Thực trạng rủi ro trong cho vay DNVVN tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh Nam Hà Nội (Trang 42)

2. Phân theo thành phần kinh

2.2.2Thực trạng rủi ro trong cho vay DNVVN tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nộ

nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội

2.2. 1 Quy trình cho vay

Về mặt hồ sơ, thủ tục vay của Chi nhánh đã được cải tiến vừa đơn giản vừa đảm bảo tính hợp pháp, đồng thời thủ tục gọn nhẹ, dễ hiểu, tránh gây phiền hà cho người vay. Quy trình cho vay tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kết thúc khi kế toán tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng.

Quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp quá trình cho vay hiệu quả hơn và giảm bớt được thời gian cũng như chi phí. Việc thực hiện tốt các nội dung, quy định trong từng bước cùng với việc phân tích tín dụng hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro.

Quy trình cho vay được thể hiện qua những bước sau: +Bước 1: Khách hàng lập hồ sơ vay vốn

+Bước 2: Thẩm định và tái thẩm định. +Bước 3: Ngân hàng quyết định cho vay +Bước 4: Giải ngân

+Bước 5: Giám sát và thanh lý món vay.

Khách hàng đến ngân hàng xin vay vốn không chỉ là DNVVN mà còn nhiều chủ thể khác như dân cư, các tổ chức kinh tế. Đối với khách hàng không phải là doanh nghiệp ví dụ như dân cư thì quy trình vay vốn sẽ không phức tạp như DNVVN, thời gian thẩm định có thể sẽ nhanh hơn vì dân cư vay vốn mục đích sử dụng có quy mô nhỏ nhưng đối với DNVVN ngân hàng cần phải thẩm định kỹ lưỡng, phải đảm bảo tài sản có giá trị lớn vì đa phần các DNVVN vay vốn với số lượng lớn.

2.2.2 Thực trạng rủi ro trong cho vay DNVVN tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội Hà Nội

Rủi ro trong cho vay DNVVN là vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng, thực tế hầu hết các ngân hàng đều áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro nhưng do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro vẫn phát sinh và gây ra những thiệt hại cho ngân hàng. Có thể xem xét thực trạng rủi ro trong cho vay DNVVN của chi nhánh BIDV Nam Hà Nội qua các vấn đề: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, tình hình rủi ro mất vốn và khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DNVVN năm 2011 – 2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ cho vay 20.524.639 24.379.993 27.343.974 Dư nợ của DN lớn 7.737.789 8.874.317 8.531.320

Tỷ trọng (%) 37,7% 36,4% 31,2%

Dư nợ của DNVVN 5.972.670 7.289.618 8.312.568

Tỷ trọng (%) 29,1% 29,9% 30,4%

Dư nợ cho vay cá nhân 6.814.180 8.216.058 10.500.086

Tỷ trọng (%) 33,2% 33,7% 38,4%

( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp chí nhánh BIDV Nam Hà Nội)

Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay của DNVVN chiếm tỷ trong trên tổng dư nợ cho vay sau DN lớn. Dư nợ cho vay DNVVN tăng lên qua các năm, năm sau tăng hơn so với năm trước. Với tình hình kinh tế thời điểm này, nhiều DNVVN phá sản do việc đầu tư bất động sản bị thất bại, do công ty làm ăn bị thua lỗ, nên dư nợ cho vay tăng, năm 2011 dư nợ cho vay DNVVN là 5.972.670triệu đồng, chiếm 29,1% tổng dư nợ cho vay, sau đó 2 năm, năm 2013 dư nợ cho vay DNVVN là 7.289.618 triệu đồng, chiếm 30,4% tổng dư nợ cho vay.

2.2.2.1 Trước khi cho vay

như đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo hạn chế rủi ro cho vay đến mức thấp nhất, Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện, cải tiến quy trình cho vay để công tác thẩm định ngày một chất lượng hơn, hiệu quả hơn, thể hiện ở các mặt sau:

+Khả năng thu thập thông tin về khách hàng được cải thiện. Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp đã dần xây dựng và hoàn chỉnh website, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, qua đó ngân hàng có thể tham khảo, thu thập phục vụ công tác thẩm định.

+Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn được xây dựng khá chi tiết, tỉ mỉ để hướng dẫn cán bộ nắm bắt được các nội dung cần thẩm định khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

Những năm gần đây, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn của Chi nhánh có chất lượng hơn, góp phần hạn chế rủi ro cho vay, giúp Chi nhánh tránh được các tổn thất về vốn.

2.2.2.2 Trong khi cho vay

Qua việc kiểm tra, giám sát trong khi cho vay, Chi nhánh đã phát hiện được một số doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích nhưng Chi nhánh đã nhanh chóng xử lý kịp thời để không gây tổn thất cho ngân hàng. Lãi suất cho vay hợp lý đã giúp doanh nghiệp không phải chịu lãi cao, phương án sản xuất kinh doanh thuận lợi.

2.2.2.3 Sau khi cho vay

Thực trạng nợ quá hạn đối với DNVVN tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ quá hạn đối với DNVVN tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội không ngừng tăng lên qua các năm, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên. Nợ quá hạn là rủi ro thường gặp, hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ nợ quá hạn với các nguyên nhân khác nhau.

Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn cho vay DNVVN tại Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội

(Đơn vị : Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ cho vay 20.524.639 24.379.993 27.343.974 Tổng dư nợ cho vay DNVVN 5.972.670 7.289.618 8.312.568

Nợ quá hạn 599,319 514,418 661,724

Nợ quá hạn cho vay DNVVN 154.279 139.180 168.359

Tỷ lệ nợ quá hạn 2,92% 2,11% 2,42%

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN 2.58% 1,91% 2,03%

( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp – Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN biến động qua các năm, năm 2012 tỷ lệ NQH cho vay DNVVN thấp hơn năm 2011 nhưng sang năm 2013 thì tỷ lệ NQH cho vay DNVVN lại tăng so với năm 2012. Trong năm 2011, tỷ lệ NQH cho vay DNVVN của Chi nhánh là 2,58% tương đương 154.279 triệu đồng. Đến năm 2012, tỷ lệ này là 1,91% tương đương 139.180 triệu đồng. Năm 2013, tỷ lệ này tăng lên 2,03% tương đương 168.359 triệu đồng. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN chiếm một tỷ lệ tương đối so với tỷ lệ nợ quá hạn toàn Chi nhánh. Và dù tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN của Chi nhánh là khá thấp và không đáng báo động nhưng Chi nhánh cũng cần phải chú trọng hơn trong công tác thẩm định, kiểm tra giám sát hoạt động cho vay nhằm giảm hơn nuwac tỷ lệ NQH, góp phần hạn chế rủi ro cho vay.

+ Nợ quá hạn đối với DNVVN theo nguyên nhân quá hạn.

Do nguyên nhân chủ quan như chính sách cho vay chưa hợp lý, công tác tổ chức của ngân hàng chưa được khoa học, chất lượng cán bộ nhân viên ngân hàng chưa thực sự tốt, …

Do nguyên nhân khách quan: ngân hàng phải chịu tác động của môi trường như mội trường kinh tế, môi trường pháp lý,…hoạt động cho vay của ngân hàng lại không bó hẹp trong bất kì ngành nghề nào vì vậy việc hạn chế rủi ro chịu tác động rất nhiều bởi yếu tố khách quan. Về phía khách hàng, do

trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp khong cao nên đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, đây là nguồn trả nợ đầu tiên cho ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Bảng 2.9: Tình hình dư nợ quá hạn đối với DNVVN tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội

( Đơn vị : Triệu đồng)

NGUYÊN NHÂN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng số nợ quá hạn 154.279 100 139.180 100 168.359 100 -15.099 29.174 1. Do chủ quan 5.170 3,35 4.440 3,19 4.832 2,87 -730 392 2. Do khách quan 149.109 96,65 134.740 96,81 163.527 97,13 -14.369 28.787

(Nguồn: Báo cáo hoạt đông tín dụng năm 2011 – 2013)

Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu cho ta thấy nợ quá hạn theo nguyên nhân quá hạn có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân quá hạn do hai nguyên nhân là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nguyên nhân khách quan. Nợ quá hạn theo nguyên nhân quá hạn năm 2012 giảm so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 thì nợ quá hạn lại tăng hơn so với năm 2012. Năm 2012 dư nợ quá hạn giảm so với năm 2011 là do Chi nhánh đã áp dụng chính sách cho vay hợp lý, nhân viên có ý thức, đạo đức tốt. Năm 2013 tổng nợ quá hạn đạt 168.359 triệu đồng, tăng 29.174 triệu đồng so với năm 2012.

Xét theo nguyên nhân thì nợ quá hạn tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội là do nguyên nhân khách quan là chủ yếu. Có thể xem xét rõ hơn qua biểu đồ sau:

(Đơn vị: triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nhận xét:

Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan chiếm 96,65% tổng số nợ quá hạn. Do một số nguyên nhân như suy thoái kinh tế, do kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng dần qua các năm. Ngoài những nguyên nhân khách quan do nền kinh tế thì một nguyên nhân quan trọng là từ sự chủ quan của doanh nghiệp vay vốn đã không tính toán cẩn thận dẫn đến dự án không có hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích, không chịu trả nợ dúng hạn hay còn trốn nợ. Ngoài ra còn do một số cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm chưa nắm vững địa bàn mình quản lý, thiếu kiểm tra giám sát sau khi giải ngân cũng là nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn.

+ Nợ quá hạn đối với DNVVN theo thời gian quá hạn

Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn và khả năng thu hồi nợ có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro, thời gian quá hạn càng lâu thì khả năng thu hồi nợ càng khó và khi đó rủi ro sẽ càng cao. Xem xét tình hình nợ quá hạn theo thời gian quá hạn có thể giúp ta biết được các mức thiệt hại do nợ quá hạn gây ra đối với ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10: Nợ quá hạn đối với DNVVN theo thời gian quá hạn tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội

(Đơn vị: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) NQH dưới 90 ngày 48.135 31,20 60.028 43,13 77.799 46,21 11.893 17.771 NQH từ 90 đến 180 ngày 60.863 39,45 41.016 29,47 42.309 25,13 -19.847 1.293 NQH từ 180 đến 360 ngày 33.170 21,50 24.802 17,82 33.394 19,84 -8.368 8.592 NQH trên 360 ngày 12.111 7,85 13.333 9,58 14.858 8,83 1.222 1.525 Tổng số nợ quá hạn 154.279 100 139.180 100 168.359 100 -15.099 29.179

(Nguồn:Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội, báo cáo hoạt động tín dụng năm 2011 – 2013)

Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy NQH dưới 90 ngày chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nợ quá hạn. Năm 2011, NQH dưới 90 ngày thấp hơn so với năm 2012( 60.028 triệu đồng), năm 2013( 77.799 triệu đồng). Tỷ trọng nợ quá hạn tăng lên qua các năm chứng tỏ rằng chất lượng các khoản NQH được cải thiện vì vậy mức độ rủi ro cho ngân hàng đã giảm. Khách hàng có NQH dưới 90 ngày đa phần là các doanh nghiệp sản xuất vì có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn và có thể chậm thanh toán do hàng tồn kho nhiều, hàng không bán được còn bị ứ đọng.

Nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nợ quá hạn. Nhưng trong 3 năm qua, NQH trên 360 ngày có xu hướng tăng nhẹ,năm 2012 NQH trên 360 ngày tăng 1.222 triệu đồng so với năm 2011, sang anwm 2013 NQH trên 360 ngày tăng 1.525 triệu đồng so với năm 2012. Đây được coi là những khoản nợ xấu, khả năng thu hồi được là rất thấp hoặc có khả năng mất vốn. Những khoản nợ này phát sinh do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, biến động mạnh của nền kinh tế,…đã gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm cho họ mất khả năng thanh toán hoặc nếu có thanh toán thi phải mất thời gian rất lâu. Vì vậy, Chi nhánh sẽ cố gắng

giảm tỷ trọng nợ quá hạn trên 360 ngày xuống mức thấp nhất. Có thể xem xét rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ quá hạn đối với DNVVN theo thời gian quá hạn

(Đơn vị: Triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

+ Nợ quá hạn đối với DNVVN theo loại hình cho vay và theo ngành kinh tế

Bảng 2.11: Nợ quá hạn đối với DNVVN theo loại hình cho vay và theo ngành kinh tế

(Đơn vị: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ lệ NQH (%) Số tiền Tỷ lệ NQH (%) Số tiền Tỷ lệ NQH (%) Tổng dư nợ 5.972.670 7.289.618 8.312.568 1.316.948 1.022.950 1. Nợ quá hạn theo loại cho vay

154.279 2,58 139.180 1,91 168.359 2,03 -15.099 29.179

Ngắn hạn 40.657 0,68 42.912 0,59 55.862 0,67 2.255 12.950 Trung dài hạn 113.622 1,90 96.268 1,32 112.497 1,35 -17.354 16.229

theo ngành

Công nghiệp 72.242 1,21 64.841 0,89 83.285 1,00 -7.401 18.444 Thương mại

dịch vụ 54.557 0,91 47.687 0,65 61.729 0,74 -6.870 14.042

Khác 27.480 0,46 26.652 0,37 23.345 0,28 -828 -3.307

(Nguồn:Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội, báo cáo hoạt động tín dụng )

Nhận xét:

Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tỷ lệ NQH ngắn hạn. Năm 2012, tỷ lệ NQH thấp hơn so với năm 2011 điều này cho thấy Chi nhánh đã có những giải pháp hữu hiệu để xử lý nợ quá hạn. Sang năm 2013, tỷ lệ NQH lại tăng nhẹ so với năm 2012 như vậy là do một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tập trung chủ yếu vào hai ngành kinh tế chính là công nghiệp và thương mại dịch vụ. Chính vì vậy làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của hai ngành kinh tế chính này cao hơn hẳn tỷ lệ nợ quá hạn của ngành kinh tế khác.

Hai biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ tỷ lệ nợ quá hạn theo loại cho vay và theo ngành nghề kinh tế:

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn (2011-2013)

(Đơn vị: Triệu đồng)

Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn cho vay DNVVN phân tích theo cơ cấu ngành kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đơn vị: Triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tình hình nợ xấu cho vay DNVVN tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội

Tình hình nợ xấu của Chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.12: Nợ xấu trong hoạt động cho vay DNVVN tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội

(Đơn vị: Triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) Nợ xấu 63.475 61.728 76.779 -1.747 -2,75 15.051 24,38 Dư nợ 5.972.670 7.289.61 8 8.312.56 8 1.316.948 22,05 1.022.95 0 14,03 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,06 0,85 0,92

(Nguồn :Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội, báo cáo hoạt động tín dụng 2011 – 2013)

Nhận xét:

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh trong 3 năm qua có xu hướng giảm dần cả về số tương đối và số tuyệt đối.Về số tuyệt đối, nợ xấu cũng giảm qua các năm, năm 2011 nợ xấu đạt 63.475 triệu đồng, năm 2012 nợ xấu giảm 1.747 triệu đồng so với năm 2011, sang năm 2013 nợ xấu tăng 1.022.950 triệu đồng so với năm 2012. Về số tương đối, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 1,06%, sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,85%, đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên 0,92% trên tổng dư nợ. Nợ xấu có xu hướng tăng là do tốc độ tăng của nợ xấu lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn… đã làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh dảm bảo phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước, điều này chứng tỏ rằng các biện pháp thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu luận văn báo cáo: Hạn chế rủi ro trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi Nhánh Nam Hà Nội (Trang 42)