KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam (Trang 94)

- Hình phạt tƣớc một số quyền công dân

KẾT LUẬN CHƢƠNG

Qua việc nghiên cứu, phân tích các quy định của BLHS năm 1999 hiện hành về hình phạt không tước tự do có thể rút ra một số kết luận sau:

Các quy định về trong pháp luật hiện hành có sự hoàn thiện đáng kể so với BLHS năm 1985 và trước đó. BLHS năm 1999 đã pháp điển hoá để loại bỏ hình phạt tước danh hiệu quân nhân, là loại hình phạt bổ sung không tước tự do, bản chất là biện pháp xử lý mang tính chất hành chính; nội dung, phạm

vi, điều kiện áp dụng và về kỹ thuật lập pháp đối với các quy định về hình phạt không tước tự do đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một cách đáng kể. Về cơ bản, các hình phạt không tước tự do đã được quan tâm hơn, thể hiện ở sự tăng lên về số lượng các điều luật và khung hình phạt có quy định các loại hình phạt này.

Tuy nhiên, nghiên cứu về từng loại hình phạt không tước tự do cụ thể và việc áp dụng trên thực tiễn cho thấy chúng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là:

Đối với đa số các hình phạt không tước tự do, BLHS còn chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý phản ánh đầy đủ bản chất pháp lý và các dấu hiệu cơ bản của chúng.

Còn tồn tại những quy định không rõ ràng, khó áp dụng; những quy định chưa có sự thống nhất, đồng bộ giữa phần chung và phần các tội phạm của BLHS; biên độ áp dụng một số hình phạt quá rộng dễ tạo ra sự tuỳ tiện, tiêu cực trong việc áp dụng.

Tỷ trọng hình phạt không tước tự do trong BLHS còn khiêm tốn, chưa có vị trí xứng đáng trong hệ thống hình phạt của BLHS nước ta.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam (Trang 94)