KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 36)

VIỆT NAM QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, LHS nước ta đã có quy định về hình phạt và phân chia hình phạt thành 3 loại: Chính hình, phụ hình và túc hình. Chính hình là hình phạt tuyên độc lập cho mỗi tội phạm, còn phụ hình là hình phạt thêm vào hình phạt chính, không cần tòa án tuyên án. Phụ hình là hậu quả tất yếu của chính hình nên tòa án không cần tuyên phụ hình mà nó vẫn được thi hành theo luật pháp. Bổ túc hình theo tên gọi cũng là thêm vào hình phạt chính, không có bổ túc hình khi không có chính hình. Nhưng trái với phụ hình, bổ túc hình chỉ được áp dụng cho tội nhân khi tòa án có tuyên phạt rõ ràng. Bổ túc hình hay còn gọi là hình phạt bổ sung trong LHS thời kỳ này gồm có: tịch thu tài sản, buộc phải bồi thường chi phí hay tổn hại, cấm quyền, tước quyền công dân, lưu xứ, quản thúc, câu thúc thân thể, niêm yết tên tuổi phạm nhân nơi công cộng. Thời kỳ này LHS nước ta chưa có quy định về biện pháp tư pháp.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, trong điều kiện nhà nước ta chưa xây dựng được hệ thống pháp luật kiểu mới, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945

cho phép tạm thời áp dụng pháp luật của chế độ cũ với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Dân chủ cộng hòa. Nhưng đồng thời Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản LHS mới để kịp thời bảo vệ các thành quả của cách mạng. Trong các văn bản pháp luật này, biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đã được nhà làm luật quy định.

Ví dụ như ở điều 1 Sắc lênh số 223/SL ngày 17/11/1946 truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ quy định áp dụng với người phạm tội hình phạt khổ sai từ 5 đến 20 năm, phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ, phù lạm hay biển thủ. Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công. Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là ¾ gia sản. Các đồng phạm và tòng phạm cũng bị xử phạt như trên.

Từ ngày hòa bình lập lại, cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới, các văn bản pháp luật, chính sách, đường lối, án lệ ngày một nhiều, vì thế việc áp dụng luật lệ của chế độ cũ đã không những không còn thích hợp nữa mà còn gây ra những tác hại nhất định trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Với lý do đó, trên cơ sở Thông tư số 19 – VHH ngày 30/06/1955 của Bộ Tư pháp, ngày 10/07/1959 Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ thị cho các tòa án các cấp là: “Trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay…hoàn toàn không thể sử dụng điều luật của đế quốc và phong kiến được nữa, dù là với tinh thần mới, để xét xử các vụ án hình sự và dân sự, cần áp dụng luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành từ trước đến giờ (luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư…), đường lối chính sách của Đảng và Chính

phủ, án lệ của tòa án nhân dân tối cao”. Như vậy, có thể khẳng định là sau khi hòa bình lập lại, luật lệ của chế độ cũ, trong đó có các quy định về các loại trách nhiệm hình sự không còn áp dụng nữa. Trong thời kỳ này Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự mới có liên quan tới biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, như:

Để kịp thời đối phó với những trường hợp lợi dụng những khó khăn về kinh tế và những sơ hở trong việc quản lý thị trường, những hoạt động đầu cơ trục lợi nghiêm trọng, Chính phủ được Ban thường trực Quốc hội thỏa thuận đã ban hành sắc lệnh số 01/SL ngày 19/04/1957 cấm mọi hành vi đầu cơ về kinh tế. Sắc lệnh này do Nghị quyết ngày 14/09/1957 của Quốc hội sửa đổi và bổ sung quy định ở điều 3 như sau: “…Những người bị truy tố trước Tòa án có thể bị phạt tiền từ 10.000đ đến 100.000.000đ và phạt tù từ 1 tháng đến 5 năm, hoặc một trong hai hình phạt trên. Ngoài ra, số hàng hóa phạm pháp sẽ bị tịch thu một phần hay toàn bộ, hoặc bị trưng mua” [51].

Tóm lại, nghiên cứu lịch sử tiến triển của TNHS trong các giai đoạn trước khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất năm 1985 cho thấy bên cạnh hình phạt thì biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là loại biện pháp tư pháp được thiết lập sớm nhất và cũng được áp dụng nhiều nhất trong luật hình sự nước ta, góp phần tích cực và hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nghiên cứu cũng cho thấy, do những nguyên nhân khác nhau nên trước đây nhà nước ta chưa có điều kiện pháp điển hóa luật hình sự, để quy định toàn diện và thống nhất những vấn đề

về tội phạm và hình phạt cũng như các vấn đề khác có liên quan tới TNHS. Tất cả các văn bản LHS trước đây đều là những văn bản đơn hành (sắc luật, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, thông tư…), mỗi văn bản chỉ quy định một vấn đề riêng biệt. Nhiều trường hợp, có những quy định về vấn đề TNHS, trong đó có biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm lại chứa đựng, thể hiện trong các văn bản quy phạm hành chính. Ngoài ra, trong các văn bản LHS không có sự phân biệt rành mạch giữa các dạng TNHS mà chỉ quy định rất chung chung, không nêu rõ nội dung, phạm vi, điều kiện, thời hạn áp dụng đối với từng dạng. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của TNHS trong thực tiễn. Nhưng có một điểm cần phải nhấn mạnh là việc quy định và áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong giai đoạn này là những kinh nghiệm quý báu cho pháp điển hóa LHS năm 1985.

1.3.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi ban hành BLHS năm 1999

BLHS năm 1985 là BLHS đầu tiên của nước ta đã được kỳ họp thứ IX – Quốc hội khóa VII thông qua ngày 27/06/1985, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986. BLHS năm 1985 thể hiện tập trung chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, quy định một cách thống nhất, tổng thể và có hệ thống trong cùng một văn bản những vấn đề về tội phạm và hình phạt.

Lần đầu tiên BLHS quy định một hệ thống hình phạt và biện pháp tư pháp hoàn chỉnh, trên cơ sở kế thừa và phát triển luật hình sự nước ta trước đây.

tiếp liên quan đến tội phạm được quy định tại Điều 33:

“ Điều 33: Tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm:

1- Tòa án có thể quyết định tịch thu, sung quỹ Nhà nước: a, Những vật, tiền bạc của người phạm tội đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm;

b, Những vật, tiền bạc thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm;

c, Những vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

d, Những vật, tiền bạc thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành.

2- Đối với những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc tài sản của người khác bị người phạm tội chiếm hoặc sử dụng trái phép thì không bị tịch thu mà trả lại cho người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.”[28].

Theo quy định của Khoản 1 Điều 33 – BLHS năm 1985 thì chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền quyết định việc tịch thu, sung quỹ nhà nước vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm, các cơ quan khác không có thẩm quyền áp dụng biện pháp này [40, tr. 293].

Vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm gồm có vật, tiền bạc của người phạm tội đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm; vật, tiền bạc thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm; vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm

hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; hoặc vật, tiền bạc thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành. Phân tích cụ thể như sau:

- Vật, tiền bạc của người phạm tội đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm: là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc tạm thời thuộc quyền sở hữu của người phạm tội do người phạm tội mượn của người khác và được người phạm tội đưa vào sử dụng làm công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm [40, tr. 291].

- Vật, tiền bạc thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì tùy thuộc vào hình thức lỗi của người chủ tài sản trong việc để cho người phạm tội sử dụng vật, tiền bạc của mình vào việc thực hiện tội phạm mà có thể được trả lại, hay bị tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ. Cụ thể:

+ Nếu người có tài sản có lỗi cố ý cho người phạm tội sử dụng tài sản của mình vào việc thực hiện tội phạm thì tài sản đó sẽ bị tịch thu. Ngoài ra, người có tài sản còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh mà người phạm tội đã phạm với vai trò đồng phạm.

+ Nếu người có tài sản có lỗi vô ý cho người phạm tội sử dụng tài sản của mình vào việc thực hiện tội phạm thì tài sản đó sẽ được trả lại cho người có tài sản [40, tr. 293].

- Vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có: là những vật, tiền bạc mà thông qua hoạt động phạm tội mới tích lũy, mua sắm, mới có được. Có nghĩa rằng, nếu không thông qua hoạt

động phạm tội thì người phạm tội không thể có được vật hay tiền bạc đó.

- Vật, tiền bạc thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành mà người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng của tội phạm, như ma túy, chất cháy nổ, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng…[21, tr. 194]. Những vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành sẽ bị tịch thu bất kể chúng thuộc sở hữu của ai.

Sau khi BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành và trong một thời gian dài gặp khó khăn trong việc áp dụng biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm do sự thiếu thống nhất trong quan điểm lý luận thì mới có công văn số 24/1999/KHXX ngày 17 tháng 03 năm 1999 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề áp dụng pháp luật hướng dẫn áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên phạm vi hướng dẫn cũng chỉ là trong một trường hợp cụ thể, đó là trường hợp người chiếm đoạt tài sản là tiền rồi dùng tiền đó mua vé xổ số và trúng thưởng.

Mục I – điểm 3 của công văn quy định như sau:

Theo điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật Hình sự thì Toà án quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước "những vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có". Trong trường hợp một người chiếm đoạt tài sản là tiền rồi dùng tiền đó mua vé xổ số và trúng thưởng thì khoản tiền trúng thưởng đó là do mua vé xổ số mà có, tức là thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật Hình sự; do đó, Toà án quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Việc quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước khoản tiền trúng thưởng này không những đúng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật Hình sự mà là hết sức cần thiết nhằm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)