phục sửa chữa.

Điều tra viên, Kiểm sát viên được phân công thụ lý điều tra, kiểm sát điều tra có trách nhiệm thường xuyên báo cáo lãnh đạo trực tiếp của mình về tình hình, tiến độ điều tra, giải quyết vụ án. Đề xuất, báo cáo lên lãnh đạo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra để bàn bạc, trao đổi tìm ra biện pháp khắc phục.

Ngoài ra, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng hình sự còn được tiến hành thông qua biện pháp lãnh đạo trực tiếp kiểm tra hồ sơ vụ án nhằm phát hiện những sai sót hoặc vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng, đảm bảo mọi hoạt động khởi tố, điều tra thu thập chứng cứ phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Có thể nói, nếu thực hiện tốt những hình thức, biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quan hệ công tác giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra giải quyết vụ án hình sự. Từ đó hạn chế, khắc phục được những khiếm khuyết, sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động tố tụng hình sự như bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố tràn lan, không có căn cứ hợp pháp hoặc không cần thiết, dẫn đến, oan, sai trong tố tụng hình sự.

Ngoài ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự còn liên quan đến các chế độ chính sách đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện nghiệp vụ và các điều kiện làm việc cho các cơ quan này; tăng cường trao đổi hợp tác quốc tế với những nước có mô hình các cơ quan tư pháp tương tự như nước ta v.v....

89

KẾT LUẬN

Như vậy, theo pháp luật quy định Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là những cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Tuy về mặt cơ cấu tổ chức là hai ngành độc lập có chức năng, quyền hạn khác nhau nhưng đều đặt dưới sự lãnh đạo chung thống nhất của Đảng cộng sản Việt nam. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bảo đảm mọi hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.

Đặc điểm nổi bật trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là giữa hai cơ quan này luôn tồn tại quan hệ liên quan chặt chẽ với nhau xuất phát từ việc thực hiện nhiệm vụ chung là áp dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, làm cơ sở xét xử cho Toà án. Khi có tội phạm xảy ra thì Cơ quan điều tra phải tiến hành xác minh, kiểm tra làm rõ để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, sau đó tiến hành điều tra thu thập chứng cứ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án. Còn Viện kiểm sát có chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo mọi hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra luôn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, để không một người nào bị bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố oan sai.

Điều đó có nghĩa rằng trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát xuất hiện quan hệ tố tụng khi cùng giải quyết vụ án hình sự. Quan hệ đó tồn tại tất yếu, khách quan bởi xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành theo pháp luật quy định. Mặt khác, cơ sở tồn tại của quan hệ đó dựa trên nền tảng cơ bản là các nguyên tắc tố tụng hình sự, là những tư tưởng chủ đạo, bao trùm, xuyên suốt trong qua trình hoạt động tố tụng hình sự.

90

Thực tiễn cho thấy rằng quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung, cũng như trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng đã tồn tại có bề dày truyền thống. Kể từ khi thành lập ngành Kiểm sát (1960) đến nay quan hệ đó đã được khẳng định, duy trì và ngày càng được các cơ quan chức năng và các cơ quan liên quan hữu quan củng cố, quan tâm, chú trọng hơn. Thành quả quan hệ phối hợp- chế ước trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đạt được trong suốt thời kỳ từ khi thành lập đến nay đã không phủ nhận yếu tố tích cực và tính tất yếu của nó. Nhờ đó mà tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc biệt quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm đã và đang ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn. Nhiều vụ án lớn có tổ chức tinh vi, xảo quyệt, các vụ trọng án như giết người, cướp của, các vụ án ma tuý có đường dây liên tỉnh, xuyên quốc gia...đã được các cơ quan chức năng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khám phá, kịp thời khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Nhờ đó, tình hình tội phạm đang từng bước bị trấn áp, ngăn chặn. Mọi hành vi phạm tội đã được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi mà tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nước đang có những diễn biến phức tạp thì việc đẩy mạnh tinh thần cảnh giác, luôn chủ động phòng ngừa, kiên quyết tấn công, trấn áp tội phạm là một vấn đề hết sức cần thiết, mà trước hết ngành Công an nhân dân, ngành Kiểm sát nhân dân - là những công cụ chuyên chính của Nhà nước chuyên chính vô sản phải là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hơn lúc nào hết Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục tăng cường,thắt chặt hơn nữa quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác giữa hai ngành nhằm hỗ trợ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời cũng tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ lẫn nhau trong hoạt động tố tụng hình sự, đảm bảo mọi hoạt động tố tụng hình sự triệt để tuân thủ đúng quy

91

định pháp luật, để việc khởi tố, điều tra có căn cứ, hợp pháp, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo không một người nào bị bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử oan sai, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát năm 2002. 2. Báo cáo tổng kết công tác ngành kiểm sát năm 2003. 3. Báo cáo tổng kết công tác ngành kiểm sát năm 2004.

4. Báo cáo chuyên đề án đình chỉ, tạm đình chỉ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2002.

5. Báo cáo chuyên đề án đình chỉ, tạm đình chỉ năm 2003. 6. Báo cáo chuyên đề án đình chỉ, tạm đình chỉ năm 2004.

7. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1985.

8. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999.

9. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1988

10. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2003.

11. Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/03/2000 của Bộ chính trị về cải cách các cơ quan tư pháp.

12. "Cần tăng cường quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác giữa ngành Công an và ngành kiểm sát trong đấu tranh phòng chống tội phạm" Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh đăng trên tạp chí kiểm sát số tháng 2/ 2003.

13. “Cần quy định cụ thể về quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Sơn đăng trong tạp chí Kiểm sát số chuyên đề tháng 6/2003.

14. “Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự” của GS.TS Đỗ Ngọc Quang- NXB Chính trị Quốc gia - 1997. 15. Giáo trình khoa học điều tra hình sự - Trường đại học Luật Hà Nội -

92

16. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân năm 2004.

17. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự - Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội - NXB Đại học Quốc gia Hà nội 2001.

18. Giáo trình luật tố tụng hình sự năm 2004 - Trường Đại học luật Hà nội - NXB Công an nhân dân năm 2004.

19. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 1946 - 1959 - 1980 - 1992

(sửa đổi bổ sung năm 2002).

20. Luận văn thạc sĩ “Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát” của Trần Công Hòa - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội - 2004.

21. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.

22. Nghị quyết số 08-NQ /TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới".

23. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 - NXB Chính trị quốc gia năm 2004.

24. Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.

25. Thông tư liên bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 427/ TT- LB ngày 28/6/1963 quy định tạm thời một số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa hai ngành Công an nhân dân - VKSNDTC.

26. Thông tư liên bộ số 03 - TT/ LB ngày 25/ 02 /1992 của Bộ nội vụ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về việc tiếp nhận, xử lý nguồn tin báo tội phạm.

27. Thông tư liên Bộ VKSNDTC- Bộ nội vụ số 01- TT/ LB ngày 23/01/1984

về quan hệ giữa hai ngành kiểm sát và công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra.

28. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.

29. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.

30. Về đổi mới tổ chức Cơ quan điều tra của PTS. Trần Đình Nhã - Kỷ yếu những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam VKSNDTC- 1995 - trang 106.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)