Xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thả

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NHÀ Ở DỊCH VỤ TỔNG HỢP VINHLAND XÃ NGHI KIM THÀNH PHỐ VINH (Trang 94)

II. Tác động đến môi trường kinh tế xã hộ

e. Đối với các tác động tới kinh tế xã hộ

4.1.3.1. xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thả

thải

a. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này, ngoài việc quy hoạch các cụm theo hướng gió chủ đạo, phân khu chức năng,... còn có các biện pháp mang tính chất phụ trợ như kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các điểm có nguy cơ rò rỉ như:

- Đối với các dịch vụ sẽ có hệ thống hút khí và phát tán, đồng thời sử dụng biện pháp thông thoáng để hạn chế mùi và khói bụi.

- Đối với nhà bếp sẽ được trang bị bộ phận hút và lọc khói bếp trước khi thải ra môi trường.

- Khu dân cư sẽ được xây dựng theo mô hình khép kín, đối với các nhà vệ sinh công cộng sẽ thường xuyên dọn dẹp nhằm tránh gây mùi hôi thối.

- Khuyến khích sử dụng các nhiên liệu đốt sạch như khí hóa lỏng, thiết bị dùng điện...

- Áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống sự cố (cháy, nổ ...) tại các khu vui chơi, các gia đình tham gia kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế, hoặc đổi mới các đường dây điện công cộng nhằm tránh gây chập điện cháy nổ.

Ngoài các giải pháp kể trên, biện pháp sử dụng cây xanh và thảm cỏ trong khuôn viên để hạn chế ô nhiêm không khí là khá đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém nhất. Cây xanh có tác dụng hút bụi, lọc không khí, giảm và ngăn chặn tiếng ồn, giảm bức xạ nhiệt tạo cảnh quan môi trường.

Diện tích cây xanh 1.890,2 m2 (chưa kể cây xanh trồng hai bên đường nội bộ các khu nhà và xung quanh dự án). Cây xanh được bố trí cách nhau 4 - 6 m/cây, tâm cây cách mép bó vỉa các tuyến đường 1,5m, xây bồn cây rộng 1,3m x 1,3m bằng bê tông đá dặm M150. Theo dự án đầu tư trước mắt sẽ trồng cây xung quanh dự án, số cây xanh và thảm cỏ sẽ được trồng tăng lên khi dự án xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động.

Sử dụng loại cây lấy bóng mát chịu được gió bụi và sâu bệnh thân cây thắng, cây có rễ ăn sâu, tán rộng và cây có khả năng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khu vực. Cây xanh và thảm cỏ được bố trí trong khuôn viên xung quanh các khu nhà, khu dịch vụ và dọc theo các tuyến đường giao thông.

b. Đối với nguồn ô nhiễm nước thải

Khi dự án đi vào hoạt động, loại nước thải phải xử lý hàng đầu là nước thải sinh hoạt từ Khu nhà chung cư cho người thu nhập thấp, khu trung tâm thương mại + chung cư và khu nhà ở liền kề. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn cũng phải có phương án thu gom hợp lý.

Hệ thống thu gom và thoát nước của dự án được thiết kế và xây dựng độc lập giữa nước thải và nước mưa chảy tràn.

* Đối với nước mưa chảy tràn:

- Nước mưa chảy tràn trên phần mặt bằng khu vực Dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, xuống hệ thống thoát nước. Lượng nước mưa chảy tràn này có thể gây tác động xấu tới môi trường sinh thái trong khu vực và các vùng phụ cận nếu như không có hệ thống thu gom và xử lý thích hợp.

- So với nước thải, nước mưa khá sạch nhưng có lưu lượng lớn và không ổn định (phụ thuộc vào lượng mưa) vì vậy biện pháp hữu hiệu có thể áp dụng là xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải.

- Dọc theo hệ thống cống thoát nước mưa bố trí các hố ga có lưới chắn rác. Rác thải và các chất lơ lửng sẽ được tách và giữ lại trong hố ga. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét rác và bùn lắng gom về xử lý cùng rác thải sinh hoạt tại các bãi xử lý rác.

Hình 4.1: Sơ đồ thu gom và xử lý nước mưa

Nước mưa sau khi được thu từ sênô ngoài vào ống thoát từ trên mái của các nhà chung cư, trung tâm thương mại, khu nhà liền kề cùng với mưa ở mặt bằng sẽ được thu bằng hệ thống giếng thu cống nối chảy qua đường vào hệ thống cống chính bố trí dưới hè đường. Trên hệ thống cống có bố trí các hố ga (30÷40m/hố), vừa để thu nước mưa đồng thời lắng đất cát. Toàn bộ nước mưa ở các khu nhà được thoát vào hệ thống thoát nước xã Nghi Kim

* Đối với nước thải sinh hoạt:

Nước mưa chảy tràn, nước mái

Cống thoát nước

Hệ thống thoát nước xã Nghi Kim Hố ga, lắng cặn,

giếng thăm Lưới chắn

Nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở liền kề, nhà trẻ, 2 nhà chung cư 7 tầng cho người có thu nhập thấp và tòa nhà 11 tầng trung tâm thương mại + nhà ở chung cư được thu gom theo phương án sau:

Nước thải sinh hoạt từ 2 chung cư 7 tầng, Trung tâm thương mại

+ chung cư 11 tầng Nước thải sinh hoạt từ

nhà ở liền kề, nhà trẻ, khu công cộng

Bể tự hoại cải tiến, đặt dưới móng công trình

Bể tự hoại cải tiến, đặt dưới móng tầng hầm

Hệ thống xử lý nước thải tập trung (phía Đông

Bắc dự án) Hệ thống thoát

nước xã Nghi Kim

Bể tách dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt

Nước thải xí tiểu

Nước thải xí tiểu Nước thải tắm giặt, nấu ăn…..

Hình 4.2: Phương án thu gom nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom theo phương án trên và được xử lý bằng công nghệ hợp khối theo mô hình sau:

Hình 4.3: Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải tập trung

Máy thổi khí

Nước

thải Bể tách dầu mở

Bể tự hoại cải tiến

Bể điều hòa Container XLNT theo nguyên tắc hợp khối và Modul Bùn sau xử lý PACN-95 (Khi cần)

Nước thải sau xử lý

Hệ thống thoát nước chung xã Nghi Kim

NT tắm giặt, nấu ăn, rửa sàn,… NT xí tiểu Khu liên hợp xử lý rác Nghi Yên

Hệ thống xử lý nước thải này được đặt tại phía Đông Bắc của dự án (chi tiết xem trong bản vẽ hệ thống thoát nước khu vực dự án) và được ban quản lý dự án quản lý sau khi hệ thống đi vào hoạt động.

Thuyết minh công nghệ:

Nước thải của dự án sẽ được tách thành 2 dòng:

- Dòng 1: Nước thải tắt giặt, rửa sàn, nấu ăn chứa chất tẩy rửa, dầu mỡ sẽ được dẫn tới bể tách dầu mỡ để xử lý tách các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ.

- Dòng 2: Nước thải từ nhà vệ sinh (nước thải xí, tiểu) sẽ được xử lý qua bể tự hoại cải tiến.

Sau đó, hai dòng này được kết hợp và dẫn vào bể điều hòa để xử lý tiếp. Bể điều hoà có dung tích đảm bảo lưu nước trong vòng 5- 6h. Trong bể đặt một máy thổi khí chìm với công suất Q = 5- 8m3/h. N = 1,5KW để cung cấp oxy và xử lý sơ bộ. Phần nước gạn trong từ bể điều hoà được chảy tràn sang ngăn lắng.

Nước thải từ ngăn lắng được bơm bởi một máy bơm chìm với công suất Q = 7m3/h, H = 12- 15m nối tiếp vào cụm thiết bị hợp khối xử lý vi sinh có đệm dính bám. Tại đây xảy ra quá trình xử lý sinh học yếm khí và hiếu khí.

Không khí trong thiết bị hợp khối được cung cấp bởi một máy thối khí nổi Q = 3,5m3/ph, N = 4,5 kW.

Nước thải qua cụm thiết bị hợp khối được chảy tự động vào ngăn khử trùng bằng clo và về hố kiểm tra. Thiết bị định lượng chất khử trùng được điều khiển

bằng tay tuỳ theo chất lượng nước thải sau cụm thiết bị hợp khối. Sau đó nước thải được xả thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực xã Nghi Kim.

Bùn thải từ thiết bị hợp khối sẽ được bơm bởi một máy bơm bùn có công suất Q = 4-8m3/h, H = 5-15,5m, N = 0,75kW, lượng bùn thải ra chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Vinh vận chuyển đến bãi xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Vị trí đặt hệ thống xử lý: Dự kiến hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ

được xây dựng và lắp đặt phía Đông Bắc của dự án.

Nguyên lý hoạt động của cụm thiết bị hợp khối:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NHÀ Ở DỊCH VỤ TỔNG HỢP VINHLAND XÃ NGHI KIM THÀNH PHỐ VINH (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w