NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 88)

CHẾ TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM

Việc áp dụng phát luật không đạt được hiệu quả cao là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

- Về nguyên nhân khách quan:

hình tội phạm không giảm, án hình sự, hành chính, án dân sự, hôn nhân gia đình, án kinh doanh thương mại tăng cao và ngày càng phức tạp thì số lượng cán bộ tư pháp không đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, dẫn đến tình trạng quá tải, án tồn đọng, án quá hạn, án hủy tăng cao. Chế độ chính sách đối với cán bộ tư pháp chưa thực sự tương xứng với tính chất công việc, chưa thu hút được nguồn cán bộ có trình độ, năng lực vào công tác trong ngành. Điều kiện, phương tiện làm việc còn quá thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trong hiện nay.

Một số quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp, chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn kịp thời. Nhiều quy định về công tác tổ chức cán bộ còn chưa đầy đủ, chưa được điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho Tòa án trong việc triển khai công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ Thẩm phán.

- Về nguyên nhân chủ quan:

Lãnh đạo một số đơn vị chưa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý còn hạn chế; thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên; khen thưởng, kỷ luật chưa nghiêm, chưa kịp thời nên không có tác dụng động viên cán bộ trong đơn vị thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một số đơn vị có những vấn đề mất đoàn kết nội bộ, đơn thư kéo dài nhưng lãnh đạo đơn vị không giải quyết kịp thời, triệt để nên cũng ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn và uy tín của đơn vị.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả công tác chưa cao.

Phương pháp, lề lối làm việc và thủ tục hành chính tư pháp chậm được đổi mới, cải tiến. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan tư pháp chưa được quan tâm đúng mức cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác.

Cùng với việc kết án và quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án phải xử lý vật chứng, tài sản, tiền bạc liên quan đến tội phạm. Tuy không phải là hình phạt, nhưng việc xử lý này rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng. Thực tiễn xét xử nhiều vụ án, việc xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội rất đúng pháp luật, nhưng chỉ vì áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm không đúng nên bản án bị sửa, bị hủy để xét xử lại. Có thể thấy ngoài những nguyên nhân cơ bản đã nên trên còn có những nguyên nhân đặc thù của những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đã nêu trên như sau:

- Có nhiều vụ án trong quá trình xét xử không kê biên tài sản, nên đương sự đã tẩu tán hoặc chuyển dịch quyền sở hữu, do đó cơ quan Thi hành án gặp khó khăn trong việc áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

- Pháp luật hiện hành chưa có những quy định thống nhất, đồng bộ như quy định về cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý nguồn thu nhập, tài sản của người phải thi hành án thông qua việc đăng ký, kê khai tài sản nên khi cơ quan Thi hành án thực hiện tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác minh, phát hiện và kê biên tài sản của người phải thi hành án.

- Mô hình tổ chức, cơ chế thi hành án hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Công tác quản lý thi hành án hiện nay đang ở trong tình trạng tản mạn, thiếu tập trung thống nhất do có nhiều cơ quan khác nhau quản lý, tổ chức thực hiện (Bộ Công an quản lý việc thi hành án phạt tù, tử hình và trục xuất; Bộ Quốc phòng quản lý và tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án quân sự, kể cả hình sự và dân sự; Bộ Tư pháp quản lý và tổ chức thi hành án dân sự; UBND tổ chức, quản lý đương sự về cải tạo không giam giữ, án treo…) nên dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tổng kết, đánh giá, nắm tình hình, chỉ đạo, hướng dẫn thi hành án. Ngoài ra, giữa việc thi hành án dân sự và thi hành án hình sự thiếu sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ nên công tác thi hành án dân sự gặp nhiều vướng mắc trong những trường hợp cùng một bản án hình sự có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm ra quyết định và tổ chức thi hành (cơ quan Thi hành án hình sự chịu trách nhiệm thi hành hình phạt, cơ quan thi hành án dân sự chịu trách nhiệm thi hành phần án phí, tiền phạt và phần dân sự). Sự chưa gắn kết đó cản trở cho cơ quan Thi hành án dân sự trong việc xác minh điều kiện thi hành án của người bị kết án, thực hiện các thủ tục thông báo về thi hành án liên quan đến phần nghĩa vụ dân sự. Mặt khác do sự đan xen, chồng chéo giữa thi hành án dân sự và thi hành án hình sự như hiện nay, nên trách nhiệm của từng cơ quan chưa được phân định rõ ràng, tạo sự lệ thuộc của cơ quan Thi hành án dân sự khi phải báo cáo, đề nghị các cơ quan liên quan cho ý kiến chỉ đạo, hỗ trợ trong khi pháp luật chưa có những quy định tạo sự độc lập cũng như giành những quyền hạn cần thiết cho việc đảm bảo thi hành án của Chấp hành viên như

chưa có quy định về quyền của chấp hành viên được khám xét người đương sự, nơi ở của đương sự và những người liên quan khi biết rõ họ đang có tài sản hoặc cất giấu, tẩu tán tài sản.

- Thực tế cho thấy, hiệu quả thực thi biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, phối hợp của các cơ quan và chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, một số cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ, phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan Thi hành án xác minh điều kiện thi hành án, cưỡng chế, kê biên, định giá tài sản. Trong khi đó, pháp luật lại cũng chưa có những quy định cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan trong trường hợp không thực hiện đúng và kịp thời những yêu cầu của chấp hành viên và cơ quan Thi hành án.

Chỉ khi khắc phục được những nguyên nhân nói trên thì việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung, việc áp dụng biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm mới đạt được hiệu quả trong thực tiễn. Các giải pháp để khắc phục những nguyên nhân trên tác giả luận văn xin được kiến giải ở nội dung của chương sau (chương 3).

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM TRONG THỰC

TIỄN

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)