Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến trước pháp điển hóa lần thứ

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 28)

lần thứ nhất - BLHS năm 1985

Sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945). Nó gắn liền với các giai đoạn của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Khi đất nước thống nhất, cả nước cùng đi lên xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những cơ sở về chính trị, kinh tế, xã hội để thống nhất về mặt luật pháp, trong đó pháp luật hình sự quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong phần chung cũng như trong các tội phạm cụ thể một cách hoàn thiện nhất.

Trong những ngày đầu mới thành lập, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vừa từng bước tổ chức xây dựng xã hội mới. Để ổn định tình hình đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc phong kiến, với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa. (Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 4-1945 tr.35). Đây là biện pháp mang tính tình thế cấp bách để ổn định tình hình đất nước. Như vậy, đặc điểm cơ bản của giai đoạn này áp dụng pháp luật của đế quốc và phong kiến theo tinh thần mới, ở Bắc Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng Hình luật An Nam, ở Trung Kỳ vẫn áp dụng Hoàng Việt hình luật, ở Nam Kỳ áp dụng Hình luật Pháp tu chính, các Tòa án đã căn cứ vào chính sách của Đảng và Chính phủ, tinh thần độc lập và

dân chủ của Hiến pháp năm 1946 và án lệ để xét xử. Điều luật cũ chỉ được vận dụng trong khi thật cần thiết với tinh thần của chính sách và đường lối mới.

Do ba vùng Bắc, Trung, Nam áp dụng ba Bộ luật hình sự khác nhau cho nên việc xử lý tội phạm ở ba vùng cũng không thống nhất. Điều này là không phù hợp với chính thể cộng hòa, chính vì vậy việc ban hành các văn bản pháp luật là một đòi hỏi khách quan. Ngày 30/6/1955 Bộ Tư pháp đã có Thông tư số 19/VHH-HS yêu cầu Tòa án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến, đến năm 1959, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 772/TANDTC ngày 10-7- 1959 về vấn đề đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc phong kiến và từng bước ban hành các văn bản pháp luật mới. Để thực hiện đường lối mà Đảng ta đề ra, đến trước năm 1976, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành các quy phạm pháp luật hình sự liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

- Sắc lệnh số 97/SL ngày 22-5-1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật: Tại Điều 7 quy định: “Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi. Khi đã đến tuổi thành niên thì dù còn ở với cha, mẹ, người con cũng có quyền tự lập” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.12)

- Nghị định 181/NV-6 ngày 12-6-1951 của Liên Bộ Nội vụ- Tư pháp ấn định chi tiết về sự thiết lập, tổ chức, kiểm soát trại giam và ban hành Bản quy tắc trại giam. Điều 9 Nghị định có nêu: “Nếu có thể được, những phạm nhân thành án nên phân loại như sau và giam riêng:

1. Sơ phạm;

2. Phạm pháp nhiều lần; 3. Phạm nhân dưới 18 tuổi; 4. Phạm nhân trên 55 tuổi;

5. Phạm nhân tàn tật.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.12)

- Chỉ thị số 46/TH ngày 14-1-1969 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tăng cường và phát huy hơn nữa tác dụng của công tác Tòa án trong công tác bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ tài sản của Nhà nước và quản lý thị trường ở thành phố Hà Nội: “Để góp phần giải quyết tốt tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp và trẻ em

hư, ngoài biện pháp phối hợp với các đoàn thể thanh niên, với Ủy ban thiếu niên và nhi đồng và các nhà trường trong công tác giáo dục thanh, thiếu niên, ngành Tòa án cần phân biệt những trường hợp giao cho gia đình bảo lĩnh, giáo dục hoặc cho tập trung vào các trường trẻ em hư do cơ quan Công an phụ trách tổ chức theo Quyết định số 217/TTg/NC ngày 18-12-1967 của Thủ tướng Chính phủ với những trường hợp cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự xét xử trước Tòa án. Nói chung, đối với trẻ em hư dưới 14 tuổi thì không đưa ra Tòa án xét xử; từ 14 tuổi đến 18 tuổi, nếu trường hợp phạm pháp cần thiết phải đưa ra xét xử thì có châm chước đến tuổi còn non trẻ của chúng; riêng đối với loại từ 14 tuổi đến 16 tuổi, chỉ nên xét xử trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Về những sự thiệt hại do hành vi của vị thành niên gây ra thì bố mẹ hoặc người đỡ đầu chúng phải chịu trách nhiệm bồi thường.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.13)

Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao thông qua công tác tổng kết hàng năm đã hướng dẫn cụ thể về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như hướng dẫn chi tiết về đường lối xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, hướng dẫn mức hình phạt áp dụng cho độ tuổi khác nhau, như trong bản Báo cáo tổng kết công tác 4 năm (1965-1968) của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đường lối xét xử người chưa thành niên phạm tội: “Do pháp luật còn thiếu và kinh nghiệm của chúng ta còn ít, nên các Tòa án còn lúng túng, cụ thể là: từ tuổi nào trở lên thì mới coi là có trách nhiệm hình sự? Đối với các vị thành niên thuộc lứa tuổi được coi là có trách nhiệm hình sự thì phân biệt các trường hợp cần truy tố với các trường hợp không cần truy tố như thế nào? Khi lượng hình, chiếu cố tới trình độ hiểu biết về pháp luật còn non kém và sự suy nghĩ còn thiếu chín chắn, vững vàng của lứa tuổi thanh niên, thiếu niên như thế nào cho thích hợp?...

Qua các kỳ hội nghị tổng kết hàng năm trước đây và qua một số văn bản hướng dẫn, Tòa án tối cao đã sơ bộ đề ra chủ trương:

- Về nguyên tắc, từ 14 tuổi tròn trở lên coi là có trách nhiệm về mặt hình sự. - Nói chung đối với lứa tuổi từ 14 đến 16 thì chỉ nên truy tố, xét xử trong những trường hợp phạm các tội nghiêm trọng như giết người, cướp của, hiếp

dâm... Riêng hiếp dâm nói chung vẫn chủ yếu là giáo dục và cũng chỉ nên truy tố, xét xử trong trường hợp nghiêm trọng.

- Đối với lứa tuổi từ 16 đến 18, nếu hành vi phạm pháp có tính chất tương đối nghiêm trọng, nói chung cần xét xử, nhưng so với người lớn, cần xét xử nhẹ hơn.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.13,14)

Bên cạnh đó, trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn xét xử nhiều năm, Tòa án nhân dân đưa ra Bản tổng kết công tác các năm và hướng dẫn tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như đường lối xét xử: “Cá biệt có nên xét xử về hình sự trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội thực nghiêm trọng hay không ?

Nói chung, hội nghị đều nhất trí rằng không nên xử lý về hình sự các vị thành niên dưới 14 tuổi dù phạm tội nghiêm trọng. Cũng có một số đại biểu đề nghị cá biệt nên cho xét xử về hình sự trẻ em trên 13 tuổi và dưới 14 tuổi nếu đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.15)

Bản tổng kết cũng đưa ra kết luận: “Tóm lại, đối với các trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội nghiêm trọng, nhất thiết cần xử lý, nhưng hiện nay chỉ nên đề nghị đưa vào trường trẻ em hư, đồng thời nên bắt gia đình các em đó phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.16)

Đối với một số tội phạm cụ thể, trong giai đoạn này Tòa án nhân dân tối cao cũng ra một số hướng dẫn cụ thể có liên quan đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tại Bản tổng kết và hướng dẫn số 329/HS2 ngày 11-2-1967 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục có viết: “Riêng đối với các can phạm còn ít tuổi, từ khoảng 14 đến 16, chủ yếu nên dùng những biện pháp giáo dục như: Giao cho cha, anh, chú, bác bảo lĩnh và giáo dục, giữ trong các trại giáo dưỡng vị thành niên...; chỉ trong một số ít trường hợp có tình tiết thực sự nghiêm trọng mới cần xét xử.

Đối với các can phạm trong lứa tuổi từ khoảng 16 đến 18 trừ một số ít trường hợp có tình tiết ít nghiêm trọng, có thể xử lý bằng các biện pháp giáo dục như trên nói chung cần xét xử về hình sự; nhưng khi xử, cần chiếu cố thích đáng đến trình

độ hiểu biết về pháp luật còn non kém và khả năng dễ tiếp thu cải tạo của họ, đến việc họ chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi của mình mà xét xử nhẹ hơn các can phạm đã lớn tuổi, nếu các tình tiết phạm pháp khác đều tương đương(thông thường mức án tối đa đối với các can phạm đó chỉ vào khoảng ½ mức án đối với các can phạm đã lớn tuổi).” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.18).

Bản tổng kết số 452/HS2 ngày 10-8-1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người có nêu ra: “Đến tuổi nào thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người? Trong thực tiễn xét xử của ta, nhìn chung, các can phạm dưới 14 tuổi tròn không bị truy tố xét xử về tội giết người. Cho nên, cũng như đối với các loại tội phạm nghiêm trọng khác, có thể nói trách nhiệm hình sự về tội giết người bắt đầu từ 14 tuổi tròn”. (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.19) Và trong bản tổng kết cũng hướng dẫn chi tiết về đường lối xử lý tội danh này: “Mức hình phạt đối với các can phạm này(từ 14 tuổi đến 16 tuổi) nói chung, chỉ nên từ khoảng 15 năm tù trở xuống. Đối với các can phạm đã có từ 16 tuổi tròn trở lên, cho đến dưới 18 tuổi một ít, cũng có thể xử nhẹ hơn một phần so với can phạm đã lớn. Và đối với tất cả các loại can phạm này, nói chung, không nên áp dụng mức án tử hình.” (Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, t.1 (1945-1974) Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.19)

Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn này chủ yếu xét xử theo án lệ thông qua công tác tổng kết và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Thông qua sự hướng dẫn đó cũng đã thống nhất được một số nội dung liên quan đến xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đó là từ đủ 14 tuổi tròn trở lên. Tuy nhiên vì là bản tổng kết công tác nên hiệu lực cũng có những hạn chế nhất định và thực tiễn áp dụng cũng chưa thống nhất, còn có trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa đủ 14 tuổi tròn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Ở các tỉnh phía Nam, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (ngụy quyền Sài Gòn) đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt là Bộ hình luật ngày 20 tháng chạp năm 1972. Bộ luật đã quy định cụ thể về tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như chính sách áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:

Tại Điều thứ 77 Chương thứ hai (các nguyên nhân miễn trách nhiệm hình sự) Quyển I (phần Tổng quát) quy định: “Tội phạm không cấu thành, nếu can phạm là vi thành niên 13 tuổi khi phạm phạm”. Như vậy, có thể nói trong Bộ hình luật đã quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, ngoài ra Bộ luật còn có nhiều quy định liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự khác cũng như đường lối xử lý đối với các nhóm tuổi khác nhau:

Điều thứ 27 quy định: “Đàn ông từ 60 tuổi trở lên và đàn bà bị án khổ sai hay cầm cố sẽ bị giam trong lao thất nhưng được hưởng một chế độ giam giữ và làm việc khoan hồng hơn do quy chế lao thất ấn định”;

Điều thứ 56 quy định: “Vị thành niên 13 tuổi phạm pháp có thể bị buộc lưu trú cho đến năm 21 tuổi tại nhà một người đáng tin cậy, tại một cơ quan từ thiện, giáo dục, đào luyện nghề nghiệp hay bảo dưỡng thiếu nhi. Tuy nhiên đương sự có thể được tòa án nguyên thẩm phóng thích trước thời hạn nếu những người hoặc cơ quan nói trên xác nhận đương sự đã cảm hóa”;

Điều thứ 91 quy định: “Sẽ được hưởng sự khoan miễn, vị thành niên trên 13 tuổi và dưới 18 tuổi và những người già từ 70 tuổi trở lên”. Có thể thấy rằng đây là một quy định khá mới mẻ trong lịch sự lập pháp Việt Nam, đó chính là việc quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với những người già từ 70 tuổi trở lên.

Điều thứ 309, 310 quy định về du đãng cũng có quy định: “...Vị thành niên dưới 18 tuổi sẽ không bị phạt giam những tùy từng trường hợp sẽ được giao cho cha mẹ, người giám hộ, người đáng tin cậy, cơ quan từ thiện, giáo dục, huấn nghệ hay bảo dưỡng thiếu nhi trong một thời gian tối đa là đến khi bị thành niên được 21 tuổi”.

Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, để hàn gắn vết thương chiến tranh, lập lại trật tự xã hội, việc thống nhất pháp luật cũ và xây dựng pháp luật mới là nhiệm vụ cấp bách. Căn cứ vào Nghị quyết ngày 02/7/1976 của Quốc hội khoá VI, kì họp thứ nhất, Hội đồng Chính phủ đã thu thập ý kiến của các ngành và đã chủ trương như sau:

“a) Những văn bản pháp luật hiện hành ở hai miền đều được áp dụng chung trong cả nước vì đều là xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể là:

- Đối với các tỉnh phía Nam: những Sắc luật mới được ban hành cũng như những văn bản pháp luật khác của Chính phủ cách mạng lâm thời vẫn tiếp tục

được áp dụng. Nhưng nếu có điều khoản nào đã được quy định một cách quá tổng quát, thì có thể và cần thiết phải vận dụng luật lệ đã được thi hành ở miền Bắc.

- Đối với vấn đề nào mà ở miền Nam trước đây chưa có luật lệ mà miền Bắc đã có, thì vận dụng luật lệ đang được thi hành ở miền Bắc, nhưng phải xem xét vận dụng vào tình hình, đặc điểm của miền Nam cho phù hợp.

- Đối với các tỉnh phía Bắc: Đối với các vấn đề nào mà miền Bắc chưa có hoặc tuy đã có nhưng chưa thích hợp mà miền Nam đã có và tiến bộ hơn thì áp dụng luật lệ ở miền Nam”.

Ngày 06/7/1976, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Bản sơ thảo Chỉ thị số 54-TATC hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất, trong đó có đoạn viết: “Chủ trương thi hành pháp luật thống nhất trong cả nước nói trên thể hiện tính quá độ hiện nay trong thời kì đầu của việc thống nhất đất nước và là một bước quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn này không có điểm gì mới. Giai đoạn này, các nhà làm luật cũng đã tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam (Trang 28)