Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh Nam Hà Nội (Trang 27 - 32)

+Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Nam Hà Nội

BIDV Nam Hà Nội là chi nhánh cấp I được nâng cấp từ chi nhánh cấp II Thanh Trì, trong quá trình tồn tại và hoạt động, chi nhánh đã trải qua các thời kỳ với những tên gọi và nhiệm vụ khác nhau:

- Chi điếm I Tương Mai – Chi hàng kiến thiết Hà Nội (từ 31/10/1963): Trong thời kỳ chiến tranh (1963-1975) Chi điếm I vừa tổ chức lực lượng chiến đấu vừa đảm bảo cung ứng vốn phục vụ các công trình thuộc quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và huyện Thanh Trì. Thời kỳ phát triển kinh tế, thống nhất đất nước (1975-1985) chi nhánh tiếp tục nhiệm vụ cung ứng vốn, phục hồi và phát triển kinh tế thủ đô. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là cấp phát vốn đầu tư xây dựng cho các công trình xây dựng trong khu vực, cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch nhà nước cho các đơn vị thuộc các ngành trên địa bàn.

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì (từ tháng 12/1986): Đây là thời kỳ Đảng và Nhà nước ta thực hiện xóa bỏ cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tháng 12/1986, chi nhánh được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Hà Nội. Chi nhánh được giao nhiệm vụ tiếp tục cấp phát vốn và cho vay đầu tư cho các công trình thuộc quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và huyện Thanh Trì.

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển huyện Thanh Trì (từ tháng 12/1991): Chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho vay theo kế hoạch nhà nước các công trình thủy lợi, xây dựng cải tạo môi trường, các công trình nông lâm nghiệp, cho vay vốn lưu động phục vụ các đơn vị thi công xây lắp. Thời kỳ 1995-2005: hệ thống BIDV chuyển từ Ngân hàng cấp phát sang Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Tháng 7/2004 chi nhánh triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng, đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo, trưởng phó các phòng ban. Cán bộ công nhân viên tăng lên 52 người, máy móc trang thiết bị hiện đại đã tạo đà cho chi nhánh phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng.

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội: Ngày 1/11/2005, chi nhánh cấp II Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thanh Trì đã được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội. Hệ thống cơ sở vật chất được nâng cấp, công nghệ mới được áp dụng cùng sự mở rộng về nhân lực nhằm giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội nói riêng và BIDV nói chung.

Đặc biệt từ ngày 01/05/2012: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội theo quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày 27/4/2012 của Hội đồng quản trị BIDV.

Ngay từ những ngày thành lập, tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh NH BIDV Nam Hà Nội đã vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của Ngân hàng, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đó là một quá trình liên tục phấn đấu giữ vững kỷ cương, thực hiện nghiêm mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của Ngân hàng. Kể từ năm 1995

đến nay, khi hệ thống BIDV chuyển từ Ngân hàng cấp phát sang Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng; Nhận thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ nặng nề mà ngành giao, Chi nhánh Thanh Trì trước đây (Chi nhánh Nam Hà Nội hiện nay) trong những năm đầu (1995 – 1996) phải hoạt động trong môi trường đầy rẫy những khó khăn: Cơ sở vật chất chỉ vẻn vẹn 3 gian nhà cấp 4 do Ngân hàng nông nghiệp Huyện Thanh Trì cho mượn tại Thị trấn Văn Điển, 1 chiếc máy tính và 14 cán bộ còn lại sau khi đã tách và chuyển đủ người sang cho cục cấp phát. Song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng BIDV Nam Hà nội và sự quyết tâm của Ban lãnh đao, sự nỗ lực cố gắng của tập thể CBCNV, Chi nhánh Thanh Trì đã từng bước đi vào ổn định tổ chức nhân sự và thực hiện các nhiệm vụ do Ngân hàng ĐT&PT Hà nội giao về các mặt huy động vốn, cho vay: Năm 1995 Nguồn vốn đạt 20.8 tỷ đồng, Tín dụng đạt 59 tỷ đồng. Tháng 10/1996, Chi nhánh chuyển lên làm việc tại khu vực xã Hoàng Liệt – Huyện Thanh Trì với một khu nhà cấp 4 nằm tại Km8 đường Giải Phóng, hoạt động của Chi nhánh được mở rộng và tiếp tục tăng trưởng về tín dụng, huy động vốn và dịch vụ. Để mở rộng mạng lưới Chi nhánh: Năm 1999 thành lập Phòng GD số 7 tại khu vực Giáp Bát, năm 2003 thành lập Phòng GD số 16 tại khu Linh Đàm. Tháng 7/2004, Chi nhánh triển khai thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng, đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo, trưởng phó các phòng ban, CBCNV tăng lên 52 người, máy móc trang thiết bị hiện đại đã tạo cho Chi nhánh phát triển mạnh mẽ các hoạt động Ngân hàng. Năm 2005 Tổng Nguốn vốn huy động đã đạt 839 tỷ đồng, Dư nợ Tín dụng là 333 tỷ đồng và doanh thu từ dịch vụ đạt 1.5 tỷ đồng. Kết quả thể hiện chính là việc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ra quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trên cơ sở nâng cấp từ Chi nhánh cấp 2 Ngân hàng ĐT&PT Thanh Trì.

Hiện nay, cơ cấu của Chi nhánh Nam Hà Nội gồm có trụ sở chính đặt tại Km8 đường Giải Phóng – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội và 05 phòng giao dịch.

+Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của BIDV Nam Hà Nội

BIDV Nam Hà Nội là chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV. Chi nhánh có trên 120 CBCNV, trong đó 70% đạt trình độ đại học và sau đại học, 20% có trình độ trung cấp và đang đào tạo đại học, còn lại là lao động giản đơn.

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Nam Hà Nội gồm: -Ban lãnh đạo: 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc -Các phòng ban:

Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tổ chức Nhân sự Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Quản lí rủi ro

Phòng Giao dịch khách hàng Doanh nghiệp Phòng Giao dịch khách hàng Cá nhân Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp Phòng Quan hệ khách hàng Cá nhân Phòng Quản trị tín dụng

Tổ Tiền tệ kho quỹ Tổ Điện toán Phòng Giao dịch số 1 Phòng Giao dịch số 2 Phòng Giao dịch số 3 Phòng Giao dịch số 4 Phòng Giao dịch số 5

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội.

+ Đặc điểm kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội

Thuận lợi:

-Do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn luôn luôn ổn định vì vậy tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tầng lớp dân cư có nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh, đầu tư nên đã tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn.

-Lãi suất cho vay hợp lý đã khuyến khích các doanh nghiệp, tầng lớp dân cư mạnh dạn vay vốn để đầu tư và sản xuất kinh doanh.

- Phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình, các thủ tục nhanh gọn, đơn giản,….ngày càng có sự thay đổi nên làm cho số lượng khách hàng ngày càng đông hơn đến với chi nhánh.

- Các quy trình nghiệp vu, cơ chế được hoàn thiện, việc điều hòa vốn rất linh động vì vậy mà ngân hàng chủ động đầu tư và cho vay.

BAN GIÁM GIÁM ĐỐC Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ Tổ Điện toán Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức Nhân sự Phòng giao dịch Phòng QHKH Doanh nghiệp Phòng QHKH Cá nhân Phòng GDKH Doanh nghiệp Phòng GDKH Cá nhân Phòng giao dịch số 2 Phòng giao dịch số 3 Phòng giao dịch số 4 Phòng giao dịch số 5 Phòng giao dịch số 1

Khó khăn:

-Cũng có nhiều người dân chưa quen với việc gửi tiền vào ngân hàng, có nhiều món vay còn nhỏ nên làm cho chi phi giao dich tăng cao.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa Chi nhánh và các ngân hàng khác trên địa bàn khiến việc lựa chọn khách hàng không kỹ lưỡng dẫn đến việc xuất hiện nợ quá hạn tồn tại nhiều qua các năm.

- Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng chậm do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, áp lực huy động vốn ngày càng gia tăng trước sức hút của các kênh đầu tư khác và lo ngại về lạm phát nên dù có tăng lãi suất nhưng ngân hàng vẫn chỉ huy động được kì hạn ngắn ngày.

-Cho đến nay ngân hàng vẫn chưa triển khai rộng chương trình đào tạo và đào tạo lại bài bản dành cho các nhân viên làm việc hơn 1 năm để trau dồi thêm nghiệp vụ.

-Thời gian vừa qua, nền kinh tế có thay đổi, bất động sản đứng im làm cho nhiều doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng phá sản cũng đã làm ảnh hưởng tới ngân hàng.

-Hệ thống luật còn thiếu, chưa đồng bộ và trình độn dân trí còn quá thấp. -Gần đây giá xăng dầu tăng, giá tiền điện và tiền nước cũng tăng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh Nam Hà Nội (Trang 27 - 32)