in sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm đối chiếu, kiểm tra
3.2.2. Các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại đào tạo Thiên Ưng
thương mại đào tạo Thiên Ưng
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại đào tạo Thiên Ưng, em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, nhất là trong công tác hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá. Thời gian qua đã giúp em học hỏi được rất nhiều những kinh nghiệm và tác phong làm việc từ sự vận dụng một cách linh hoạt chế độ kế toán vào thực tế ở công ty. Trên cơ sở đó, em xin được đề xuất thêm một số ý kiến nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn công kế toán bán mặt hàng máy vi tính tại công ty để công tác này thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế đắc lực cho công ty.
3.2.2.1. Về hình thức bán hàng của công ty
+ Hiện tại Công ty sử dụng hai hình thức thanh toán, đó là: thanh toán ngay và thanh toán chậm. Chính vì vậy để mở rộng thêm thị phần, Công ty cần có thêm một hình thức thanh toán mới như: Hình thức thanh toán trả góp. Để thu hút khách hàng có thu nhập đều đặn vừa phải đến với Công ty nhiều hơn.
Phương pháp bán trả chậm, trả góp là phương thức bán mà doanh nghiệp dành cho người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong kỳ.Doanh nghiệp sẽ được hưởng khoản chênh lệch giữa bán trả góp, và giá bán của sản phẩm.Để đa dạng phương thức bán hàng trong quá trình tiêu thụ thì doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức này. Khách hàng sẽ có thêm phương án để lựa chọn cho quá trình mua hàng của mình. Kế toán sẽ không ghi toàn bộ khoản lãi trả góp mà phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính và định kỳ thu nợ của khách hàng. Lãi trả góp được tính là phần chênh lệch giữa giá trả góp và giá trả ngay. Trong trường hợp trả chậm, khách hàng chi phải trả một lần cả gốc lẫn lãi và số lãi được phản ánh qua tài khoản 338
Thủ tục mua trả góp:
- Khách hàng là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 21-50
- Khách hàng có hộ khẩu Hà Nội( pho to 2 bản nguyên cuốn) - Khách hàng cung cấp chứng minh nhân dân( pho to 2 bản)
- Xác định địa chỉ cư trú
- Khách hàng ứng trước từ 30%- 50% tiền hàng - Thời hạn tín dụng từ 6-24 tháng
Quy trình bán trả góp:
Sau khi kí hợp đồng và xem xét thủ tục là hợp lệ , nhân viên bán hàng in hóa đơn cho khách hàng theo giá trả ngay, sau đó chuyển hóa đơn qua bộ phận giao hàng, và giao hàng cho khách
Các chứng từ sử dụng
- Hợp đồng trả góp. Trả chậm - Hóa đơn GTGT
- Phiếu thu
- Giấy báo ngân hàng
Sổ kế toán: sử dụng sổ chi tiết tài khoản TK 5111, TK 1111, TK 112, TK 131, TK
156, TK 338, TK 515...
Trình tự hạch toán:
Nhân viên bán hàng in hóa đơn cho khách theo số tiền thực nhận thu lần đầu( trả ngay). Kế toán sẽ ghi nhận doanh thu trả ngay, ghi tăng TK 5111. TK 3331 đồng thời ghi nhận số tiền lãi trả góp vào TK 338. Ghi tăng các tài khoản phải thu cho khách hàng ( số còn phải thu) và ghi nhận số tiền trả ngay cho TK 1111, TK 112 Kế toán kết chuyển giá vốn cho hàng bán ghi tăng TK 632, ghi giảm cho TK 156
Định kì thu nợ của khách hàng, kế toán ghi tăng tiền, giảm các khoản phải thu của khách hàng. Đồng thời, ghi nhận lãi trả góp vào doanh thu hoạt động tài chính( ghi tăng TK 515, TK 338)
+ Khách hàng là tài sản của Doanh nghiệp, điều đó đặc biệt đúng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Việc các Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng dưới hình thức thanh toán chậm trả đã trở thành xu thế phổ biến và được xác định như một công cụ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, Công ty không nên vì muốn giữ khách mà cho khách hàng nợ quá nhiều, nợ quá lâu vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và an toàn tài chính của Công ty. Để giảm bớt công nợ phải thu khách hàng và các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, Thiên Ưng cần tăng cường công tác đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, tích cực và kiên quyết hơn nữa trong công tác đôn đốc và thu hồi công nợ, quyết tâm không để phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, kết hợp chặt chẽ giữa bán hàng với thu hồi công nợ. Đồng thời, Công ty nên đưa ra những chính sách trích lập dự phòng phải thu khó đòi thận trọng hơn nữa.
3.2.2.2. Về vận dụng tài khoản kế toán
Kế toán Công ty cần mở thêm các tài khoản chi tiết cho từng mặt hàng cụ thể, để tiện cho việc theo dõi và phản ánh doanh thu, cũng như giá vốn hàng bán, phải thu của khách hàng. Đối với nhóm hàng máy in, máy tính... công ty cũng phải mở chi tiết hơn nữa là TK 511. Ví dụ: TK 511.1.1 “ Máy điều hòaPanasonic”…đối với các mặt hàng khác cũng mở TK chi tiết tương tự để tiện cho việc theo dõi tính toán doanh thu, lợi nhuận chung của công ty. Công ty cũng phải mở thêm tài khoản chi tiết cho tài khoản 632 “ giá vốn hàng bán”. Vì có như vậy kế toán mới theo dõi và phản ánh kịp thời đầy đủ nhất về DT cũng như giá vốn hàng bán cũng như lợi nhuận của từng mặt hàng cụ thể
3.2.2.3. Về chứng từ sử dụng
Quá trình trả lại hàng hóa của khách hàng mất khá nhiều thời gian mà khối lượng chứng từ cũng tương đối lớn. Để tiện theo dõi số hàng hóa này và việc thanh toán hàng thu hồi cho khách hàng công ty nên lập bảng kê hàng hóa thu hồi theo trình tự thời gian thu hồi lại hóa đơn của mặt hàng
Nội dung và kết cấu bảng kê thu hồi hàng hóa
Nội dung: bảng kê dùng để ghi chép những loại mặt hàng đã thu hồi cho vào nhập kho và đang chờ thanh toán cho khách hàng
Kết cấu: Bảng kê được chia thành 9 cột
Cột 1: đánh số thứ tự ghi từng mặt hàng đã thu hồi
Cột 2 và 3: Ghi rõ thông tin về số hóa đơn đã thu hồi từ khách hàng và ngày thàng năm in hóa đơn hay ngày mua hàng của khách hàng
Cột 4: Ghi tên khách hàng đã được in trên hóa đơn
Cột 5: Ghi rõ tên mặt hàng, ký hiệu mặt hàng ghi trên mặt hàng đó Cột 6: Số tiền khách hàng phải trả (chưa thuế) khi mua mặt hàng đó
Cột 7: Ghi rõ thuế suất cho hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế hay chịu thuế với thuế suất bao nhiêu %
Cột 8: Số thuế GTGT tính cho mặt hàng đó (có ghi trong hóa đơn) Cột 9: Đánh dấu cho những loại mặt hàng đã được thanh toán. 3.2.2.4. Về sổ sách kế toán
Để thuận cho việc theo dõi doanh thu xem mặt hàng nào đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty cũng như việc đối chiếu với sổ cái doanh thu dễ dàng, không
nhầm lẫn thì kế toán cần mở sổ chi tiết cho từng mặt hàng, trong đó ghi rõ số hiệu chứng từ, ngày lập, số lượng, đơn giá, thành tiền hay các khoản tính trừ
3.2.2.5. Trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện của chúng (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho).
Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Đối tượng: Theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ
trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang.
Việc trích lập được thực hiện khi giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và phải đảm bảo: có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho; là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính (BCTC) (trong trường hợp nguyên vật liệu sử dụng làm nguyên liệu chính sản xuất sản phẩm, có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì DN cũng không được trích lập dự phòng).
Phương pháp trích lập: mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập
được tính bằng cách lấy khối lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC nhân (x) với giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán, sau đó trừ (-) giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
Lưu ý: giá trị của khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho này sẽ được DN hạch toán vào một tài khoản treo có số dư âm trên bảng cân đối kế toán và hạch toán tăng khoản mục giá vốn hàng bán trong kỳ; DN phải trình bày được cơ sở để xác định các khoản mục giá gốc hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trên bản thuyết minh BCTC; DN niêm yết bắt buộc phải công bố thông tin tài chính định kỳ sẽ phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu tại thời điểm lập BCTC, giá gốc của hàng tồn kho của DN thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm lập BCTC: tại mỗi thời điểm lập BCTC, DN phải xem xét số dư khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho đã trích lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN trích thêm vào khoản mục giá vốn hàng bán của DN phần chênh lệch
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch
Nợ TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng bán
3.3. Điều kiện thực hiện việc hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty
Để đạt được mức lợi nhuận như mong muốn, Công ty phải thực hiện tốt tất cả các khâu từ khảo sát thị trường, mua hàng, tồn trữ và đặc biệt là khâu bán hàng. Bán hàng là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong một vòng luân chuyển vốn kinh doanh của các Công ty. Do vậy mà kế toán bán hàng đã trở thành một công cụ hữu hiệu để phản ánh tình hình kinh doanh tại Công ty. Việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán bán mặt hàng đồ điện gia dụng không những giúp chủ Công ty có được thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác mà còn đem lại sự quản lý tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Để làm tốt được công tác hoàn thiện kế toán bán hàng nói chung và kế toán bán mặt hàng máy tính nói riêng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Việc hoàn thiện nghiệp vụ kế toán bán hàng phải tuân thủ với chế độ quản lý tài chính, kế toán nhà nước nói chung cũng như với các quy định của ngành nói riêng. Nghĩa là việc hoàn thiện ở đây hoàn toàn tôn trọng đúng quy định về kế toán, đặc biệt tuân thủ theo chuẩn mực kế toán đã ban hành.
- Việc hoàn thiện phải phù hợp: không chỉ tuân thủ các thông tư, chuẩn mực đã ban hành mà các giải pháp đưa ra phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh, phù hợp với yêu cầu , trình độ quản lý, các điều kiện về tổ chức kế toán trong công ty. Hoàn thiện kế toán bán hàng phải phù hợp với yêu cầu trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kế toán trong công ty.
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Do vậy việc hoàn thiện phải xuất phát từ thực trạng, yêu cầu quản lý tại Công ty Thiên Ưng
- Việc hoàn thiện phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Kế toán cung cấp những thông tin trung thực chính xác khách quan với bản chất của hoạt đông kinh tế, giúp cho các cơ quan quản lý của nhà nước, nhà quản lý doanh nghiệp nhận thức đúng thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của công ty. Từ đó đánh giá đúng đắn kết quả, hạn chế hay chuyển hướng kinh doanh với hoạt động kém hiệu quả, không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của DN.
- Việc hoàn thiện kế toán phải đảm bảo tính thống nhất: các giải pháp đưa ra trên cơ sở tìm hiểu tại doanh nghiệp về thực trạng hoạt động phải được thống nhất trong công ty. Dựa trên các cơ sở hoạt động của công ty mà có các đề xuất, kiến nghị phù hợp cho công ty. Công tác kế toán được tổ chức theo một hệ thống nhất từ trung ương đến đơn vị kinh tế. Do đó các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng phải đảm bảo thống nhất theo quy định của nhà nước và thống nhất giữa bộ phận kế toán công ty với kế toán đội xây dựng từ phương pháp hạch toán HTK, trích khấu hao TSCĐ, đến việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán về nội dung, tên gọi, mẫu số...trên cơ sở ấy kế toán nghiệp vụ bán hàng trở nên đồng bộ hơn, dễ kiểm tra số liệu.
- Việc hoàn thiện phải đảm bảo tình khả thi, tiết kiệm và hiệu quả. Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm. Một trong các giải pháp tăng lợi nhuận kinh doanh là phải tiết kiệm chi phí. Tổ chức kế toán trong từng DN cũng như xây dựng các chính sách, chế độ kế toán đều phải tiết kiệm chi phí.Một bộ máy gọn nhẹ, giảm bớt về thời gian, chi phí hoạt động có hiệu quả hơn một bộ máy tổ chức cồng kềnh phức tạp. Và mục đích kinh doanh của Công ty là tối đa hóa lợi nhuận cho nên cần phải thực hiện phương án khả thi và hiệu quả để mang lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý luận cơ bản về hạch toán bán hàng kết hợp với tình hình thực tế tại Công ty TNHH Thương mại đào tạo Thiên Ưng, em thấy công ty hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả luôn giữ được uy tín với bạn hàng và có triển vọng sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời em cũng nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ở nền kinh tế thị trường. Do vậy việc hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng là vấn đề cấp thiết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động tiêu thu hàng hoá của mình có hiệu quả cao và góp phần hoàn thiện bộ máy của công ty
Do thời gian thực tập tại công ty Công ty TNHH Thương mại đào tạo Thiên Ưng được thực hành như một kế toán viên của công ty, được tìm hiểu thực tế về công tác kế toán bán hàng đã giúp em có những kinh nghiệm thực tế hữu ích. Quá trình tìm hiểu thực trạng hạch toán ở Công ty TNHH Thương mại đào tạo Thiên