Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam (Trang 93 - 94)

- Hình phạt tƣớc một số quyền cơng dân

2.2.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

-Về mặt lập pháp:

BLHS năm 1999 là kết quả của sự kế thừa và phát triển của cả một hệ thống các nguyên tắc, chế định. Tuy vậy, những nhược điểm, hạn chế, bất cập của thực tiễn tư pháp hình sự áp dụng các quy định của BLHS về hình phạt khơng tước tự do cho thấy nguyên nhân của nó cũng xuất phát từ chính sự chưa hồn thiện của BLHS mà chúng tôi đã nêu ở phần trên của luận văn.

Những tồn tại, hạn chế của luật thực định đã gây khó khăn cho việc áp dụng và thi hành của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Ví dụ như: sự quy định khơng rõ ràng giữa miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt cảnh cáo khiến các Tồ án khó áp dụng. Luật quy định biên độ q rộng như ở hình phạt tiền cũng có khả năng dẫn tới sự áp dụng tuỳ tiện, việc áp dụng pháp luật không thống nhất, không tuân thủ các nguyên tắc pháp chế và công bằng trong luật hình sự.

Tỷ lệ hình phạt khơng tước tự do được quy định trong BLHS trong mối tương quan với hình phạt tước tự do cịn khiêm tốn, chưa có vị trí xứng đáng trong hệ thống hình phạt của BLHS nước ta.

Hầu hết các hình phạt bổ sung khơng tước tự do đều được quy định dưới dạng tuỳ nghi áp dụng cho nên đã dẫn tới việc ít được sự quan tâm của các Thẩm phán, và hệ quả là ít được áp dụng và khi áp dụng vẫn cịn có sai sót.

-Về mặt áp dụng:

Do trình độ nhận thức về mặt pháp luật của một bộ phận cán bộ làm cơng tác xét xử cịn hạn chế nên khi giải quyết một số vụ án hình sự cụ thể còn tỏ ra lúng túng; việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi

phạm tội, nhân thân người phạm tội cũng như các tính tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cịn chưa chính xác.

Ngồi ra cịn có nguyên nhân do một số ít Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm, không loại trừ do tiêu cực mà cố ý áp dụng sai pháp luật, đưa ý chí chủ quan vào trong q trình giải quyết vụ án.

Tình trạng áp dụng hình phạt khơng tước tự do còn hạn chế cịn do những người có thẩm quyền xét xử khi quyết định hình phạt thường thiên về nội dung trừng trị, răn đe mà chưa quan tâm đến việc lựa chọn loại hình phạt có khả năng đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.

-Về mặt thi hành:

Công tác quản lý của chính quyền cấp cơ sở cịn lúng túng, lỏng lẻo, chưa đạt hiệu quả. Trách nhiệm cuả các cơ quan, tổ chức chưa cao, có trường hợp bỏ mặc cho người phạm tội hoặc cho gia đình, thậm chí có tổ chức, cá nhân được giao giám sát giáo dục người phạm tội cịn né tránh khơng muốn nhận trách nhiệm.

Hệ thống các cơ quan thi hành án hoạt động thiếu hiệu quả, vẫn còn nhiều án tồn đọng khơng thể thi hành, trong đó do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

Một phần của tài liệu Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)