- Về công tác xếp hạng tín dụng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1 Kiến nghị với chính phủ.
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ.
Ngành ngân hàng có vai trò quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế, nhưng đây cũng là ngành ẩn chứa nhiều rủi ro liên quan đến cả hệ thống, ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn và ổn định của Quốc gia. Do vậy, lĩnh vực này luôn chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của các chính sách nhà nước. Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng công tác XHTD nói riêng. Nhà nước và các bộ ngành liên quan cần có các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt dộng tín dụng.
Đây là một chính sách vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài ngân hàng, nó ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng nói chung và công tác XHTD khách hàng doanh nghiệp nói rêng của các ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới nhà nước cần cấp thiết bổ sung, hoàn thiện đổi mới cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn đối với các NHTM
Song song với việc ban hàng, hoàn thiện nhiều văn bản nêu trên, Nhà nước cần tăng cường việc kiểm tra giám sát từ xa đối với hoạt động của ngân hàng. Nhà nước uỷ quyền cho ngân hàng nhà nước tiến hàng thành lập các tổ thanh tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của ngân hàng và có biện pháp kịp thời khi có sai phạm xảy ra cũng như rủi ro trong hoạt động tín dụng.
tiếp can thiệp quá sâu đến hoạt động của từng ngân hàng, nên để các ngân hàng có quyền tự chủ trong mọi hoạt động của mình, Nhà nước chỉ can thiệp khi có sai phạm xảy ra và đối với những phán quyết vượt thẩm quyền của ngân hàng
Thứ hai, thiết lập thêm các vấn đề hỗ trợ việc thu thập thông tin
Chính phủ cần sớm trình quốc hội để ban hàng một dự luật về thông tin để điều chỉnh môi trường thông tin Việt Nam ngày càng thuận lợi, phong phú và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển nền kinh tế. Làm cơ sở cho hoạt động thông tin được minh bạch, thuận lợi, đặc biệt là các thông tin về tài chính và phi tài chính doanh nghiệp phục vụ cho XHTD khách hàng doanh nghiệp. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích thông tin minh bạch, hoặc có chế tài yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán BCTC hàng năm, hoặc thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Xây dựng cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa ngân hàng và các cơ quan nhà nước. Hiện nay, việc trao đổi thông tin giữa NHTM và một số cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, công ty kiểm toán, cơ quan thống kê… còn gặp nhiều khó khăn, do chưa có cơ sở pháp lý về trao đổi, cung cấp thông tin, làm cho việc kiểm tra, xác nhận tính chính xác số liệu đôi khi không thục hiện được, thiếu số liệu làm cơ sở so sánh phân tích… Vì vậy trong thời gian tới, cần phải thiết lập cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa các chủ thể nói trên, làm tiền đề cho việc phân tích khách hàng và XHTD.
Song song với việc làm này, Nhà nước phải ban hành các văn bản hướng dẫn mua bán thông tin do những tổ chức này cung cấp. Qua tổ chức này, các cơ quan bộ ngành cần phải tiến hành thu thập trao đổi, xử lý và chuẩn hoá các thông tin về tình hình hoạt động của mình, từ đó có thể đưa ra những thông tin một cách hệ thống, thường xuyên và đầy đủ. Việc làm này không chỉ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn góp phần rất lơn vào việc tạo thuận lợi cho công tác thu thập, xử lý thông tin nhằm đánh giá, phân tích doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
độ kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp
Hiện nay, có thể thấy rằng công tác quản lý của Nhà nước đối với chế độ kế toán, kiếm toán doanh nghiệp chưa thống nhất, chưa đồng bộ và chưa được nhà nước quan tâm thích đáng, đặc biệt với các doanh nghiệp vay vốn. Hơn nữa, các công ty kiểm toán nhà nước mới đi vào hoạt động chưa lâu, đội ngũ còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm toán, thực trạng này đã gây khó khăn rất lớn không chỉ đối với doanh nghiệp trong việc hạch toán tài chính mà còn đối với công tác đánh giá, XHTD khách hàng doanh nghiệp tại nói riêng hay toàn hệ thống ngân hàng đầu tư phát triển nói chung.
Do vậy, Nhà nước cần ban hàng những sắc lệnh đi kèm với những chế tài bắt buộc tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất một chế độ kế toán, phải thực hiện kiểm toán bắt buộc và công khai quyết toán của doanh nghiệp. Trong BCTC, các doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhà nước cũng phải thực hiện chuẩn hoá các chỉ tiêu phân tích trong tài chính doanh nghiệp về số lượng và cách tính từng chỉ tiêu phải phù hợp với chế độ Hạch toán - kế toán theo quy định. Việc kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, Nhà nước phải quy định rõ những chế tài, biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện sai việc kiểm toán, các doanh nghiệp cố tình sửa đổi BCTC theo hướng có lợi cho mình, gây ra sự thiếu chính xác về thông tin.
Nhà nước cũng cần tạo điều kiện hơn nữa cho các công ty kiểm toán phát triển, mở rộng, tăng cường đào tạo đội ngũ kiểm toán có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm, và đặc biệt là các doanh nghiệp vay vốn ngày càng tăng trong khi mạng lưới kiểm toán còn quá mỏng. Vì vậy, nhà nước cho phép nhiều hơn nữa công ty kiểm toán đi vào hoạt động là điều vô cùng cần thiết hiện nay.