Đa dạng hóa phương thức cho vay

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh Nam Hà Nội (Trang 60)

2. Phân theo thành phần kinh

3.2.2 Đa dạng hóa phương thức cho vay

với DNVVN. Điều này làm hạn chế rất nhiều hoạt động cho vay của Ngân hàng vì mỗi lần vay doanh nghiệp lại phải đưa ra những thủ tục cần thiết để thực hiện vay vốn theo quy định Ngân hàng, gây phản ứng e ngại, mất thời gian, đôi khi bỏ lỡ cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Vì thế Ngân hàng nên đa dạng hóa các phương thức cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi vay vốn.

- Cho vay luân chuyển vật tư hàng hóa: Ngân hàng cùng doanh nghiệp sẽ ký với nhau một hợp đồng tín dụng thỏa thuận về hạn mức tín dụng, cách thức giải ngân, thu lãi, phương thức thanh lý hợp đồng, tài sản đảm bảo và các điều kiện khác. Việc xác định thời hạn vay vốn, thời hạn trả nợ dựa trên kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp. Việc áp dụng cho vay luân chuyển sẽ giảm bớt thời gian, thủ tục vay vốn của doanh nghiệp. Đối với Ngân hàng cũng có thuận lợi vì hình thức này tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể thấy được phần nào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp thu nợ thích hợp. Hình thức này giúp Ngân hàng có điều kiện duy trì mối quan hệ với các DNVVN.

- Cho vay thấu chi: Ngân hàng cho doanh nghiệp vay vượt số dư trên tài khoản vãng lai của họ đến một hạn mức nhất định. Họ có thể chủ động rút tiền trên tài khoản của mình trong một hạn mức đã thỏa thuận vào bất cứ lúc nào họ có nhu cầu sử dụng vốn và cũng chủ động trả nợ vào bất cứ lúc nào có tiền. sử dụng phương thức này giúp doanh nghiệp có thể sử dụng nguốn vốn vay một cách chủ động và linh hoạt. Tuy nhiên hiện nay phương thức này mới chỉ được áp dụng với những doanh nghiệp lớn, có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng, được xếp hạng tín nhiệm cao với Ngân hàng còn các DNVVN hầu như chưa đủ điều kiện sử dụng. Vì thế, trong thời gian tới Ngân hàng nên triển khai nghiệp vụ này để tạo điều kiện cho DNVVN tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng một cách chủ động và nhanh nhất.

- Cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu: khách hàng của doanh nghiệp mua hàng nhưng chưa kịp thanh toán làm cho doanh nghiệp thiếu vốn lưu động. Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn tạm thời theo một tỷ lệ nào đó của khoản sẽ thu. Tỷ lệ nào cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng khoản nợ sau khi được Ngân hàng thẩm định.

- Góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNVVN: để mở rộng tín dụng Ngân hàng có thể ký hợp đồng liên doanh, liên kết với doanh nghiệp để cùng sản xuất kinh doanh. Phương thức này giúp Ngân hàng không chỉ mở rộng được tín dụng mà còn thâm nhập thị trường để tìm ra những mặt mạnh, yếu của khách hàng đồng thời trực tiếp giám sát, quản lý vốn vay và tạo ra thu nhập cao do trực tiếp đầu tư.

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh Nam Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w