II. Tác động đến môi trường kinh tế xã hộ
a, nhiễm do chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản bao gồm: - Cây thân gỗ nhỏ, cây bụi, đất, đá, sành, sứ… từ quá trình phát quang giải phóng mặt chuẩn bị xây dựng. Khối lượng chất thải được đánh giá là tương đối lớn, do đó chủ đầu tư cần có biện pháp thu gom, vận chuyển và đổ thải tại bãi thải xây dựng xã Nghi Kim, thành phố Vinh.
Bùn đất thải do quá trình bóc lớp mặt là 35.070 m3 (Tính toán mục 1.6.4.2, chương I) là tương đối lớn. DỰ kiến lượng bùn đất này đơn vị thi công sẽ vận chuyển đổ thải tại khu vực vườn ươm xã Nghi Kim. Do đó, trong quá trình vận chuyển đơn vị thi công phải chú ý để giảm thiểu các tác động tới môi trường do rơi vãi chất thải làm ô nhiễm môi trường trên tuyến đường vận chuyển.
- Đất phát sinh do quá trình xây dựng tầng hầm, với tổng khối lượng 14.078,3m3 (Tính toán mục 1.6.4.2, chương I), là tương đối lớn nhưng đơn vị thi
công sẽ tận dụng để bổ sung vào nền. Do đó, ảnh hưởng của nó tới môi trường là không đáng kể và có thể kiểm soát được.
- Chất thải rắn do vận chuyển đất cát san nền, nguyên vật liệu xây dựng là có, chủ đầu tư sẽ cho đơn vị thi công che phủ kín xe trước khi vận chuyển và phun nước rửa bánh xe khi xe ra khỏi khu vực dự án.
- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công chủ yếu là: Bao bì đựng xi măng, vữa xi măng rơi vãi, gạch đá vụn, sắt thép vụn,… Khối lượng các chất thải rắn này phát sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình xây dựng và chế độ quản lý dự án, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng,… Do vậy, tải lượng thải của nguồn thải này khó có thể ước tính chính xác.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thi công xây dựng của một số khu dân cư, đô thị, chủ đầu tư cam kết nguồn thải này không có những tác động lớn tới môi trường khu vực và các biện pháp giảm thiểu áp dụng với nguồn thải này có thể giảm thiểu trệt để để mức độ ô nhiễm cũng như khối lượng phát sinh nguồn thải ra môi trường xung quanh.